Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ – Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ giải đáp vướng mắc thuế – Cục thuế Bắc Ninh ngày 16/10/2021
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Đối với các cá nhân thay đổi thông tin đăng ký thuế từ chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân (từ 9 số sang 12 số):
Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân, người nộp thuế thực hiện như sau:
a. Đối với các cá nhân hiện đang công tác tại một cơ quan chi trả thu nhập:
– Các tổ chức, doanh nghiệp rà soát các cá nhân hiện đang là người lao động tại đơn vị có phát sinh thay đổi sang căn cước công dân, hướng dẫn các cá nhân thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập. Hồ sơ cá nhân nộp cơ quan chi trả thu nhập gồm: Văn bản uỷ quyền và bản sao thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
– Tổ chức, doanh nghiệp hiện đang chi trả cho các cá nhân tổng hợp danh sách theo mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 và gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập qua Hệ thống thuế điện tử của Cơ quan thuế (https://thuedientu.gdt.gov.vn).
b. Đối với các cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập: cá nhân nộp hồ sơ thay đổi thông tin mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 và bản sao thẻ căn cước công dân còn hiệu lực tới Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (có thể gửi hồ sơ qua đường bưu chính).
Căn cứ Khoản 6, Điều 11 Nghị định 125/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định hình thức và mức xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế không áp dụng đối với trường hợp sau đây:
“a) Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân;
b) Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân;
c) Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá thời hạn quy định do thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Nghị quyết của Quốc hội.”
Như vậy, mặc dù Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 quy định người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi, nhưng trường hợp cá nhân chậm thay đổi thông tin khi được cấp thẻ căn cước sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT – BTC ngày 28/7/2015 được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 66/2019/TT – BTC ngày 20/09/2019 của Bộ Tài Chính. Để hỗ trợ NNT có thể khai và nộp hồ sơ quyết toán theo hướng đơn giản và hiệu quả nhất, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn các ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế cụ thể, với trường hợp chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế thì khai qua ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế rồi nộp hồ sơ giấy qua đường bưu điện sau khi đã gửi dữ liệu trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế (http://thuedientu.gdt.gov.vn).
Còn với trường hợp đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan Thuế thì Cá nhân có thể khai trực tuyến tại trang https://thuedientu.gdt.gov.vn, mục dành cho phân hệ cá nhân; hoặc khai qua ứng dụng Hỗ trợ khai thuế. Sau đó nộp hồ sơ theo phương thức điện tử mà không phải nộp hồ sơ giấy.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ theo qui định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ tài chính quy định về việc thanh toán hàng hóa trả chậm như sau:
“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
……
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).“
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC; Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC và tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…..
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). “
Vậy căn cứ theo quy định nêu trên trường hợp Công ty con chưa thanh toán cho Công ty mẹ do thời hạn gia hạn thanh toán của 2 Cty ký kết chưa hết hạn thanh toán thì số thuế GTGT và chi phí mua hàng của số hàng Cty con còn nợ Cty mẹ vẫn được khấu trừ và tính vào chi phí theo quy định.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
…
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.
Theo đó, từ 01/01/2021, thời điểm Bộ Luật lao động năm 2019 có hiệu lực chỉ có 02 trường hợp chưa nghỉ hết ngày phép trong năm được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này là do thôi việc và bị mất việc làm.
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
….
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
…”
Từ 01/01/2021 trường hợp doanh nghiệp chi trả khoản tiền lương cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ (được nghỉ nhưng vẫn đi làm) hằng năm của người lao động (ngoài khoản tiền lương mà người lao động được hưởng theo hợp đồng lao động) thì không được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN, trừ số tiền chi trả cho 02 đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019.
Trân trọng cảm ơn./.
