1. Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, trước khi thực hiện việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty con, kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh đối với giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
- a) Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty mẹ không có ảnh hưởng đáng kể với công ty con và khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc: Khi đạt được quyền kiểm soát đối với công ty con, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát công ty con. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- b) Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ và đã được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phần vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
2. Sau khi điều chỉnh giá phí khoản đầu tư, công ty mẹ thực hiện loại trừ khoản đầu tư vào công ty con theo nguyên tắc chung quy định tại khoản 1 Mục A, Phần II – Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua này.
Ví dụ 8: Xác định lợi thế thương mại trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua một lần mua
Ngày 01/01/20X0, Công ty mẹ mua 60% cổ phần của Công ty con với trị giá là 200 tỉ đồng. Cùng ngày này, Tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý là 250 tỉ đồng (Bao gồm vốn cổ phần là 100 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 150 tỉ đồng). Lợi thế thương mại được xác định như sau (Đơn vị tính: Tỉ đồng):
Giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ | 200 | |
Phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con 250 x 60% | 150 | |
Lợi thế thương mại | 50 |
Ví dụ 9: Xác định lợi thế thương mại và giá phí hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn
Công ty mẹ mua một công ty con như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời điểm | Số lượng
cổ phiếu mua |
Giá phí | Số dư LNSTCPP |
1/1/20X1 | 1.000.000 | 15.000 | 20.000 |
1/1/20X2 | 1.500.000 | 40.000 | 30.000 |
1/1/20X3 | 3.000.000 | 75.000 | 50.000 |
Cộng | 5.500.000 | 130.000 | 100.000 |
Biết rằng công ty con có tổng cộng 10.000.000 cổ phiếu. Tại ngày 1/1/20×3, giá trị thị trường của cổ phiếu công ty con là 25.000đ/cp. Việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại được thực hiện như sau:
Mẹ 55% | ||
Giá phí khoản đầu tư tại ngày mua (mua thêm 30%) | 75.000 | |
Giá phí khoản đầu tư của 2 lần mua trước tính theo giá trị hợp lý tại lần mua đạt được quyền kiểm soát (10%+15%)x25.000/cp |
|
62.500 |
Tổng giá phí đầu tư vào công ty con | (a) | 137.500 |
Giá trị hợp lý tài sản thuần công ty con tại ngày mua | 150.000 | |
Phần sở hữu của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con (150.000×55%) | (b) | 82.500 |
Lợi thế thương mại | (a) – (b) | 55.000 |
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040