Đi làm 2 nơi đóng BHXH thế nào

7473

Do pháp luật về lao động không hạn chế việc một người đi làm 2 nơi, nhiều bạn hỏi khi đi làm 2 nơi đóng BHXH thế nào?

1/ Nguyên tắc tham gia bảo hiểm khi có nhiều hợp đồng lao động

Hiện nay quy định áp dụng như sau

  • > Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên
  • > Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất
  • > Đóng bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ, BNN) theo từng hợp đồng lao động

Tuy nhiên, nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm bắt buộc ở 1 nơi thì những nơi làm việc còn lại phải chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: 

Trích Quyết định 2089/VBHN-BHXH

Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

[collapse]

Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Tham khảo tình huống của BHXH Việt Nam

Tình huống: Hiện nay tôi đang làm việc tại 2 công ty. Công ty cũ đã được 3 năm và đang đóng BHXH mức tối thiểu vùng. Do có nhiều thời gian rảnh nên tôi có làm thêm công việc tại công ty thứ 2. Công ty thứ 2 có đóng BHXH cho tôi với mức cao hơn hẳn công ty cũ. Tôi cũng biết là không thể đóng BHXH cùng lúc tại 2 công ty nên có xin công ty cũ cắt giảm đóng BHXH nhưng nhất quyết công ty cũ không đồng ý. Do đó tôi muốn hỏi là nếu vẫn cứ để cả 2 công ty đều đóng BHXH ( cùng 1 sổ) thì có gặp rắc rối gì không? và công ty mới có biết được là mình đã đóng BHXH ở công ty cũ không?

Hướng dẫn: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019; khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014; khoản 1 Điều 12, khoản 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013; khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, trường hợp người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động đầu tiên; đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất và đóng BHTNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động; đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Vì vậy, việc công ty cũ (Công ty thứ nhất) đóng BHXH bắt buộc, BHTN đối với Ông/Bà là đúng quy định, công ty sau (công ty thứ hai) có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho ông/bà tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHTN; số tiền đóng trùng BHXH được hoàn trả theo quy định.

2/ Xử lý thời gian đóng trùng bảo hiểm

Tình huống:Do dịch bệnh nên tôi đang làm lao động ở 2 công ty. Công ty 1 cứ cách 2 tháng tôi lại được làm 15 ngày và những tháng được đi làm đó công ty 1 sẽ đóng BHXH cho tôi còn tháng không đi làm thì công ty không đóng. Và bây giờ tôi làm ở công ty 2 họ đóng BHXH thường xuyên cho tôi, nhưng lại bị đóng trùng BHXH với công ty 1 một số tháng. Vậy tôi có bị ảnh hưởng gì đến chế độ BHXH của tôi không và phải làm như thế nào mới hợp lý? Nếu như tôi không gộp sổ và chỉ cần BHXH của công ty 1 còn BHXH của công ty 2 tôi coi như không có và không quan tâm đến có được không?

Trả lời: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013; khoản 3, khoản 4 Điều 85; khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHXH, BHTN đối với HĐLĐ giao kết đầu tiên, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó.

Theo quy định của pháp luật, hướng dẫn tại Công văn số 25/LĐTBXH-BHXH ngày 05/01/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoàn trả tiền đóng BHXH, BHTN; khoản 3 Điều 43 Quy trình thu ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên, có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN, không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), tất cả các sổ BHXH đối với người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau.

Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm?

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page