Kinh nghiệm ôn thi môn Tài chính chứng chỉ kế toán kiểm toán CPA

4355

Kinh nghiệm ôn thi môn Tài chính của Chứng chỉ kế toán kiểm toán viên hành nghề CPA được Mr Nguyễn Việt Anh – người có thành tích thi với số điểm rất cao chia sẻ.

Chia sẻ Kinh nghiệm ôn thi (Kết quả 9 điểm)

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một trong những kỹ năng cần thiết với kế toán viên. Đối với kỳ thi CPA, theo kinh nghiệm của các kỳ thi, tài chính doanh nghiệp là môn có cấu trúc đề thi cũng như nội dung ổn định nhất trong số 4 môn thi của kế toán viên và 7 môn của kiểm toán viên nên thí sinh có thể ưu tiên để làm quen và xác định Tài chính là môn gỡ điểm cho các môn còn lại. Tài chính là môn học mang tính logic cao nhất trong số các môn thi.

Các công thức tài chính tuy rất nhiều nhưng đều được xây dựng từ toán học nên nếu đọc và hiểu nguồn gốc các công thức thì khi đi thi cũng hầu như không áp dụng sai. Hơn nữa, lý thuyết tài chính gần như không đổi qua các kỳ thi, dạng bài tập cũng không quá nhiều. Do đó, nếu thí sinh tập trung học và làm bài cẩn thận, nắm được cách trình bày khoa học thì khi đi thi chỉ cần thêm kỹ năng phân bổ thời gian, chắc chắn sẽ làm tốt môn này. Quá trình ôn thi không cần phải lan man vào quá nhiều nội dung, dạng bài nâng cao và khó, chỉ cần nắm chắc các dạng bài trong nội dung ôn thi và slide của các thầy cô là chắc chắn điểm tốt. Hiện nay, kết cấu đề thi thường có 2 câu lý thuyết và 3 câu bài tập. Với môn tài chính, do lý thuyết đòi hỏi logic nên quá trình học, đặc biệt các phần có công thức thì không nên tách bạch lý thuyết khỏi bài tập mà nên kết hợp ôn lý thuyết vừa kết hợp làm bài tập làm các ví dụ minh họa lý thuyết luôn.

Vì vậy, với môn này, các bước nên tiếp cận học là

  1. Đọc lý thuyết tổng quan của sách ôn CPA – Tốt nhất, với phần nào có công thức thì sau khi nắm được 1 lượt tổng quan thì nên đọc ví dụ, bài tập để xem cách áp dụng công thức này như thế nào. Sau đó, đưa ra 1 template để trả lời lý thuyết theo dạng là
    • Khái niệm, định nghĩa – Nên tóm tắt ý này theo ý hiểu của bản thân, gạch chân các keyword để lúc thi có thể triển khai hợp lý
    • Công thức – Giải thích
    • Cho ví dụ của công thức và nội dung
    • Hệ quả của công thức – Phân tích

2. Với bài tập, theo cảm quan đánh giá, môn tài chính có kết cấu phần bài tập xếp theo mức tỷ trọng về tần suất và mức độ quan trọng

Nội dung Dạng bài tập Tỷ trọng
Rủi ro và tỷ suất sinh lời Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và rủi ro của từng khoản đầu tư

Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tư

Mối quan hệ rủi ro và tỷ suất sinh lời

15%
Định giá chứng khoán

Định giá doanh nghiệp

Nội dung thường gặp là

Định giá trái phiếu

Định giá cổ phiếu thường – cổ phiếu ưu đãi

 

Giá trị thời gian của tiền

Lãi đơn, lãi kép

PV, FV

Định giá doanh nghiệp là nội dung ít gặp hơn nhưng do cơ chế học và các công thức khá giống nhau nên mình học kết hợp sẽ tiết kiệm được thời gian

15%
Đầu tư dài hạn Đây là nội dung rất quan trọng và chắc chắn trong đề thi có dạng bài liên quan đến phần này

– Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) – Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)

– Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)

– Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

– Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

Trong đó, phương pháp NPV và IRR là phương pháp được hỏi thường xuyên ở đề thi các năm

30%
Nguồn vốn tài trợ và chi phí sử dụng vốn

Chính sách cổ tức của công ty cổ phần

Đây cũng là nội dung rất quan trọng và thường xuyên trong đề thi có dạng bài liên quan đến phần này

– Chi phí sử dụng từng nguồn vốn độc lập

– Chi phí cận biên sử dụng vốn và điểm gãy – Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu

 

Ngoài ra, dạng này có thể kết hợp hỏi khi doanh nghiệp huy động vốn qua các chính sách cổ tức khác nhau

30%
Đòn bẩy tài chính – kinh doanh – tổng hợp

Dự báo nhu cầu tài chính

Quản lý vốn

Các nội dung này lác đác xuất hiện trong phần bài tập của các năm

  • Tính điểm hòa vốn
  • Tính các chỉ số tài chính
  • Dự toán báo cáo tài chính…
10%

Sau khi nắm được lý thuyết – các dạng bài tập, mình luyện đề thi các năm gần nhất đổ về trước, trong đó phần lý thuyết thì chỉ cần note và đọc lại 1 số ý chính để vào bài thi triển khai còn phần bài tập thì làm lại đầy đủ để đối chiếu với các phương án giải trên mạng cũng như các phương án giải của nhóm học chung.

Sách Tự ôn thi và Giải đề thi

Xem tại

Sách Tự ôn thi CPA Môn Tài chính và Tài liệu ôn thi của Bộ Tài chính

Kế hoạch Tự ôn thi

Xem tại

Kế hoạch tự ôn thi CPA – Môn Tài chính

Tài liệu Tự ôn thi (Miễn phí)

Xem tại

Tài liệu thi CPA môn Tài chính

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager –  Manabox Việt Nam 

Các bài viết liên quan :

Chia sẻ kinh nghiệm ôn thi Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

Để chinh phục chứng chỉ CPA như một cột mốc cho sự nghiệp và để không bỏ lỡ kì thi CPA, hãy đăng kí ngay hôm nay với Gonna Pass để nhận email về thời gian nộp hồ sơ cũng như ngày thi chính xác nhé!

Tham gia Group Tự ôn thi CPA

Join at https://www.facebook.com/groups/211152202802275

Tự học và ôn thi CPA tại: https://gonnapass.com/chi-tiet-chung-chi/?id_certi=3

Nhóm Zalo Tự ôn thi của Gonnapass: Tự ôn thi CPA mùa năm nay mới theo địa chỉ dưới đây.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page