Bài viết này chúng tôi đề cập tới các quan điểm và cơ sở pháp lý để doanh nghiệp tham chiếu khi thực hiện về vấn đề chi phí chi cho việc phòng chống Covid.
Theo quan điểm của các công văn, trường hợp Công ty trong đợt dịch covid -19 có phát sinh một số khoản chi mua khẩu trang, nước sát khuẩn tay, một số phụ kiện bảo hộ và chi xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm cho nhân viên để phòng ngừa lây nhiễm virút covid-19 thì
> Về thuế TNDN: Xác định là khoản chi trực tiếp cho người lao động ngoài các khoản chi lương thưởng đã thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động được xác định là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC (Không bị xác định là khoản chi phúc lợi)
> Về thuế TNCN: Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN (Không phân biệt ghi rõ người thụ hưởng hay không)
Công văn 66297/CT-TTHT ngày 16/07/2020 của Cục thuế Hà Nội
Công văn 44403/CT-TTHT ngày 01/06/2020 của Cục thuế Hà Nội
(*) Xác định sự kiện bất khả kháng tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Với Covid, ngày 01/4/2020, Thủ tướng đã công bố Quyết định 447/QĐ-TTg xác định Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Như vậy, có thể xem Covid-19 là sự kiện xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được.
Tuy nhiên, với điều kiện về “ii) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” thì không chắc chắn thực tế sẽ áp dụng. Vì vậy, hiện nay, không có cơ sở pháp lý khẳng định Covid là sự kiện bất khả kháng
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 84/NQ-CP
- Thông tư 96/2015/TT-BTC
- Một số công văn hướng dẫn
Expenses intended to support workers during the pandemic | Sponsorship-related expenses for pandemic prevention and control activities |
– PIT: not included in the taxable income of employees if shared with the workers’ collective (official letter 44403/CT-TTHT) or paid to employees for the purpose of ensuring production and business activities of businesses uninterrupted by pandemic (official letter 1518/CT-TTHT)
– CIT: To be included in deductible expenses unless expenses ensure the improvement of material and spiritual life of employees during epidemics and do not exceed 1 month of average actual average salary paid in the tax year |
Section II.1, Resolution 84/NQ-CP stated: “Allowing contributions and support in anti-pandemic activities of Covid-19 is a reasonable expense deducted when calculating corporate income tax. ” |
Biên soạn:
Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên
Dương Bình Minh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass