Do ít sử dụng, việc áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thường gây ra khó khăn. Do đó, chúng tôi ví dụ về cách xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trị giá vốn thực tế của hàng xuất
bán trong kỳ |
= | Trị giá vốn thực tế của TP- HH tồn kho đầu kỳ | + | Trị giá vốn thực tế của TP- HH gửi bán chưa xác định tiêu thu đầu kỳ | + | Trị giá vốn thực tế của TP- HH nhập kho trong kỳ | – | Trị giá vốn thực tế của TP- HH tồn kho cuối kỳ | – | Trị giá vốn thực tế của TP- HH chưa được xác định tiêu thụ cuối kỳ |
Ghi sổ như sau
a) Kết chuyển giá vốn hàng hóa được tiêu thụ trong kì, giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 611 – Mua hàng (DNTM)
Có TK 631 –Giá thành sản xuất (DNSX)
b) Kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả
Nợ TK 911 – Xác định KQKD
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Ví dụ: Tại doanh nghiệp sản xuất chuyên sản xuất một loại sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính trị giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trong tháng 9/N có tài liệu sau: (đơn vị 1000đ).
- Số dư ngày 1/9/N của TK 155 (SP A) là 800.000
- Tổng hợp SPA nhập kho trong tháng 9/N, số lượng: 1000 sản phẩm, tổng giá giá thành sản xuất thực tế là 2.700.000.
- Theo kết quả kiểm kê
Chỉ tiêu | Ngày 1/9/N | Ngày 30/9/N |
SP A tồn kho | 400 | 300 |
SP A gửi bán | – | 50 |
Yêu cầu: Tính toán xác định giá vốn hàng bán và định khoản kế toán tháng 9/N.
Giải:
Z sxtt đơn vị bình quân của SP A | = | 800.000 | + | 2.700.000 | = | 2.500 | ||||||||||||
400 | + | 1.000 | ||||||||||||||||
Z sxtt của SP A tồn kho cuối kì |
= | 300 | x | 2.500 | = | 750.000 | ||||||||||||
Z sxtt của SP A gửi bán chưa thanh toán cuối kì | = | 50 | x | 2.500 | = | 125.000 | ||||||||||||
Z sxtt của của SP A đã xác định tiêu thụ trong kì | = | 800.000 | + | 2.700.000 | – | 750.000 | – 125.000 | = 2.625.000 | ||||||||||
Định khoản kế toán
1) Đầu tháng kết chuyển trị giá vốn của TP tồn kho đầu kì
Nợ TK 632: 800.000
Có TK 155: 800.000
2) Phản ánh giá thành sản xuất thực tế thành phẩm sản xuất hoàn thành:
Nợ TK 632: 2.700.000
Có TK 631: 2.700.000
3) Cuối tháng, kết chuyển giá thành sản xuất thực tế của SP A tồn kho cuối tháng: Nợ TK 155: 750.000
Có TK 632: 750.000
4) Cuối tháng, kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán chưa được tiêu thụ: Nợ TK 157: 125.000
Có TK 632: 125.000
5) Cuối tháng, kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả:
Nợ TK 911: 2.625.000
Có TK 632: 2.625.000
Cơ sở pháp lý:
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam: VAS 02 – Hàng tồn kho, VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 16 – Chi phí đi vay, VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Thông tư 200/TT-BTC ngày 22/12/2014
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass