Ứng xử về thuế GTGT và thuế TNDN với chi phí hàng lỗi, hỏng: Có được khấu trừ thuế GTGT? Có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Thảo luận Topic tại https://www.facebook.com/share/p/15i6K9qFnz/ |
Tình huống
Công ty mua hàng từ tháng 3/20X2 (Năm tài chính kết thúc 30/9/20X2), kỳ hiện tại là tháng 1/20X3 phát hiện hàng bị hư hỏng, phải tiêu hủy và đã được Bảo hiểm bồi thường thì tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào thế nào? Có được tính vào chi phí được trừ?
Về thuế
Công ty tham khảo hướng dẫn tại công văn số 4403/BTC-CST ngày 06/4/2015 (Download tại 4403_15_Thue GTGT ton that da duoc bao hiem boi thuong
> Nếu không được bảo hiểm bồi thường: Được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT của phần tổn thất
> Nếu được bảo hiểm bồi thường:
Các trường hợp | Nếu hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường
không bao gồm thuế GTGT |
Hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường
bao gồm thuế GTGT |
Doanh nghiệp nhận tiền bồi thường |
+ Lập chứng từ thu tiền + Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất |
+ Xuất hóa đơn GTGT, ghi rõ các chỉ tiêu: giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT, số tiền thuế GTGT được bồi thường + Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất + Kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường |
Công ty bảo hiểm | Lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm. | Khấu trừ, tính vào chi phí theo hóa đơn do bên nhận bồi thường xuất |
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho doanh nghiệp bị tổn thất sửa chữa tài sản
+ Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi tiền bồi thường cho doanh nghiệp bị tổn thất theo hóa đơn (mang tên doanh nghiệp bị tổn thất) sửa chữa tài sản và hợp đồng bảo hiểm
+ Doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT của doanh nghiệp bị tổn thất (Nếu số tiền bồi thường bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Bên bảo hiểm phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt)
Tổng hợp: 02 trường hợp như sau
Trường hợp được khấu trừ thuế và được tính vào chi phí được trừ
So sánh các trường hợp | Trích điều kiện khấu trừ thuế GTGT | Trích điều kiện tính vào chi phí được trừ |
Trích dẫn | Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
+ Thiên tai + Hỏa hoạn + Trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường Hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng tiêu hủy |
Chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất không được bồi thường
+ Thiên tai + Dịch bệnh + Hỏa hoạn + Trường hợp bất khả kháng khác Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
Cũng lưu ý rằng, với thuế GTGT, Bộ Tài chính có công văn số 4403/BTC-CST ngày 06/4/2015 về việc xử lý thuế GTGT của tài sản, hàng hóa bị tổn thất, quy định:
“..thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất từ ngày 01/03/2012 được xử lý như sau:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào này;
Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất…
b) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT (trên hóa đơn ghi rõ giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT và số tiền thuế GTGT được bồi thường), kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất này…”
Trường hợp không được khấu trừ thuế
Ngoài các trường hợp trên thì tất cả các trường hợp còn lại thường bị yêu cầu
+ Loại trừ thuế GTGT đã khấu trừ và
+ Loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Ví dụ: Hàng hỏng do vận chuyển, do dừng sản xuất mẫu mã, do thay đổi kế hoạch… (Thường là các nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp)
Trích công văn 796/TCT-CS năm 2023
“…về nguyên tắc, trường hợp Công ty …có hàng hóa bị lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất không tái chế lại được và phải thực hiện tiêu hủy không thuộc các trường hợp được quy định của pháp luật thuế TNDN thì giá trị hàng hóa bị tiêu hủy không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp…”
Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, có thể thấy về mặt hình thức văn bản, so với thuế GTGT, thuế TNDN chỉ cho phép trừ chi phí tổn thất do bất khả kháng. Ví dụ trích công văn 43627 /CT-HTr năm 2015 của Cục thuế TP Hà Nội với trường hợp hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả như sau:
– Về thuế TNDN: Trường hợp Công ty của Độc giả nhập khẩu hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển (tổn thất không phải do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác) thì khoản chi phí hàng hỏng không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. – Về thuế GTGT: Đề nghị độc giả trên cơ sở tình hình thực tế tại đơn vị, thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Công văn số 4403/BTC-CST nêu trên. |
Trích công văn 1633/TCT-CS năm 2023
Theo đó, về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa Công ty mang đi tiêu hủy, trường hợp xác định việc tiêu hủy hàng hóa, linh kiện bị lỗi thuộc trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì được khấu trừ thuế. Công ty phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.
Theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN thì: Về nguyên tắc doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khoản chi đáp ứng các điều kiện về khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ.
Theo công văn của Công ty có nêu: Công ty đã hạch toán đối với nghiệp vụ nhận hàng hỏng và đổi trả hàng mới như sau:
- (1) Công ty hạch toán giảm tài khoản chi phí và tăng kho hàng hóa khi nhận hàng hỏng được bảo hành về
- (2) Khi xuất kho để tiêu hủy hàng hỏng ngay sau đó: Công ty hạch toán giảm kho hàng hóa và tăng tài khoản chi phí.
- Trong hai nghiệp vụ kế toán nêu trên, tài khoản chi phí không phải là chi phí tiêu hủy hàng, đây là tài khoản nhằm giúp Công ty theo dõi và quản lý nội bộ sự biến động đối với hàng hỏng nhận về và sau đó được tiêu hủy, đảm bảo minh bạch cho hệ thống quản lý hàng hóa ra vào. Công ty không ghi nhận thêm chi phí tiêu hủy hàng. Hạch toán như trên không làm giảm doanh thu hay chi phí giá vốn hàng bán ban đầu, không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của LGEVH do Công ty đã nộp thuế đối với giao dịch bán hàng trước đó.
- Trường hợp của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đang trong quá trình thanh tra nghĩa vụ thuế thì việc xác định nghĩa vụ thuế cụ thể cần căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và điều kiện thực tế Công ty đáp ứng. Đề nghị Cục Thuế căn cứ theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra để thực hiện kết luận thanh tra theo thẩm quyền.
Tham khảo thêm
Hồ sơ chi phí hủy hàng tồn kho
Xem thêm: https://manaboxvietnam.com/mau-ho-so-huy-hang-ton-kho/
Cơ sở pháp lý
Theo quy định tại Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi TT 26/2015/TT-BTC) về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế…”
Về điều kiện để được tính vào chi phí được trừ, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC (Đã được sửa đổi bởi thông tư 96/2015/TT-BTC):
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau…:”
Thủ tục xử lý hàng tồn kho chậm luân chuyển tính vào chi phí được trừ
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091