Bài viết tổng hợp các vấn đề về Kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp như các trường hợp, mức đóng, chế tài khi vi phạm để có cơ sở áp dụng.
1/ Đối tượng bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở
Việc thành lập công đoàn trên cơ sở tự nguyện và công ty không bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, kể cả chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì vẫn phải đóng Kinh phí công đoàn
- Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Chú ý: Khi DN bạn tham gia BHXH cho nhân viên thì phải lên Liên đoàn lao động quận, huyện để đóng Kinh phí công đoàn. (Đây là bắt buộc, không nộp sẽ bị truy thu và phạt)
Nghị định 191/2013/NĐ-CP – Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
“Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
…4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã…“
- Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định:
“2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”
2/ Về việc trừ các khoản đóng góp Công đoàn khi tính thuế TNCN
Biên soạn: Phan Thị Thùy Dung – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass