Điều chỉnh sai sót số liệu kế toán – Accounting estimates and errors

8768

Các phương pháp điều chỉnh sai sót số liệu kế toán theo quy định hiện nay là nội dung tất cả các kế toán và kiểm toán viên cần nắm được

Loại sai sót Phương pháp xử lý
Sai sót không trọng yếu

Là các sai sót không cố ý và mức độ ảnh hưởng cửa sai sót là nhỏ, không làm sai lệch đáng kể BCTC, không làm ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng thông tin tài chính

  • Xác định ảnh hưởng của các sai sót
  • Điều chỉnh váo sổ kế toán và BCTC của kỳ hiện tại (Kỳ phát hiện ra sai sót) bằng một trong các phương pháp chữa sổ kế toán (Phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm vả phương pháp ghi bổ sung)
Sai sót trọng yếu

Sai sót được coi là trọng yếu nếu sai sót đó làm sai lệch dáng kể BCTC, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên các BCTC.

Việc xử lý các sai sót trọng yếu phải phân biệt các trường hợp sau:

  • Sai sót của kì hiện tại: Tức là các sai sót trọng yếu được phát hiện trong kỳ
  • Xác định ảnh hưởng của các sai sót
  • Điều chỉnh váo sổ kế toán và BCTC của kỳ hiện tại (Kỳ phát hiện ra sai sót) bằng một trong các phương pháp chữa sổ kế toán (Phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm vả phương pháp ghi bổ sung)
  • Sai sót kì trước được phát hiện tnrớc khi phát hành BCTC: Được xác định là một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán cần điều chỉnh (VAS 23)
  • Xác định ảnh hưởng của các sai sót
  • Điều chỉnh váo sổ kế toán và BCTC của kỳ có sai sót bằng một trong các phương pháp chữa sổ kế toán (Phương pháp cải chính, phương pháp ghi số âm vả phương pháp ghi bổ sung)
  • Sai sót kì trước được phát hiện sau khỉ BCTC đã phát hành (VAS 29)
  • Thủ tục Điều chỉnh hổi tố theo chuấn mực kế toán Việt Nam số 29

Nộp lại báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Tuy nhiên với thuế, công ty nên điều chỉnh lại hồ sơ khai thuế nếu có sai sót mà không phụ thuộc vào mức độ trọng yếu, tham khảo về tình huống Tổng Cục thuế trả lời

Hỏi: Về việc điều chỉnh các sai sót trong kế toán.

         Trả lời: Căn cứ tại Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ: “Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế…”

         Do đó, Đơn vị phải điều chỉnh tờ khai thuế TNDN của năm ghi nhận chi phí để đúng với bản chất doanh thu tương ứng với chi phí, nếu hạch toán vào thu nhập của năm hiện tại để tính thuế TNDN của năm hiện tại là không chính xác số thuế TNDN của năm ghi nhận chi phí.

Ví dụ: Tham khảo đề thi kiểm toán viên năm 2015 – Môn kế toán tài chính nâng cao

Đáp án tham khảo:

  1. Xác định ảnh hưởng của sai sót trên báo cáo tài chính năm N-1:
  • > Bút toán ghi nhận thiếu:
    • Nợ 632: 300.000
      • Có 156: 300.000
  • > Do việc doanh nghiệp bỏ sót không ghi sổ kế toán nghiệp vụ này đã làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và trên BCKQKD năm N-1
Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh
Hàng tồn kho     sai thừa 300.000 Thuế các khoản khoản nộp… sai thừa 60.000 (300.000 x 20% = 60.000)

Lợi chưa phân phối sai thừa 240.000

Giá vốn hàng bán sai thiếu 300.000

Lợi nhuận kế toán trước thuế sai thừa 300.000

Chi phí thuế thu nhập DN sai thừa 60.000

LN sau thuế TNDN sai thừa 240.000

  1. Nếu sai sót là không trọng yếu và được phát hiện sau khi báo cáo tài chính năm N-1 đã được phát hành
  • > Theo quy định hiện hành, kế toán thực hiện điều chỉnh phi hồi tố vào sổ kế toán năm N, ghi bổ sung lại bút toán đúng
    • Nợ 632: 300.000
      • Có 156: 300.000
  • > Kết chuyển bổ sung
    • >> Giá vốn hàng bán: Nợ TK 911/Có TK 632: 300.000
    • >> Thuế TNDN: Nợ TK 821/Có TK 3334: (60.000)
    • >> Nợ TK 911/Có TK 821: (60.000)
    • >> LN sau thuế chưa phân phối: Nợ TK 421/Có TK 911: 240.000
  1. Nếu sai sót là trọng yếu và phát hiện sau khi báo cáo tài chính năm N-1 đã được phát hành:
  • > Theo quy định hiện hành, kế toán thực hiện điều chỉnh hồi tố năm N-1
  • > Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N (như trên)
  • > Điều chỉnh số dư 1/1/N+1 của các sổ kế toán năm N+1 như sau:
Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh
Số dư sổ kế toán TK 156 điểu chỉnh giảm 300.000 Số dư sổ kế toán TK 333 điều chỉnh giảm 60.000

Số dư sổ kế toán TK 421, điều chỉnh giảm 240.000

Do các tài khoản thu nhập, chi phí không có số dư nên không điều chỉnh sổ cái
  • > Đến 31/12/N+1, khi lập BCTC năm N+1
    • >> Khi sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm N để lập cột thông tin so sánh BCTC năm N+ 1 thì phải điều chỉnh ảnh hưởng của sai sót trên cột “Số đầu năm” (BCĐKT)  “Năm trước (năm N)” (BCKQKD)
Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh
Hàng tồn kho điều chỉnh giảm 300.000 Thuế các khoản khoản nộp điều chỉnh giảm 60.000

Lợi chưa phân phối điều chỉnh giảm 240.000

Giá vốn hàng bán điều chỉnh tăng 300.000

…Lợi nhuận kế toán trước thuế điều chỉnh giảm 300.000

Chi phí thuế thu nhập DN điều chỉnh giảm 60.000

LN sau thuế TNDN          điều chỉnh giảm 240.000

    • >> Trên thuyết minh BCTC năm N+1
      • >>> Nêu bản chất của sai sót là bỏ sót nghiệp vụ bán hàng chưa ghi sổ năm N
      • >>> Nêu ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N
      • >>> Công bố đã điều chỉnh vào số dư đầu năm N+1 và điều chỉnh cột thông tin so sánh BCTC năm N+1.

Download:

Văn bản Chuẩn mực Thông tư

hướng dẫn

Chuẩn mực 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm  Chuan muc VAS 23 Su kien phat sinh sau ngay khoa so  Thong tu 20_2006_Huong dan chuan muc VAS 23 Su kien phat sinh sau ngay khoa so
Chuẩn mực 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót  Chuan muc VAS 29 Thay doi chinh sach ke toan uoc tinh ke toan va cac sai sot  Thong tu 20_2006_Huong dan chuan muc VAS 29 Thay doi chinh sach ke toan uoc tinh ke toan va cac sai sot

Hạch toán sai có được trừ chi phí không?

Cơ sở pháp lý:

Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán – Luật Kế toán 2015

1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page