Giải đáp vướng mắc thuế – Tổng Cục thuế ngày 02/04

252

Tổng Cục thuế đã hỗ trợ giải đáp vướng mắc thuế ngày 2/4 về rất nhiều điểm mới cần quan tâm của chính sách thuế. Tham khảo bản tin dưới đây Tổng Cục Thuế trả lời:

Nội dung bài viết

Câu 1: Công ty TNHH Aeonmall Himlam

Thời điểm bên mua kê khai hóa đơn mua HHDV có ngày ký khác ngày lập. Ví dụ: Ngày lập hóa đơn là ngày 30/06/2020 và ngày ký hóa đơn là ngày 01/07/2022. Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/ NĐ-CP.

Xin hỏi: Theo quy định trên, chúng tôi hiểu bên mua sẽ kê khai và khẩu trừ thuế của Hóa đơn mua vào dựa trên ngày lập hóa đơn. Chúng tôi sẽ kê khai các tờ khai Tháng 6/2022. Kính đề nghị hướng dẫn cách hiểu về thời điểm kê khai thuế của chúng tôi đã đúng quy định chưa? Nếu chưa đúng mong được hướng dẫn.

Trả lời:

Về việc kê khai hóa đơn có ngày lập khác ngày ký, Tổng cục Thuế đã có công văn 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023 gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nội dung:

“…trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ:

– Người bản thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;

– Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn chứng từ.”

Như vậy, công ty căn cứ vào hướng dẫn trên để thực hiện kê khai thuế theo đúng quy định.

Câu 2: Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thái An

 Công ty cổ phần thủy điện Thái An xin hỏi về vấn đề bán chứng chỉ năng lượng tái tạo (gọi tắt là “RECs”) với đơn giá bán tính trên đơn vị tính là 01MWhr.

Vì là lĩnh vực mới triển khai, chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nên không có hướng dẫn nào cụ thể về vấn đề hạch toán và kê khai các loại thuế, phí đối với khoản thu nhập này. Công ty cổ phần thủy điện Thái An xin được hướng dẫn một số vấn đề sau:

Công ty có phải xuất hóa đơn GTGT cho khoản thu nhập từ bán REC không? Nếu phải xuất hóa đơn thì thuế suất thuế GTGT áp dụng mức nào và tính trên đơn giá nào (đơn giá bán tính trên 01MWhr là đã bao gồm thuế GTGT hay chưa bao gồm thuế GTGT).

Công ty phải hạch toán khoản thu nhập từ bán REC này như thế nào và phải nộp những loại thuế và phí nào cho khoản thu nhập này?

Trả lời:

1. Về thuế GTGT: Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, tín chỉ năng lượng tái tạo REC không phải là chứng chỉ giảm phát thải. Sau khi lấy ý kiến Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên Môi trường, ngày 23/10/2023, TCT đã có công văn số 4665/TCT-CS trả lời Cục Thuế tỉnh Gia Lai về chính sách thuế GTGT đối với việc bán tín chỉ năng lượng tái tạo REC, theo đó, bán chứng chỉ năng lượng tái tạo REC áp dụng thuế suất 10%.

2. Về thuế TNDN:

Ngày 13/12/2023, TCT đã có công văn số 5677/TCT-CS trả lời Cục Thuế tỉnh Hà Giang về chính sách thuế bán chứng chỉ REC.

TCT đề nghị Cục thuế tỉnh Hà Giang căn cứ các văn bản hướng dẫn nêu trên và hồ sơ, tài liệu về việc giao dịch chứng chỉ năng lượng tái tạo REC để hướng dẫn đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật..

Câu 3: Công ty điện lực Hòa Bình.

Hàng năm tại đơn vị tôi có phát sinh doanh thu nhận tiền bồi thường di dời tài sản lưới điện bằng tiền.

– Theo Điều 93 và 94 TT 200/2014/TT-BTC thì khi nhận được tiền bồi thường sẽ thực hiện ghi nhận thu nhập khác thực hiện nghĩa vụ về thuế có liên quan.

– Theo Khoản 16 Điều 17 TT78/2014/TT-BTC quy định về thuế TNDN đối với khoản tiền nhận đền bù thì phải nộp trên phần chênh lệch giữa số tiền đền bù nhận được với giá trị còn lại của tài sản di dời. Thực tế khi nhận được tiền không trùng với thời điểm tháo dỡ di chuyển tài sản. Với ngành điện thời gian tương đối lâu như vậy sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền hình thành tài sản mới của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đề nghị TCT hướng dẫn thực hiện hạch toán giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Trả lời:

Tại khoản 16, Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 quy định:

6. Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do doanh nghiệp bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có).

Riêng các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất thì thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Về việc hạch toán tiền nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, BTC có công văn số 13029/BTC ngày 27/11/2023 gửi UBND tỉnh Thái Nguyên trong đó có hướng dẫn: Thu nhập của doanh nghiệp nhận được theo chính sách của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở SXKD là Thu nhập khác của doanh nghiệp.

Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để rà soát hồ sơ, chứng từ và thực tế hoạt động di dời để được hướng dẫn thực hiện.

Câu 4: Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama

Kê khai hóa đơn mua vào bị bỏ sót được kê khai vào kỳ hiện tại khi phát hiện. Tuy nhiên hiện tại cơ quan thuế không chấp nhận cho khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn đầu vào bị bỏ sót kê khai vào kỳ hiện tại như hướng dẫn tại công văn số 4943/TCT-KK

Kiến nghị: cho phép người mua được kê khai các hóa đơn đầu vào bị bỏ sót vào kỳ phát hiện và được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.

Trả lời:

Việc kê khai khấu trừ đối với hóa đơn mua vào bỏ sót được thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và Điều 47 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Theo quy định này người nộp thuế kê khai bổ sung hóa đơn mua vào bỏ sót vào kỳ phát sinh hoạt động mua vào nếu đáp ứng đầy đủ quy định về khấu trừ thuế và kê khai số thuế được khấu trừ tăng/ giảm các kỳ trước vào kỳ hiện tại. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng còn phụ thuộc vào kỳ phát sinh doanh thu xuất khẩu và số thuế mua vào phải phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

Câu 5: Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT-CTCP

Đối với hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng không bao gồm thi công công trình xây dựng thì có thuộc trường hợp phân bổ thuế GTGT (nộp thuế vãng lai) theo Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính, khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng và mã ngành F của hệ thống kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 thì hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế không thuộc ngành xây dựng nên không thuộc đối tượng phải kê khai vãng lai thuế GTGT tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Câu 6: Công ty cổ phần kinh doanh VMPC

Công ty chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu bột đá. Mặt hàng cần tham vấn giá khi xuất khẩu. Thời gian tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai. Thời điểm thông quan sau khi hoàn thành thủ tục tham vấn và doanh nghiệp phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng trong thời gian này. Chúng tôi thường xuyên cập nhật trang hải quan, tuy nhiên doanh nghiệp có gặp trường hợp mạng lỗi nếu dẫn tới việc xuất hóa đơn chậm vài ngày. Doanh nghiệp đề nghị Tổng cục Thuế và hải quan có hướng giải quyết giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này.

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại khoản 7, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014: “Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Căn cứ khoản 3, Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ: doanh nghiệp lập hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu sau khi làm xong thủ tục hải quan.

Căn cứ khoản 21, Điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014: “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác”.

Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp khi xuất khẩu thực hiện lập hóa đơn điện tử. Thời điểm lập hóa đơn là khi hàng hóa được thông quan (Là hoàn tất thủ tục hải quan). Về quy định rõ thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục thuế sẽ ghi nhận vướng mắc của doanh nghiệp và sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP trong thời gian tới.

Câu 7: Công ty TNHH Sakurai VN

Doanh nghiệp EPE thành lập chi nhánh tại cụm công nghiệp hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh, chi nhánh không được hưởng chính sách của doanh nghiệp EPE.

– Có thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng cho cả giai đoạn đầu tư và giai đoạn xuất nhập khẩu hay không? Nếu được thì chi nhánh đứng hoàn hay doanh nghiệp EPE đứng hoàn?

– Doanh nghiệp EPE ký hợp đồng xây lắp được hưởng thuế GTGT 0 % và không cần mở tờ khai (theo quy định), khi bán thanh lý các tài sản này vào thị trường nội địa cần thực hiện nghĩa vụ và chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Trả lời:

1.  Theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp chế xuất không phải là người nộp thuế. Theo quy định pháp luật về quản lý thuế, doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

Do đó, nếu theo câu hỏi của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có hoạt động chế xuất (kể cả có thành lập hay không thành lập chi nhánh) thì khi có hoạt động đầu tư hoặc xuất khẩu không được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất thành lập chi nhánh hoặc không thành lập chi nhánh có hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp (Hiện hành là nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022), nếu có dự án đầu tư mới hoặc hoạt động xuất khẩu thì thuộc trường hợp hoàn thuế nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

2.  Theo quy định tại khoản 4, Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được bán thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng loại “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ

Câu 8: Công ty TNHH công nghệ Pin Shine Việt Nam

Hỏi về chi phí khi công nhân viên công ty đi công tác gặp khách hàng nhưng không xin được đóng dấu công ty của khách hàng xác nhận trên giấy đi đường. Vậy các chi phí đi công tác ấy có được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm 2.9, khoản 2, Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 quy định: Các khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở được tính vào chi phí được trừ khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể:

– Các khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ (gồm giấy đi đường có đóng dấu xác nhận) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp nếu có khoản tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoản tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Câu 9: Công ty cổ phần thuỷ điện Việt Nam

1.  Thành lập doanh nghiệp mới hoạt động lĩnh vực xây dựng, vốn dưới 15 tỷ trên địa bàn Lai Châu (Địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn). Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thì có được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện địa bàn không? Nếu được thì cần làm thủ tục gì?

2.  Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho cả điểm 4.25 và điểm 5.26 hay chỉ áp dụng cho điểm 5.26 – Khoản 2 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019?

3.  Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không hợp pháp kê khai đầu vào, hạch toán, quyết toán chi phí khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (năm tài chính đã kết thúc), bị cơ quan có thẩm quyền thanh kiểm tra phát hiện loại trừ chi phí, dẫn đến tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và kết luận có hành vi trốn thuế thì có được hưởng ưu đãi?

4.  Mẫu bản kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn, mẫu 01/TNDN ban hành theo Thông tư 78/2014/TT-BTC có giới hạn về số tiền mua hàng hoá không? Có thể dùng một biểu để thể hiện phần thu gom của nhiều người được không? Giá trị mua hàng trên 20.000.000 đồng có phải chuyển khoản không?

Trả lời:

1.  Theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì dự án được đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đáp ứng điều kiện về địa bàn thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập tại địa bàn đặc biệt khó khăn, không thuộc trường hợp được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư thì thủ tục ưu đãi, cấp phép đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư.

2.  Điểm 4.25 là xác định thu nhập được hưởng ưu đãi trong một số trường hợp, Điểm 5.26 là quy định về dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi. Trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi hoặc xác định phần thu nhập được hưởng ưu đãi thì phải căn cứ vào cả hai điểm.

3. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với phần thu nhập được xác định là doanh nghiệp đã thực hiện hành vi trốn thuế.

4. Theo quy định tại điểm 2.4, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: “Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

Câu 10: Đơn vị thuộc hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Khó khăn vướng mắc trong thực hiện quy định về lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng tại cột bán/cây xăng, cửa hàng bán lẻ xăng dầu (điểm I, khoản 4, Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn điện tử).

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 90 Luật Quản lý Thuế số 38 năm 2019 thì khi bán hàng hóa, người bán phải lập hóa đơn điện tử, quy định này có hiệu lực bắt buộc kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ cũng đã có quy định rất cụ thể về vấn đề này. Gần đây Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành các Công điện như Công điện số 1123/CĐ-TTg ngày 18/11/2023, công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 01/12/2023, theo đó yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường chuyển đổi số, trong đó có hóa đơn điện tử đối với lĩnh vực kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị số 04 và Công văn số 13348/BTC-TCT ngày 04/12/2023 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Tài chính để chỉ đạo các cơ quan ban ngành, hỗ trợ các doanh nghiệp, triển khai thành công quy định của luật quản lý thuế và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan thuế địa phương hiện nay cũng đang phối hợp rất chặt chẽ, đồng hành để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chỉ đạo của các cấp về vấn đề này.

Theo thống kê sơ bộ, cả nước đã có một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Như Petrolimex, Sài Gòn Petro, … (Chiếm khoảng 70 % thị phần kinh doanh xăng dầu trên cả nước) đã thực hiện phát hành Hóa đơn điện tử sau từng lần bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Các doanh nghiệp còn lại đang rất tích cực triển khai các giải pháp để thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán xăng dầu theo quy định để đảm bảo hoàn thành trong tháng 12/2023 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.