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty thành lập năm 2020 và đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy, chưa đi vào sản xuất tại Khu công nghiệp Quế Võ trên đất thuê của Công ty A thì những vướng mắc của Công ty được thực hiện như sau:
– Đối với tiền cơ sở hạ tầng Công ty đã trả một lần cho cả thời gian thuê cho Công ty A thì Công ty hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn (TK 242) đối với toàn bộ số tiền cơ sở hạ tầng đã trả và được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh (TK 642) theo số năm thuê cơ sở hạ tầng để tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
– Đối với phí dịch vụ khu công nghiệp trả hàng tháng và tiền thuê đất trả hàng năm mà các khoản chi này đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 3.4 Điều 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội:“…nghiên cứu thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19,…””Ngày 13/8/2021, Chính phủ đã có Tờ trình số 289/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch COVID-19 của kỳ tính thuế năm 2021.
Như vậy, năm 2021 những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được miễn, giảm thuế nhưng chính sách cụ thể chưa được ban hành.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế…
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
“ d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng..). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi’’
– Căn cứ Điều 13 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ các quy định trên, Công ty phải thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà Công ty lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Nếu Công ty thực hiện việc trích khấu hao nhanh phải đảm bảo theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Về các phương pháp trích khấu hao đối với TSCĐ, đề nghị đơn vị nghiên cứu quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/7/2013 của Bộ Tài chính để thực hiện.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại điểm đ khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
…
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
…
đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm”.
Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp Công ty có hoạt động kinh doanh đại lý bán đúng giá của nhà sản xuất, chỉ hưởng hoa hồng trên doanh thu bán hàng thì Công ty không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Đối với doanh thu tiền hoa hồng được hưởng nhận được từ nhà sản xuất, Công ty phải lập hóa đơn, tính thuế GTGT đầu ra và kê khai trên tờ khai thuế GTGT theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có tổ chức thu mua hàng hóa là gỗ rừng trồng của người dân trực tiếp bán ra thì phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
Trên bảng kê Công ty phải ghi đầy đủ các thông tin theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định:
– Về giá tính thuế:
“Điều 7. Giá tính thuế
…
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này”.
– Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất”.
– Về lập hóa đơn hàng biếu tặng:
Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty có mua bánh trung thu làm qua tặng cho khách hàng Công ty thực hiện kê khai thuế GTGT, lập hóa đơn như sau:
– Thuế GTGT đầu vào nếu có đủ hóa đơn hợp lệ, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì Công ty được kê khai khấu trừ.
– Công ty phải lập hóa đơn GTGT đối với số lượng bánh trung thu làm quà tặng cho khách hàng. Giá tính thuế là giá mua vào; nội dung trên hóa đơn ghi: bánh trung thu quà tặng khách hàng không thu tiền.
– Thuế GTGT đầu ra trên hóa đơn, Công ty kê khai trên tờ khai thuế GTGT theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN:
“ Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014//TT-BTC ( đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT”.
Trường hợp Công ty có phát sinh chi phí hỗ trợ kỹ thuật thông qua hình thức tư vấn, hỗ trợ trực tuyến đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN ( trường hợp bên bán không cung cấp hóa đơn thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định) thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC):
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này…
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có phát sinh chi phí nguyên vật liệu hết hạn sử dụng, nếu đáp ứng yêu cầu tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2.1 Điều 6 nêu trên thì được hạch toán vào chi phí được trừ.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
” ….
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
…….
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Căn cứ quy định trên trường hợp Công ty mua máy của người dân có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng thì được lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm 2.37 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“…
2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế TNDN trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.””
Căn cứ vào quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty nộp thay thuế TNDN của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN thì số thuế TNDN nộp thay nhà thầu phụ nước ngoài. Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Điểm e, khoản 2 Điều 2 thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định:
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp Công ty sử dụng phiếu mua hàng để chi thưởng cho các cá nhân thì khoản tiền thưởng này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 7, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014:
7. Sửa đổi Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
Căn cứ quy định nêu trên thì thời điểm xác định doanh thu và kê khai doanh thu trên tờ khai thuế là thời điểm hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN; quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
…
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: …
…”;
– Tại Điều 3 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế:
“1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
…”.
Căn cứ các quy định trên, nếu khoản thu nhập của cá nhân thuộc thu nhập từ tiền lương, tiền công, không thuộc các khoản không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và các khoản thu nhập được miễn thuế thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định:
1.Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
…
3. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện từ) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp tài trợ bằng tiền cho các đơn vị bệnh viện nhà nước phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Theo quy định tại điểm d, khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ – CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế
“d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này”
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 đã được sửa đổi tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 quy định:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Công ty đã đăng ký địa điểm kinh doanh đối với nhà đang thuê, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“…
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp chuyên gia người nước ngoài được công ty mẹ điều động đến hỗ trợ cho công ty tại Việt Nam và Công ty chịu trách nhiệm chi trả tiền lương thì chi phí lương và các khoản mang tính chất tiền lương trả cho chuyên gia phải được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Căn cứ theo khoản 1 điều 18 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú và không cư trú nếu chuyên gia này trong năm được xác định là cá nhân cư trú thì được tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến còn xác định là cá nhân không cư trú thì tính thuế TNCN theo tỷ lệ 20%.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định:
1.Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
…
3. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện từ) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp ủng hộ bằng tiền cho các cơ sở, địa điểm vùng dịch phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn./.
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Để tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời kỳ dịch covid 19 Chính phủ đã ban hành:
– Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất;
– Nghị định số 114/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác;
– Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du- Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/05/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi phí phí khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp không phục vụ hoạt động SXKD thì không được trính vào chi phí được trừ.
Trừ trường hợp: Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định:
1. Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
…
3. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện từ) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Doanh nghiệp ủng hộ tiền tiêm Vacxin phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn./
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại điểm b khoản 2 Điều 2 thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế:
….
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp Công ty chi trả cho người lao động các khoản trợ cấp, phụ cấp; các khoản trợ cấp, phụ cấp này không thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN theo hướng dẫn trên thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du- Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/05/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi phí phí khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp không phục vụ hoạt động SXKD thì không được trính vào chi phí được trừ.
Trừ trường hợp: tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được tính vào chi phí được trừ khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được tính vào chi phí được trừ.
Trừ trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại điểm b, Khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp tạm nộp thuế TNDN 03 quý đầu năm thấp hơn 75% thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Trân trọng cảm ơn./.
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại điều 4 thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 của BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN quy định như sau:
“Điều 6: các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
…”
Căn cứ các quy định trên, khoản chi phí test COVID-19 cho nhân viên của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính qui định:
“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”
Vậy Công ty căn cứ vào ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan để ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo qui định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du –Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Về hóa đơn đối với hàng mẫu:
Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014) của Bộ Tài chính quy định như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)….”.
Tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“a. Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0″.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty có xuất hàng mẫu cho khách hàng, Công ty phải lập hóa đơn theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ: Thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điên tử kể tử ngày 01 tháng 07 năm 2022. Tuy nhiên, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của nghị định này trước ngày 01 tháng 07 năm 2022.
Vậy thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/07/2022.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du –Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 thông tư 39/2014/Tt-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài Chính hướng dẫn cụ thể như sau:
“ Điều 20: Xử lý đối với hóa đơn đã lập:
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)”.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BCT ngày 01/06/2021:
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Căn cứ quy định nêu trên thì bà có kinh doanh tạp hóa có doanh thu khoảng 120 triệu /năm phải nộp 2 loại thuế Thuế GTGT, TNCN và Lệ phí môn bài:
Lệ phí môn bài: khoản lệ phí này được nộp định kỳ hàng năm.
