Chi phí du lịch được trừ và có tính thuế TNCN?

15114

Chi phí du lịch được trừ là một trong những vấn đề thường hay gặp với công ty phát sinh chi phí du lịch cho người lao động, chúng ta cần lưu ý một số điểm như dưới đây

1/ Về thuế TNDN – Được tính vào chi phí được trừ?

Chi phí đi du lịch của công ty được trừ khi tính thuế TNDN nếu tổng chi phí không qua 1 tháng lương binh quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp từ kỳ tính thuế năm 2014 (Trước đó chi phí này thường bị xem là không liên quan sản xuất kinh doanh nên không được trừ).

Chứng từ cần có để đưa chi phí du lịch vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN:

  • 1. Doanh nghiệp có quy định cụ thể về điều kiện và mức hưởng với chi phí du lịch
  • 2. Quyết định của giám đốc về việc đi nghỉ mát
  • 3. Hóa đơn các dịch vụ sử dụng trong thời gian du lịch, hợp đồng kinh tế
  • 4. Chứng từ thanh tooán không dùng tiền mặt nếu giá trị hóa đơn từ 20 triệu trở lên
Từ năm 2014, theo nghị định 91/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư 151/2014/TT-BTC, theo khoản 4, Điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC về chi phí được trừ: ‘’Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; …. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Việc xác định quỹ lương thực hiện căn cứ theo khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014:

“Quỹ tiền lương thực hện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế”

Theo hướng dẫn tại công văn số158/TCT-CS ngày 12 tháng 01 năm 2017, công văn khẳng định lại các khoản chi phúc lợi được trừ theo đúng tinh thần của Nghị định 91/2014

Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Ngoài ra, có rất nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan thuế địa phương về việc tính khoản chi phí đi du  lịch vào chi phí được trừ. Ví dụ, công văn số 1428/CT-TTHT của cục thuế tỉnh Bình Dương

2/ Về thuế GTGT

Chi phí du lịch được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần được chấp nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT

” Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ”

Tại công văn số 4005/TCT-CS ngày 29 tháng 9 năm 2015, chi phúc lợi nói chung được khấu trừ thuế GTGT

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng vi khoản tin được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

3/ Về thuế TNCN

Hiện nay thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về tính chi phí du lịch vào thu nhập chịu thu. Tuy nhiên thông thường, nếu các chứng từ liên quan có danh sách và xác định được cá nhân nào được hưởng lợi ích là đi du lịch thì khoản này có cơ sở để tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.  Theo hướng thận trọng, doanh nghiệp có thể tính khoản lợi ích từ chi phí du lịch vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Tuy nhiên, để có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp, doanh nghiệp cần gửi văn bản hỏi tới cơ quan thuế trực tiếp cho tình huống tại đơn vị mình do một số công văn cho phép không tính khoản này vào thu nhập của từng cá nhân.

Theo khoản 2, Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản tính vào TNCT:
đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.”

Công văn 1650/TCT-DNNCN ngày 24 tháng 4 năm 2019

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và thực tế VP Đại diện DECKERS OUTDOOR có ký hợp đồng dịch vụ du lịch với Saigon tourist tại Hải Phòng thì:

– Trường hợp, khoản chi nghỉ mát do VP Đại diện chi cho người lao động từ quỹ phúc lợi mà khoản chi ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản tiền này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp, khoản chi chung cho tập thể người lao động không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

– Trường hợp cá nhân (người lao động) thuộc Văn phòng đại diện thực tế nhận được khoản nghỉ mát chi từ VP Đại diện nêu trên thì khoản thu nhập này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Về khoản phí du lịch cho thân nhân của người lao động, nhìn chung khoản này không được khấu trừ thuế GTGT, không được tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

https://gonnapass.com/chi-phi-cho-gia-dinh-nhan-nguoi-lao-dong/

Tham khảo video

Biên soạn: Hoàng Thị Lê Na – Tư vấn viên –  Manabox Việt Nam 

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page