Chính sách thuế đất nghĩa trang xây dựng huyệt mộ – Cemetery Tax

2217

Chính sách thuế đất nghĩa trang xây dựng huyệt mộ nhiều điểm đặc biệt do đây là sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc thù trong nền kinh tế Việt Nam. Tham khảo 1 số công văn sau:

Chính sách bán đất huyệt mộ

Công văn Số 4644 / TCT – CS:

  • Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, quyền sử dụng đất để làm huyệt mộ khi chuyển nhượng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Công ty cổ phần Mê Kông không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất không chịu thuế GTGT.
  • Các hoạt động khác không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nêu trên như dịch vụ xây dựng thì phải chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%.

Công văn 230/TCT-CS năm 2016, theo đó việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng thành các Huyệt mộ và Khu mộ gia tộc để bán theo tng Lô đất được xác định là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Kim Tơ thực hiện dự án đầu tư Dự án Nghĩa trang tập trung huyện Long Điền, tổng diện tích khuôn viên đất của dự án là 269.669,5 m2 Công ty nhận chuyển nhượng của cá nhân, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng thành các Huyệt mộ và Khu mộ gia tộc để bán theo tng Lô đất (m2), sản phẩm của dự án có diện tích là 78.311,5m2 (trong đó diện tích được bán là 69.104,5 m2 và diện tích đt công trình là 9.207 m2) thì giá đất được trừ khi tính thuế giá trị gia tăng của 01 m2 đất bán ra là giá đất được xác định theo quy đnh tại tiết a.4, a.6 khoản 10 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính chia cho diện tích đất thương mại được phép bán ra được phê duyệt theo Quyết định của UBND huyện Long Điền.

Thuế TNCN đối với tài sản thừa kế – Inheritance tax

Chính sách hoạt động xây dựng lăng mộ

Xem công văn 2618/TCT-CS

Căn cứ vào những quy định trên, hoạt động xây dựng lăng mộ không thuộc dịch vụ tang lễ mà là dịch vụ xây dựng, áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

Thuế TNCN với người đã mất – PIT for death people

Chính sách các dịch vụ đi kèm

Xem công văn 134/TCT-PCCS năm 2006:

Căn cứ hướng dẫn trên, dịch vụ tang lễ là các dịch vụ phục vụ cho buổi tang lễ, mai táng, hỏa táng (dịch vụ cho thuê xe chở linh cữu và xe chở thân nhân nhà hiếu; đào, lấp hố huyệt để mai táng; khiêng linh cữu; cho thuê ô dù, bàn ghế…) và các dịch vụ cải táng thực hiện sau khi mai táng, hỏa táng (trông coi, chăm sóc mồ mả từ khi mai táng đến khi cải táng; dọn vệ sinh, xử lý vật liệu sau cải táng; trông coi mồ mả lâu dài sau cải táng; xây mộ cải táng; bốc cải, di chuyển mộ cho các dự án từ địa điểm đặt mộ đến nghĩa trang…) không thuộc diện chịu thuế GTGT.

Công văn 5382/TCT-CS

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

3. Các hình thức táng người chết bao gồm: mai táng, cải táng và các hình thức táng khác.

4. Táng là việc thực hiện lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết.

8. Cải táng là việc chuyn xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.

9. Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hoả táng…”;

Để có căn cứ báo cáo đơn vị có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ bốc hài cốt và dịch vụ lưu giữ tro cốt, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế báo cáo tình hình kê khai thuế GTGT của các doanh nghiệp tại địa bàn có hoạt động liên quan đến các dịch vụ bốc mộ, di dời hài cốt (dịch vụ bốc hài cốt) và dịch vụ lưu giữ hài cốt, lưu giữ tro cốt.

Cơ sở pháp lý

Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang l, xe ô tô phục vụ tang l, mai táng, cải táng, hỏa táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại tiết a.4, a.6 khoản 10 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá Giá đất được trừ để tính thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản như sau:

“a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT.

Nếu giá đất được trừ không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.

Ví dụ 39:

Tháng 9 năm 2013 Công ty B mua 2000 m2 đất đã có một phần cơ sở hạ tầng từ Công ty kinh doanh bất động sản A tổng giá thanh toán là 62 tỷ đồng (trong đó giá đất không chịu thuế GTGT là 40 tỷ đồng, đơn giá là 20 triệu đồng/1m2).

Trên hóa đơn Công ty A ghi:

– Giá chuyển nhượng chưa có thuế GTGT: 60 tỷ đồng

– Giá đất không chịu thuế GTGT: 40 tỷ đồng

– Thuế GTGT đối với cơ sở hạ tầng: 2 tỷ đồng

– Tổng giá thanh toán: 62 tỷ đồng

Công ty A phải kê khai thuế GTGT phải nộp như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đu vào được khấu trừ

Giả sử thuế GTGT đầu vào để xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty A là 1,5 tỷ đồng đủ điều kiện để khấu trừ thì:

Thuế GTGT phải nộp = 2 tỷ – 1,5 tỷ = 0,5 tỷ (đồng)

Công ty B tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng 10 căn biệt thự (diện tích sàn 200 m2/biệt thự) để bán. Tổng số thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự là 3 tỷ đồng.

Ngày 01/4/2015, Công ty B ký hợp đồng bán 01 căn biệt thự cho khách hàng C, giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng, giá đất được trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với 01 căn biệt thự bán ra:

– Giá trị quyền sử dụng đt (chưa bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A cho 01 căn biệt thự là: 20 triệu x 200 m2 = 4 tỷ (đồng)

– Giá trị cơ sở hạ tầng phân bổ cho 01 căn biệt thự là:

(20 tỷ : 2000 m2) x 200 m2 = 2 tỷ (đồng)

– Giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là: 6 tỷ đồng.

Trên hóa đơn Công ty B ghi:

– Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng

– Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 6 tỷ đồng

– Thuế GTGT là 0,4 tỷ đồng [(10 tỷ – 6 tỷ) x 10%]

– Tổng giá thanh toán: 10,4 tỷ đồng

Giả sử trong tháng Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – số thuế đầu vào được khấu trừ = 0,4 tỷ x 10 căn – 3 tỷ = 1 tỷ (đồng).

Tiền thuế GTGT đối với giá trị cơ sở hạ tầng ghi trên hóa đơn nhận chuyển nhượng từ Công ty A đối với 10 biệt thự là 2 tỷ đồng không được kê khai, khấu trừ.

Trường hợp Công ty B xác định giá trị quyền sử dụng đất không bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được tr khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là 4 tỷ đồng. Trên hóa đơn Công ty B ghi:

 Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng

– Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 4 tỷ đồng

– Thuế GTGT là 0,tỷ đồng [(10 tỷ – 4 tỷ) x 10%]

– Tổng giá thanh toán: 10,6 t đồng

Giả sử trong tháng 4/2015, Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – số thuế đầu vào được khấu trừ (gồm thuế GTGT đu vào để xây biệt thự và thuế GTGT đu vào đối với giá trị cơ sở hạ tầng) = 0,6 tỷ đồng x 10 căn biệt thự – 3 tỷ đng – 2 tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng) = 1 tỷ đồng.

a.6) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bt động sản có nhận chuyn nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở… để bán thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGT là giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng từ người dân và các chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử dụng đất nộp NSNN để chuyn mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân có đt chuyển nhượng (nếu các bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp thay).”

[collapse]

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page