Thuế Thu nhập cá nhân:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Thuế giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Trường hợp Công ty mua cây trống, cọc tre của các cá nhân nếu doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì Công ty căn cứ hợp đồng mu bán hoặc lập bảng kê thu mua hàng chứng từ chi tiền để tính chi phí được trừ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Trường hợp, doanh thu trong năm của các cá nhân chở hàng trong năm trên 100 triệu đồng, thì cá nhân phải thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính, thực hiện thủ tục mua, cấp hóa đơn với cơ quan quản lý thuế trực tiếp theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính để xuất trả cho Công ty làm căn cứ tính chi phí được trừ. Nếu giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì Công ty phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị người nộp thuế thực hiện các thủ tục về đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi cá nhân kinh doanh có trụ sở.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định:
1.Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm cơ sở cách ly tập trung; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; cơ quan, đơn vị chính quyền địa phương các cấp có chức năng huy động tài trợ; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; quỹ từ thiện, nhân đạo và tổ chức có chức năng huy động tài trợ được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
…
3. Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản, tài liệu (hình thức giấy hoặc điện từ) xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ; kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Doanh nghiệp ủng hộ cho quỹ Vacxin phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn./
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ vào Điều 12, Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 quy định:
Trường hợp cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động xây dựng ông trực tiếp đến tại CCT KV Tiên Du – Quế Võ (Bộ phận 1 cửa tại huyện Quế Võ) để làm thủ tục đăng ký kê khai và nộp thuế theo quy định.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Mục c.2, khoản 1 Điều 9 thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định:
“c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.”
Căn cứ quy định trên trường hợp giảm trừ gia cảnh là con đẻ sẽ được tính kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Vậy người lao động được phép tính giảm trừ từ tháng 1/2021 nhưng Công ty chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho người lao động từ tháng đăng ký giảm trừ (T3/2021) để tính, kê khai, nộp thuế TNCN (tháng/quý) theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến trả lời như sau:
Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT – BTC ngày 15 tháng 8/2013 quy định:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c,d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng dưới (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân”
Vì hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp này nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Mục c.2, khoản 1 Điều 9 thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định:
“c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế (NNT) đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 10/2021 thì thời điểm tính giảm trừ thực tế là thời điểm NNT nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh. Khi quyết toán thuế TNCN cho năm 2021, NNT được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 1/2021 nếu người phụ thuộc đó đủ điều kiện là đối tượng giảm trừ gia cảnh theo quy định tại thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 đã được sửa đổi tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 quy định:
“Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Vậy nếu Doanh nghiệp phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điểm a, Khoản 4, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty có khoản phải trả nhà cung cấp (cũng là chủ sở hữu công ty) và chủ sở hữu yêu cầu chuyển khoản phải trả nêu trên thành khoản góp vốn để tăng vốn góp đang có tại Công ty không thuộc trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Trong kỳ đơn vị có hàng hóa dịch vụ xuất khẩu và hàng hóa tiêu thụ trong nước. Thực hiện xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu theo Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 nếu phân bổ thuế gia trị gia tăng đầu vào cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu sau khi bù trừ với thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại trên 300 triệu thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế phải đề nghị hoàn thuế trên chỉ tiêu 42 của tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT.
Theo quy định trên việc đơn vị kê khai vào chỉ tiêu 41 trên hồ sơ khai thuế GTGT quý 3/2021 số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp nhỏ hơn 300 triệu là đúng. Đến kỳ khai thuế nào trên chỉ tiêu 41 số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp lớn hơn 300 triệu thì đơn vị được kê khai vào chỉ tiêu 42 và làm hồ sơ hoàn.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT – BTC ngày 15/8/2013 TT – BTC hướng dẫn về thuế Thu nhập cá nhân quy định:
“Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa : vợ với chồng; cha để, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi; mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chống với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau”…
Khoản 10 điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ – CP ngày 10/10/2016 hướng dẫn về Lệ phí trước bạ quy định:
“Điều 9. Miễn lệ phí trước bạ
10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”….
Căn cứ hướng dẫn trên trường hợp người nộp thuế được thừa kế bất động sản là nhà ở chung cư thu nhập thấp từ con ruột đã mất thì thu nhập này được miễn thuế Thu nhập cá nhân và Lệ phí trước bạ nhưng phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Việc đứng tên trên bất động sản thừa kế đề nghị độc giả liên hệ với cơ quan tư pháp và cơ quan tài nguyên môi trường để được hướng dẫn và giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định:
“d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân”.
