Cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nghề kế toán và kiểm toán đã phát triển mạnh trong những năm qua tiếp tục có sự hội nhập quốc tế và khu vực. Vậy quy trình Đăng ký Kế toán viên chuyên nghiệp ASEAN CPA như thế nào?
– Năm 2011, ASEAN đã chính thức ký Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau trong việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán…, theo đó, các nước ASEAN có thể thừa nhận về trình độ học vấn, kinh nghiệm và giấy phép hoặc chứng chỉ được cấp bởi các nước ASEAN khác
– Năm 2014, Nghị quyết số 62/NQ-CP của Chính Phủ quyết nghị đồng ý nội dung Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN (MRA)
– Năm 2021, Bộ Tài chính thức ban hành Quyết định 1529/QĐ-BTC về Quy chế đánh giá đối với kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ASEAN CPA)
Cơ quan quản lý, giám sát ở Việt Nam
Bộ Tài chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và ban hành quyết định thành lập Ủy ban giám sát của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận. Chức năng chính của Ủy ban giám sát là đệ trình các hồ sơ đăng ký ASEAN CPA, giám sát quá trình tuân thủ hoạt động hành nghề, cập nhật kiến thức (CPD) của ASEAN CPA.
Điện thoại: + 84 024 22202828/ Fax: + 84 024 22208020
Website: http://www.mof.gov.vn |
Điều kiện và hồ sơ đăng ký ASEAN CPA
Cá nhân đáp ứng tất cả điều kiện sau có thể đăng ký với Ủy ban giám sát của Việt Nam để nhận danh hiệu ASEAN CPA sau khi được thông báo bằng văn bản về kết quả chấp thuận của Ủy ban điều phối kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN.
STT |
Điều kiện đăng ký và duy trì |
Hồ sơ |
1 | Có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc chứng chỉ kế toán viên Việt Nam | Bản sao chứng chỉ |
2 | Có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất ba (3) năm trong giai đoạn năm (5) năm liên tục kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học tới thời điểm nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA | Giấy xác nhận thời gian công tác (Phụ lục 4/ASEAN CPA) |
3 | Tuân thủ và đảm bảo chương trình cập nhật kiến thức (CPD) | Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức |
4 | Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán | |
5 | Nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA | Phụ lục 3/ASEAN CPA
Kèm 2 ảnh màu cỡ 3x4cm |
(Update: Bộ Tài chính ban hành Thông báo 786/TB-BTC về việc nhận hồ sơ đăng ký)
Quy trình xem xét hồ sơ đăng ký của các ứng viên trình Ủy ban điều phối kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN công nhận là ASEAN CPA (Phụ lục 2)
Kế toán viên chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA)
ASEAN CPA có nguyện vọng cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tại một quốc gia thành viên ASEAN khác phải đăng ký với Cơ quan nhà nước của nước đó để trở thành RFPA và chỉ thực hiện các công việc đã đăng ký. Để được hành nghề tại Việt Nam, RFPA cần đăng ký với Bộ Tài chính làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán và không được ký báo cáo kiểm toán, báo cáo về dịch vụ liên quan, trừ khi đã được cấp Giấy phép hành nghề bởi Bộ Tài chính Việt Nam
ASEAN CPA chịu trách nhiệm cá nhân đối với các hoạt động trong quá trình hành nghề và chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm, để duy trì chức danh ASEAN CPA thì mỗi ASEAN CPA phải đảm bảo quy định hiện hành về giờ cập nhật kiến thức tương tự tại Việt Nam và nộp báo cáo duy trì chức danh ASEAN CPA cho Bộ Tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7/ASEAN CPA.
Ủy ban Giám sát có thể lựa chọn các ASEAN CPA để kiểm tra việc về cập nhật kiến thức và đáp ứng các điều kiện của ASEAN CPA.
Tham khảo trích dẫn Luật
Quyết định số 1529/QĐ-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2021
Tham khảo thêm về chứng chỉ kế toán viên của Việt Nam
BỘ TÀI LIỆU ÔN THI CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VIÊN NĂM 2020
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass