Cách xác định lãi vay do góp thiếu vốn điều lệ còn thiếu (Có ví dụ bài tập)

6729

Chi phí lãi vay do góp thiếu vốn điều lệ là một vấn đề gặp ở rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi số vốn đăng ký “ảo” so với số vốn thực góp. Vậy nguyên tắc ứng xử như thế nào?

1/ Cách xác định lãi vay do góp thiếu vốn điều lệ 

Giai đoạn Từ năm 2015 đến nay Trước năm 2015
Cơ sở pháp lý Thông tư 96/2015/TT-BTC Thông tư 123/2012/TT-BTC, thông tư 78/2014/TT-BTC

Công văn 2826/TCT-CS

Trích dẫn Điều 2.19; 2.17 Điều 2.17; 2.18
Ví dụ
  • Chi phí lãi vay từ khoản vay có kì hạn 01 năm (Từ 1/1 đến 31/12) với  Gốc vay 5 tỷ đồng, lãi suất 5%/năm
  • Công ty đã thực góp vốn 10 tỷ nhưng theo tiến độ, số vốn theo điều lệ phải góp là 20 tỷ

Như vậy, 

  • > Số vốn điều lệ còn thiếu : 20 – 10 = 10 tỷ đồng > số gốc vốn vay 5 tỷ đồng
  • > Do đó, toàn bộ chi phí lãi vay không được tính vào chi phí được trừ, số tiền: 5000 x 5% = 250
Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.

Thời gian 2/1 – 31/3 1/4 – 31/12 Cộng
Vốn cam kết 10 10
Vốn thực góp 6 8 (Góp thêm 2 tỷ vào 1/4/2013)
Lãi vay 0,6 0,4 1

Chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ

  • > Giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 0,6 x 40% = 0,24
  • > Giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 0,4 x 20% = 0,08
  • > Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 0,32 

Chi phí lãi vay trích trước có được trừ?

Xác định lãi vay được trừ khi có vốn hóa vào giá trị tài sản, công trình

Do quan điểm của vấn đề này chưa rõ ràng và phụ thuộc quan điểm từng địa phương, như về nguyên tắc thì

  • Việc áp dụng quy định vốn hóa lãi vay để ghi nhận trên báo cáo tài chính, sổ sách kế toán áp dụng theo Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành
  • Việc loại trừ chi phí lãi vay cho mục đích thuế thì giai đoạn vốn hóa vẫn áp dụng: Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư và nếu phần lãi vay đã ghi nhận vào giá trị tài sản do góp thiếu vốn điều lệ thì không được trừ khi tài sản được khấu hao. Tham khảo công văn 2571 dưới đây

Chi phí lãi vay giao dịch liên kết – Interest expense from related parties

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Chuẩn mực số 16 (Chi phí đi vay), Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định ghi nhận chi phí đi vay:

“… Chi phí đi vayphải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định tại đoạn 07.

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy…”

Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế TNDN theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015; tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, nêu:

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này)

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page