Căn cứ quy định trên thì Doanh nghiệp mới thành lập năm 2020, chưa có lao động và không phát sinh chi trả thu nhập thì không phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2020.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tài trợ cho y tế được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
Căn cứ vào quy định trên, khoản chi tài trợ cho Trung tâm y tế xã để mua dụng cụ y tế thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và phải có đầy đủ hồ sơ tài trợ theo quy định nêu trên.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ điểm 2.30 khoản 2 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính quy định:
“….
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp”
Căn cứ quy định trên khoản chi đào tạo nghề mới cho người lao động trong Công ty được tính vào chi phí hợp lý nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Công ty đã chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp Việt Nam sang doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và được cấp giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày 18/02/2020. Theo quy định tại tiết d, điểm 1.1, khoản 1, mục I Quy định bộ tiêu thức phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 947/QĐ-CT ngày 28/04/2017 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, thì đơn vị thuộc Cục Thuế Bắc tỉnh Bắc Ninh quản lý.
Thủ tục thay đổi cơ quan thuế quản lý thực hiện theo khoản 2, điều 10 thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020, gồm: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 4,5 Điều 62 Luật nhà ở số 65/2014/QH 13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội quy định về nguyên tắc cho thuê,cho thuê mua, bán nhà ở xã hội:
“4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
5. Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua đã thanh toán hết tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở xã hội thì có thể bán lại cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội khác với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp sau thời hạn 5 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận, cá nhân có thể chuyển nhượng cho các đối tượng có nhu cầu và phải nộp thuế TNCN và tiền sử dụng đất theo quy định
Về hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội, đề nghị Ông bà liên hệ với Sở xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Đối với các cá nhân thay đổi thông tin đăng ký thuế từ chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân (từ 9 số sang 12 số):
Căn cứ Khoản 3, Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân, người nộp thuế thực hiện như sau:
a. Đối với các cá nhân hiện đang công tác tại một cơ quan chi trả thu nhập:
– Các tổ chức, doanh nghiệp rà soát các cá nhân hiện đang là người lao động tại đơn vị có phát sinh thay đổi sang căn cước công dân, hướng dẫn các cá nhân thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập. Hồ sơ cá nhân nộp cơ quan chi trả thu nhập gồm: Văn bản uỷ quyền và bản sao thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
– Tổ chức, doanh nghiệp hiện đang chi trả cho các cá nhân tổng hợp danh sách theo mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 và gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập qua Hệ thống thuế điện tử của Cơ quan thuế (https://thuedientu.gdt.gov.vn).
b. Đối với các cá nhân không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập: cá nhân nộp hồ sơ thay đổi thông tin mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 và bản sao thẻ căn cước công dân còn hiệu lực tới Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (có thể gửi hồ sơ qua đường bưu chính).
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
* Theo quy định tại điều 4 thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 quy định cá nhân kinh doanh, bao gồm cả cá nhân cho thuê tài sản, có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thuộc diện không phải nộp thuế.
Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp thuê đất làm bãi đỗ xe với giá 7.5 triệu/ tháng thuộc thuộc diện không phải nộp thuế.
* Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
” Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
….”
Như vậy, để được tính chi phí được trừ khoản chi tiền thuê đất của các hộ cá nhân làm bãi xe, đơn vị cần đáp ứng điều kiện về hồ sơ, chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính như trên gồm hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 27 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019:
“Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản”
Theo Khoản 1, Điều 36 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019:
“Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Theo Khoản 1, Điều 59 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (có hiệu lực từ 01/05/2021):
“Điều 59. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.”
Theo Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản, do vậy doanh nghiệp không cần phải đăng ký tài khoản ngân hàng với Cơ quan Thuế và Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Vậy Doanh nghiệp có phát sinh các khoản chi hoa hồng môi giới cho cá nhân thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính.