Theo kinh nghiệm triển khai, thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể lựa chọn một trong các phương án như: đầu tư công nghệ, thiết bị để thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu (dự kiến chưa đến 20 triệu/1 cửa hàng), Hoặc thực hiện nâng cấp cột bơm với chi phí khoảng 100 triệu/ cửa hàng. Đối với các cột bơm quá cũ, không có khả năng nâng cấp thì thực hiện thay thế cột bơm xăng mới chi phí khoảng 200 triệu/ cột bơm. Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, các chi phí này theo đánh giá là mang lại lợi ích nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy định, đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, thì các cửa hàng thực hiện xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng (Không phải in ra để giao cho khách hàng mà lưu trữ tại hệ thống hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, đồng thời gửi dữ liệu về cơ quan thuế. Trường hợp người mua có nhu cầu lấy hóa đơn thì cung cấp thông tin để người mua để người bán gửi hóa đơn điện tử qua email, tin nhắn… Việc này thực hiện tự động và thuận lợi, người mua không phải dừng chờ để nhận được bản hoá đơn giấy như trước đây.

Theo báo cáo của Petrolimex và Sài Gòn Petro thì chi phí trung bình để tạo, chuyển nhận dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế chỉ khoảng 20 đồng – 60 đồng / 1 hoá đơn.

Bộ tài chính thông tin và đề nghị các đơn vị hoạt động kinh doanh xăng dầu tích cực nghiên cứu các giải pháp để thực hiện đúng quy định của pháp luật góp phần vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Câu 11: Công ty cổ phần NTP

1. Công ty em ký hợp đồng nhận chuyển nhượng bản quyền với một công ty nước ngoài. Trong thời gian triển khai, bên nước ngoài có cử chuyên gia sang hỗ trợ kĩ thuật, hai bên thỏa thuận bên công ty em chi trả: chi phí ăn ở đi lại và 700 USD/ ngày/ người trong thời gian chuyên gia sang hỗ trợ. Vậy: phần chi phí ăn ở đi lại và 700 USD/ngày/người này Công ty em phải tính và nộp những loại thuế nào?

2. Công ty em bán xe điện năm 2022 đến năm 2023 công ty muốn tặng thêm bộ sạc điện cho khách hàng. Giờ công ty có thể đăng ký chương trình khuyến mại tặng sạc cho khách hàng với giá tính thuế bằng 0 hay không? Nếu không đăng ký được chương trình khuyến mại, công ty có thể xuất hóa đơn với giá bán tại thời điểm khuyến mại và tính vào chi phí hợp lý hay không?

3. Công ty em là nhà phân phối, bán hàng cho các đại lý. Trong năm, công ty em có hỗ trợ đại lý một số khoản sau:

– Hỗ trợ đạt doanh số: đại lý đạt ngưỡng doanh số nhất định sẽ nhận được khoản hỗ trợ

– Hỗ trợ tư vấn bán hàng: các Tư vấn viên bán được hàng sẽ được hỗ trợ ( thông qua đại lý)

– Hỗ trợ marketing và hỗ trợ setup cửa hàng theo layout toàn hệ thống: khi đại lý gửi các hóa đơn và hồ sơ đầy đủ sẽ được hỗ trợ

-> Trong các khoản hỗ trợ trên, khoản hỗ trợ nào đại lý khi nhận tiền sẽ phải xuất  hóa đơn cho bên em?

4. Công ty bán xe ô tô với giá bán nhỏ hơn giá vốn. Theo Thông tư 71/2010/TT-BTC về ấn định thuế Công ty không được bán thấp hơn 5 % giá niêm yết. Tuy nhiên Thông tư 71 đã hết hiệu lực và thay thế bằng Thông tư 80/2021/TT-BTC (tuy nhiên Thông tư 80 không quy định chi tiết). Vậy trường hợp này khi công ty bán thấp hơn giá vốn thì có rủi ro gì? Và cơ sở pháp lý là văn bản nào?

Trả lời:

1. Đối với cá nhân nước ngoài (Thuế TNCN):

Theo quy định tại điểm b.3, khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì:

b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).”

 à Công ty căn cứ hợp đồng để thực hiện theo quy định.

Trường hợp các cá nhân nước ngoài này có thu nhập toàn cầu thuộc diện tự kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế có trách nhiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật

Đối với công ty phía Việt Nam ( thuế nộp thay Nhà thầu nước ngoài): Xem lại quy định khác hợp đồng bản quyền trong đó quy định giá trị chuyển nhượng và các khoản chi phí có liên quan để kê khai nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài.

2. Theo hướng dẫn tại khoản 5, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”

Như vậy, trường hợp công ty bán xe điện tặng thêm bộ sạc điện cho khách hàng, nếu công ty thực hiện khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì giá tính thuế được xác định bằng 0.

Trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa dùng để biếu, tặng, cho tức là bằng giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.

3. Theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“1. Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

….

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.”

à Đề nghị công ty xác định các khoản hỗ trợ mà đại lý nhận để thực hiện dịch vụ cho công ty để đại lý kê khai, nộp thuế đối với các khoản hỗ trợ này.

4. Tại khoản 8, Điều 14 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp ấn định thuế:

“8. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo mã giao dịch thông thường trên thị trường”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ không theo mã giao dịch thông thường trên thị trường thì doanh nghiệp bị ấn định thuế theo quy định tại khoản 8, Điều 14 Nghị định 126 nêu trên. Căn cứ ấn định thuế theo quy định tại Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Câu 12: Công ty TNHH Groetek Vina.

1. Hiện nay có 30.000 đến 35.000 người làm công hưởng lương và đã được nhiều cơ quan chi trả thu nhập đăng ký Mã số thuế TNCN từ nhiều năm trước đến nay. Để có thể rà soát và chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế mở ngoặc trùng chứng minh nhân dân sai sót họ tên, ngày sinh, chúng mã số thuế,…) được chính xác, kịp thời, năm 2023 công ty đề nghị ngành thuế hỗ trợ công cụ phần mềm hoặc giải pháp công nghệ thông tin để có thể đối chiếu và chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia cho khối lượng lớn dữ liệu nêu trên.

2. Vướng mắc về thu nhập từ tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) từ hợp đồng ký với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo quy định tập đoàn tài chính đề nghị được miễn thuế, giảm thuế theo điều ước quốc tế thì cần hồ sơ chứng minh như mẫu 01/MTPDTH ban hành theo Thông tư số 80/2021/BTC ngày 29/9/2021, Tuy nhiên việc xác nhận này của doanh nghiệp chưa được cơ quan nào xác nhận (Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước chưa có xác nhận cho doanh nghiệp).

Trả lời:

 Hiện nay Tổng cục Thuế đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực công dân theo số căn cước công dân đối với trường hợp cá nhân đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin.

– Về rà soát: đối với cá nhân có thể trực tiếp thay đổi thông tin trên cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế hoặc ứng dụng Etax Mobile.

– Đối với tổ chức: có thể thay đổi thông tin hàng loạt cho người lao động và gửi đến cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Tổng cục Thuế cũng đã chủ động rà soát, đối chiếu, truy vấn dữ liệu thông tin người nộp thuế cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để xác định mã số định danh của người nộp thuế tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó:

+ Trường hợp đã truy vấn được mã định danh người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì mã định danh là mã số thuế (đang củng cố pháp lý tại Thông tư sửa đổi Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020)

+ Trường hợp chưa truy vấn được, cơ quan thuế đang triển khai các giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn người nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập thực hiện rà soát, chuẩn hóa thông tin.

Câu 13: Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi

Trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về thuế và hải quan Công ty có những vướng mắc như sau:

1. Về việc giải trình cho chênh lệch giữa tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp và dữ liệu hóa đơn điện tử của Cơ quan thuế:

Hiện nay, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp và đánh giá rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp thông qua dữ liệu từ hệ thống hóa đơn điện tử và tờ khai thuế GTGT hàng tháng của doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm tăng cường công tác quản lý và thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chi phí đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp rất đa dạng bao gồm nhiều loại thuế suất khác nhau (10%, 8%, 5%, 0% và không chịu thuế) và các quy định hiện hành về hóa đơn điện tử cũng như về kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì việc chênh lệch giữa tờ khai thuế GTGT hàng tháng và dữ liệu từ hệ thống hóa đơn điện tử sẽ thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân cơ bản của sự chênh lệch này là phương thức thu thập số liệu trên hệ thống hóa đơn điện tử khác với phương thức lập tờ khai giá trị gia tăng hàng tháng. Ví dụ:

– Trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại:

+ Trên hóa đơn điện tử: số tiền chiết khấu thương mại không ghi số âm (-).

+ Trên tờ khai thuế GTGT: số tiền chiết khấu thương mại kê khai số âm (-).

– Trường hợp hóa đơn xuất khẩu:

+ Trên hóa đơn điện tử: Số tiền thanh toán ghi bằng ngoại tệ và tỷ giá tương ứng.

+ Trên tờ khai thuế GTGT: Số tiền thanh toán ghi bằng Đồng Việt Nam.