* Đối với thuế thu nhập cá nhân chi trả cho cá nhân môi giới
Tại điểm 1, khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.“
Căn cứ quy định trên, trước khi chi trả hoa hồng môi giới nếu số tiền trên 2 triệu đồng/lần thì doanh nghiệp khấu trừ 10% thuế trước khi chi trả
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế:
“1. Khấu trừ thuế …
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết”.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020; Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 Trường hợp cá nhân kết thúc hợp đồng lao động, rời khỏi Việt Nam dẫn đến thay đổi từ cá nhân cư trú thành cá nhân không cư trú thì cá nhân được khai bổ sung điều chỉnh lại tờ khai thuế TNCN quý 1 và quý 2/2021 (đã kê khai theo diện cá nhân cư trú) theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành .
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo qui định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014; Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/08/2015 và Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016) quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.“
Vậy trường hợp bên Việt Nam nộp thay nhà thầu nước ngoài mà có chứng từ nộp thuế thay thì bên Việt Nam được khấu trừ thuế GTGT đã nộp thay theo quy định nêu trên.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ theo TT 111/2013 ngày 15 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn về thuế TNCN thì hồ sơ kê khai bổ sung giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (đã đăng ký giảm trừ) là học sinh đỗ các trường cao đẳng, đại học gồm: bản chụp thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang học tại các trường. Các giấy tờ nêu trên lưu tại cơ quan chi trả thu nhập.
Cách kê khai bổ sung:
Cơ quan chi trả thu nhập kê khai mẫu 20-giảm trừ gia cảnh ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính để bổ sung thời gian đăng ký giảm trừ gửi Cơ quan thuế.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế KV Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm 2.6 khoản 2 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn như:
“…
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp chuyên gia người nước ngoài được công ty mẹ điều động đến hỗ trợ cho công ty tại Việt Nam và Công ty chịu trách nhiệm chi trả tiền lương thì chi phí lương và các khoản mang tính chất tiền lương trả cho chuyên gia phải được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du –Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ vào khoản 2 điều 11 thông tư 32/2011/TT – BTC ngày 14/3/2011 quy định:
“Điều 11: Lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn:
2 .Hóa đơn điện tử đã lập được lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a)Nội dung của hóa đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b)Nội dung của hóa đơn điện tử được lưu trữ trong chính khung dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hóa đơn điện tử đó;
c)Hóa đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khới tạo, nơi đến, ngày, giờ gửi hoặc nhận hóa đơn điện tử.”.
Về mặt nguyên tắc, khi hóa đơn điện tử đã được tạo lập và đã được giao hóa đơn cho người mua thì không thể xóa, hủy được hóa đơn. Vì vậy để biết được thông tin về hóa đơn điện tử người mua có thể tra cứu lại hóa đơn điện tử của người bán theo đường dẫn trên hóa đơn, quan sát trạng thái của hóa đơn để phát hiện hóa đơn bị xóa bỏ hay không. Trong trường hợp nếu bên mua phát hiện sự việc vi phạm nêu trên phải kịp thời tố cáo đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị bán để giảm thiểu rủi ro bị xử lý về thuế và hóa đơn.
Trường hợp người bán đã xuất hóa đơn mà không kê khai thuế khi Cơ quan thuế phát hiện thì sẽ xử lý theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp và công văn số 5032/TCT-CS ngày 26/11/2020 của Tổng cục Thuế thì: Đối với chi phí cách ly để phòng chống dịch cho người nước ngoài nhập cảnh mà doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà ở do doanh nghiệp trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“……..
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
……
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty thuê nhà của dân để cho công nhân ở nếu có hợp đồng thuê nhà và chứng từ trả tiền thuê nhà đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/03/2014 và Quyết định 2262/QĐ-TCT ngày 30 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn:
1. Đối với các cá nhân mua hóa đơn lẻ của cơ quan Thuế lần đầu, hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị mua theo mẫu số 3.3, được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
+ Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh của đơn vị kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu từ, giấy phép hành nghề hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo đúng mẫu số 3.16, được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
+ Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của người mua hóa đơn còn trong thời hạn sử dụng.
+ Giấy ủy quyền (Chỉ áp dụng với trường hợp người mua không phải là đại diện pháp luật của đơn vị kinh doanh).
+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc giấy tờ chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa.
+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ
+ Tờ khai thuế GTGT, TNCN theo mẫu số 01/CNKD .