Kiến nghị: Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế có cơ chế đánh giá, quản lý rủi ro phù hợp tránh làm gia tăng thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

2. Về thuế GTGT đầu ra của hàng khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng …:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trường hợp có hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng… thì khi thực hiện các hoạt động này doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT và kê khai nộp thuế GTGT theo đúng quy định.

Đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, quảng cáo, biếu, tặng …doanh nghiệp được đưa vào chi phí và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với thuế GTGT đầu ra của các hàng hoá, dịch vụ này thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (công văn số 447/TCT-DNL ngày 16/02/2023 của Tổng Cục thuế).

Thực tế, thuế GTGT đầu ra này doanh nghiệp đã nộp cho ngân sách nhà nước và là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (phục vụ mục tiêu quảng bá sản phẩm, thương hiệu) nếu không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Đề nghị: Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế xem xét cho phép khoản tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ nộp theo phương pháp khấu trừ được trừ khi tính thuế TNDN.

3. Về nhà kiên cố:

Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo phân nhóm tài sản, đối với nhóm nhà cửa, vật kiến trúc thuộc mục G, Phụ lục 1 – có phân loại “Nhà cửa loại kiên cố” (khung khấu hao 25-50 năm) và “Nhà cửa khác” (khung khấu hao 6-25 năm). Tuy nhiên, thông tư không nêu rõ cách thức để phân loại/xác định thế nào là nhà loại kiên cố, thế nào là nhà cửa khác?

Đề nghị: Bộ Tài Chính, Tổng Cục thuế có các văn bản hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định nhà kiên cố, nhà cửa khác theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xác định khung thời gian trích khấu hao TSCĐ nhà cửa, vật kiến trúc.

Trả lời:

1. Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp còn lập hóa đơn chưa đúng quy định như lập các chỉ tiêu trên hóa đơn chưa chính xác, … dẫn đến số liệu trên hóa đơn và số liệu doanh nghiệp kê khai trên tờ khai thuế GTGT không khớp đúng.

Khi cơ quan thuế triển khai các giải pháp quản lý rủi ro về hóa đơn theo quy định pháp luật quản lý thuế đã phát hiện các chênh lệch như trên. Trong thời gian tới, TCT sẽ tiếp tục hoàn thiện các biện pháp quản lý rủi ro hóa đơn, đồng thời đề nghị DN nghiên cứu kỹ các quy định về hóa đơn để lập hóa đơn được chính xác, tránh phát sinh các dấu hiệu rủi ro phải giải trình với cơ quan thuế.

2. Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không có quy định tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thuế giá trị gia tăng không thu được tiền trên hóa đơn tài chính bằng hiện vật. Do đó trường doanh nghiệp có khoản tiền thuế giá trị tăng không thu được tiền trên hóa đơn, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng,… và tiêu dùng nội bộ thì khoản thuế GTGT không thu được tiền nêu trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Về nội dung nhà kiên cố: Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến để rà soát, làm rõ thêm quy định về “Nhà cửa loại kiên cố” với “Nhà cửa khác” trên cơ sở các quy chuẩn, quy định của Bộ Xây dựng về nhà cửa các loại để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.

Câu 14: Công ty TNHH Điện lực Vân Phong

Vướng mắc liên quan đến ưu đãi thuế TNDN khi áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 01/1/2024 đối với dự án đầu tư BOT Nhà máy điện Vân Phong 1:

–  Công ty có được quyền áp dụng theo Điều 13 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 về đảm bảo đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật không?

 – Trường hợp Công ty thuộc đối tượng điều chỉnh bởi chính sách thuế TNDN được sửa đổi bổ sung theo Dự thảo Nghị Quyết khoản 8 Điều 4 quy định về thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn thì giá trị tài sản có phải là Nhà máy điện đầu tư theo hợp đồng BOT được trừ khi xác định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn hay không?

– Hiện nay, công ty đang lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực là chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cho mục đích kế toán và thuế tại Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) cho mục đích báo cáo và hợp nhất với công ty mẹ tối cao. Hiện nay, quy định tại Nghị quyết chưa có hướng dẫn rõ ràng về chuẩn mực nào sẽ được dùng để tính toán thuế TNDN bổ sung theo quy định về thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT). Vậy chuẩn mực kế toán nào sẽ được áp dụng và có được quy định rõ tại cấp Nghị định hay không?