2. Đối với cá nhân mua hóa đơn lẻ của cơ quan thuế từ lần thứ hai trở đi: hồ sơ mua hóa đơn lẻ sẽ được giảm đi “Văn bản cam kết” so với hồ sơ mua lần đầu.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ theo qui định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính qui định thu nhập khác bao gồm các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
Căn cứ theo qui định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài Chính quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
“1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng trở lên
…”.
Căn cứ quy định trên trường hợp Công ty A đã giải thể, Công ty không liên lạc được và xác định không phải trả khoản nợ của Công ty A thì:
1. Về thuế GTGT: Công ty không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với khoản nợ phải trả Công ty A do không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
2. Về thuế TNDN: Khoản nợ phải trả của Công ty A, Công ty không trả, được xác định là khoản thu nhập khác khi tính thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ:
“Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”
Trường hợp này nếu Công ty A vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp thì là giao dịch liên kết và sẽ chịu sự điều chỉnh theo hướng dẫn tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định
“Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”
Vậy nếu xưởng sản xuất của Công ty đáp ứng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính thì được ghi nhận là tài sản cố định và trích khấu hao theo quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế KV Tiên Du – Quế Võ trả lời như sau:
Trường hợp Công ty yêu cầu đơn vị xét nghiệm nhưng không xuất trả hóa đơn theo quy định thì Công ty gửi văn bản đến cơ quan thuế quản lý đơn vị xét nghiệm để báo cáo và được hỗ trợ giải quyết.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi thưởng trực tiếp cho người lao động có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp, các khoản chi này nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và khoản chi thưởng này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chi phí được trừ và không được trừ như sau:
“ Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
….
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…..”
Căn cứ quy định trên thì:
Trường hợp Công ty không tổ chức tiệc tất niên nên chi trực tiếp cho người lao động 2 triệu đồng/người, nếu khoản chi nêu trên có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp có thuê lao động bên ngoài thông qua hợp đồng với Công ty dịch vụ và có phát sinh thêm khoản chi trực tiếp cho người lao động thuê ngoài, nhưng khoản chi này không được nêu cụ thể trong hợp đồng với công ty dịch vụ, không quy định trong hợp đồng lao động và không đáp ứng đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính, thì khoản chi này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2024 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 qui định nguyên tắc khấu trừ như sau:
“….
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”.
Vậy nếu Công ty bạn sử dụng ô tô đó về phục vụ việc đi lại của giám đốc công ty, thì công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với giá trị 1,6 tỷ (chưa bao gồm thuế GTGT) và chỉ được ghi nhận vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phần giá trị 1,6 tỷ.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
” Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
……
2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân”
Như vậy, để được tính chi phí được trừ khoản chi thuê tài sản của cá nhân, đơn vị cần đáp ứng điều kiện về hồ sơ, chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính như trên.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 42 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính – hướng dẫn hạch toán vào Tài khoản 222- Đầu tư vào Công ty liên danh, liên kết có quy định: “Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bằng hàng tồn kho hoặc TSCĐ, kế toán phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (đối với vật tư, hàng hóa) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) và giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn do các bên đánh giá vào thu nhập khác hoặc chi phí khác”
Tại Điều 34 Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính – hướng dẫn hạch toán vào Tài khoản 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác có quy định: “Nếu đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, nhà đầu tư phải đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn trên cơ sở thỏa thuận. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại và giá trị đánh giá lại của tài sản mang đi góp vốn được kế toán là thu nhập khác hoặc chi phí khác”
Như vậy, căn cứ vào hướng dẫn trên, khi đem một TSCĐ đi góp vốn kinh doanh, nếu giá trị tài sản đem đi góp vốn được đánh giá lại thấp hơn hoặc cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ thì phần chênh lệch sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác hoặc chi phí khác. Nếu giá trị đánh giá lại thấp hơn giá trị còn lại thì khoản chênh lệch ghi nhận vào chi phí khác, nếu giá trị đánh giá lại cao hơn giá trị còn lại thì khoản chênh lệch ghi nhận vào thu nhập khác.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Theo Khoản 2, Điều 27 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019:
“Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
2. Cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản”
Theo Khoản 1, Điều 36 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019:
“Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Theo Khoản 1, Điều 59 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (có hiệu lực từ 01/05/2021):
“Điều 59. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế
1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.”
Theo Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản, do vậy doanh nghiệp không cần phải đăng ký tài khoản ngân hàng với Cơ quan Thuế và Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
……
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
………
2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.”
Căn cứ quy định trên thì chi phí chơi gôn sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ xin có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm l, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ:
“Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”
Trường hợp Giám đốc Công ty TNHH 2 thành viên cho công ty vay tiền 20% số vốn điều lệ thì được xác định là có quan hệ liên kết, giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết. Giao dịch liên kết sẽ chịu sự điều chỉnh theo hướng dẫn tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ tài Chính quy định:
“1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định”
Tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ tài chính quy định:
“ 2. Hóa đơn điện tử đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Nội dung của hoá đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của hoá đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử đó;
c) Hoá đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.
Căn cứ các quy định nêu trên, hóa đơn điện tử có đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 6 thông tư 32/2011/TT-BTC, phải được lưu trữ dưới dạng thông điệp, dữ liệu và có thể tra cứu tham chiếu nội dung khi cần. Vì vậy khi lập hóa đơn điện tử Công ty không được kèm theo bảng kê.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế Khu vực Tiên Du – Quế Võ xin có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng.
Văn bản đã quy định rõ về đối tượng, trường hợp được hoàn thuế đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu và hoàn thuế đối với dự án đầu tư, đề nghị NNT nghiên cứu để xác định đối tượng và trường hợp hoàn thuế của đơn vị.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty thực hiện xây dựng, lắp đặt tại Vĩnh Phúc nếu tổng giá trị công trình xây dựng, lắp đặt bao gồm cả thuế trên 1 tỷ đồng thì sẽ phải kê khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 10% hoặc tỷ lệ 1% đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5% trên doanh thu hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý địa phương nơi có hoạt động xây dựng lắp đặt.
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ trả lời như sau:
Căn cứ Điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 ; Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính; Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014; Điều 8 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính.
Căn cứ các quy định, Công ty TNHH Hanbo Tech Vina lập hoá đơn cho cá nhân ông Jin Zheyin tương ứng với số vốn góp của công ty chuyển nhượng cho cá nhân, trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán, dòng thuế suất không ghi và gạch bỏ. Trường hợp, Công ty TNHH Hanbo Tech Vina phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN theo quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội.
Trường hợp cơ quan thuế có cơ sở xác định giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này của Công ty TNHH Hanbo Tech Vina không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng theo quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội.
Trân trọng cảm ơn./.
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ trả lời:
Tại Khoản 1, Điều 10 của Nghị Định 126/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về thời hạn nộp hồ sơ lệ phí môn bài như sau:
“1. Lệ phí môn bài
a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.”
Căn cứ Điểm k, Khoản 1, Điều 11 Nghị định 126/2016/NĐ-CP ngày 19/10/2020:
“Điều 11: Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.”
Như vậy, Doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài khi mới thành lập, khi mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc khi có thay đổi về vốn. Trường hợp Công ty thành lập địa điểm kinh doanh mới khác huyện nhưng cùng địa bàn trong tỉnh thì thực hiện khai và nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh tại nơi có địa điểm kinh doanh. Công ty liên hệ với Cơ quan thuế tại nơi có địa điểm kinh doanh để được hướng dẫn chi tiết cách thức nộp hồ sơ.
Trân trọng cảm ơn !
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Căn cứ tại điểm b, Khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
Trân trọng cảm ơn!
Chi cục Thuế khu vực Tiên Du – Quế Võ có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 6: Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
…2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:…
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”.
Căn cứ hướng dẫn trên, khoản chi phí test covid 19 cho nhân viên của Công ty nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trân trọng cảm ơn!
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040