Trả lời:

– Liên quan đến việc ưu đãi thuế TNDN khi áp thuế tối thiểu toàn cầu: hiện nay Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định việc áp dụng đối với tập đoàn đa quốc gia tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính và tương đương với 750 triệu Euro trở lên đối với trường hợp cụ thể theo quy định. Tại Nghị quyết có quy định về Thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn để áp dụng cho tập đoàn đa quốc gia có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy trường hợp Công ty Điện Lực Vân Phong thuộc đối tượng áp dụng quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu thì ngoài việc kê khai thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì công ty phải kê khai và nộp thuế theo quy định tại Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp công ty TNHH Điện lực Vân Phong không thuộc đối tượng áp dụng quy định về thuế tối thiểu toàn cầu thì công ty tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện nay mà công ty được hưởng.

– Về áp dụng chuẩn mực kế toán: Trên cơ sở hướng dẫn của OECD, tại khoản 10, 11, 12 Điều 3 của Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định tổng quát chuẩn mực kế toán:

“10. Báo cáo tài chính hợp nhất là:

a) Báo cáo tài chính do công ty lập theo chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận, trong đó tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và lưu chuyển tiền tệ của công ty đó và các công ty khác mà công ty đó có quyền kiểm soát được trình bày dưới dạng báo cáo của một đơn vị kinh tế duy nhất;

b) Trong trường hợp công ty là tập đoàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của công ty được lập theo chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận;

c) Trong trường hợp công ty mẹ tối cao có báo cáo tài chính được quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được lập theo chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận thì báo cáo tài chính hợp nhất là những báo cáo tài chính được điều chỉnh để loại trừ mọi khác biệt trọng yếu;

d) Trong trường hợp công ty mẹ tối cao không lập báo cáo tài chính được quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao là những báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán tài chính được phép áp dụng, bao gồm chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận hoặc một chuẩn mực kế toán tài chính khác được điều chỉnh để loại trừ mọi khác biệt trọng yếu.

11. Chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ca-na-đa, các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, các quốc gia thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Xinh-ga-po, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

12. Chuẩn mực kế toán tài chính được phép áp dụng là một tập hợp các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được cơ quan kế toán có thẩm quyền tại nước nơi đơn vị hợp thành đặt trụ sở cho phép áp dụng.”

Đồng thời, Nghị quyết quy định doanh nghiệp phải nộp bản giải trình thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính kèm theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về chuẩn mực kế toán được áp dụng Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế cũng như các cộng đồng doanh nghiệp và các Tập đoàn để hoàn thiện nội dung quy định tại Nghị định đảm bảo rõ ràng, cụ thể, thống nhất với hệ thống pháp luật trong nước đồng thời phù hợp với pháp luật quốc tế, các cam kết hiệp định đã ký kết với nước ngoài cũng như hướng dẫn của OECD để đảm bảo tổ chức thực hiện.

Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến đóng góp của quý doanh nghiệp để nghiên cứu, lựa chọn đưa các nội dung hướng dẫn của OECD tại quy định mẫu, tài liệu diễn giải, hướng dẫn hành chính, hướng dẫn quy định miễn trừ và các văn bản quy định chi tiết khác vào Nghị định quy định chi tiết nghị quyết đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện. Trong quá trình xây dựng Nghị định, Bộ Tài chính mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của doanh nghiệp.

Câu 15: Công ty Cổ phần 3S Dent

Căn cứ khoản 24, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT: Sản phẩm  nhân tạo dùng thay thế cho bộ phận cơ thể của người, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

1. Vậy công ty em sản xuất răng sứ (răng giả) và sản phẩm phục hình răng giả có thuộc đối tượng không chịu thuế hay không?

2. Trong quy trình sản xuất phục hình răng giả bao gồm nhiều giai đoạn. Tuy nhiên do bệnh lý bệnh nhân, nhiều trường hợp thời gian để phục hình cố định răng cần thời gian lâu hơn. Vì vậy phát sinh những sản phẩm mang tính chất tạm thời trong thời gian chờ như: răng giả tạm, hàm tạm in, mẫu hàm in, hàm tháo lắp tạm,… Xin hỏi những sản phẩm trên bên công ty em sẽ xuất hóa đơn với thuế suất như nào?

Trả lời:

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định tại khoản 24, Điều 5 và khoản 2, Điều 8 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 về đối tượng không chịu thuế và chịu thuế suất 5%; Căn cứ khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế suất 5% và thuế suất 10%; hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BTC ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính về thuế suất 5%.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp sản  phẩm dùng trong nha khoa nếu được xác định là sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh thì thuộc đối tượng không chịu thuế.

Trường hợp sản phẩm nếu được xác định là thiết bị, dụng cụ y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BTC.

Doanh nghiệp có thể tham khảo Công văn số 5318/TCT-CS ngày 28/11/2023 của Tổng cục Thuế gửi tới Cục Thuế TP HCM.

Câu 16: Tổng công ty cà phê Việt Nam – Công ty TNHH MTV

1. Các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã thực hiện không đưa thông tin tài khoản và ngân hàng thanh toán của người nhập khẩu vào hợp đồng thì số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân có đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn lại theo theo Mục 3 Điều 16 của Thông tư 219/2013/TT-BTC hay không?

2. Trên hợp đồng xuất khẩu cà phê nhân chỉ thể hiện doanh nghiệp mua hàng, không thể hiện tên doanh nghiệp nhận hàng có thể là doanh nghiệp mua hàng hoặc bên thứ ba được ghi trong hướng dẫn giao hàng và vận đơn đường biển (Bill of loading) mà không ghi trong hợp đồng xuất khẩu, có ảnh hưởng đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của cà phê xuất khẩu hay không?

Trả lời:

Căn cứ quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; điều kiện khấu trừ thuế GTGT mua vào tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng tại Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 24 Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 về hợp đồng kinh tế; Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng; Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp hợp đồng xuất khẩu và chứng từ thanh toán qua ngân hàng đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên thì được hoàn thuế nếu đồng thời đáp ứng điều kiện khấu trừ đầu vào và các điều kiện áp dụng thuế suất 0% theo quy định.

Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với trường hợp tương tự, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2572/TCT-KK ngày 23/6/2023 gửi Cục Thuế TP Hồ Chí Minh như sau: Trường hợp công ty có chứng từ thanh toán tiền (đối với hình thức thanh toán là L/C và D/P) là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu thì đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh căn cứ quy định pháp luật, căn cứ kết quả xác minh, đối chiếu thông tin với các bên có liên quan và kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để giải quyết cho người nộp thuế.

Câu 17: Trung tâm trọng tài thương mại Doanh nhân Việt Nam (VNEAC)

Trung tâm trọng tài thương mại Doanh nhân Việt Nam còn nhiều vướng mắc trong lĩnh vực thuế. Nay bằng văn bản này, chúng tôi kính mong Cơ quan thuế giải đáp vướng mắc cho chúng tôi về các vấn đề như sau:

1. Trung tâm trọng tài thương mại có thuộc trường hợp thực hiện nghĩa vụ khai và nộp thuế không? Nếu có, hình thức khai thuế như thế nào?

2. Trung tâm trọng tài thương mại có thuộc đối tượng điều chỉnh của các Luật thuế: Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Lệ phí môn bài, Thuế Thu nhập cá nhân?

3. Trong trường hợp là đối tượng phải chịu thuế, Trung tâm trọng tài thương mại có phải chịu loại thuế suất đối với Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Lệ phí môn bài, Thuế Thu nhập cá nhân là bao nhiêu?

Trả lời:

Trường hợp Trung tâm trọng tài thương mại Doanh nhân Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-BTP ngày 07/02/2023 của Bộ Tư pháp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định, trong đó số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất TNDN hiện hành. Nếu trong trường hợp Trung tâm hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

Trường hợp Trung tâm có hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt động trọng tài theo quy định tại Điều 28 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 thì thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP.

Về chính sách thuế TNCN thì đối tượng điều chỉnh của Luật thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế theo quy định của Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân, người lao động làm việc tại Trung tâm trọng tài thương mại doanh nhân Việt nam thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Về mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân, người lao động, làm việc tại Trung tâm trọng tài thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 26 Luật thuế thu nhập cá nhân.

Câu 18: Công ty TNHH Ziehl-Abegg Việt Nam.

Tại Phụ lục II Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định tại Khoản 55 khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và khu kinh tế, khu công nghiệp cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính Phủ) là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 quy định về hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, dự án đầu tư mới đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP trừ địa bàn nêu tại khoản 5 Phụ lục II được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều này thì được hưởng ưu đãi thuế với lĩnh vực hoặc địa bàn quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy luật Đầu tư mới và Thông tư hướng dẫn về thực hiện ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đang có sự mâu thuẫn, các doanh nghiệp mới có được hưởng ưu đãi theo địa bàn đầu tư như theo quy định của Luật đầu tư không?

Trả lời:

Theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì khu công nghiệp không nằm ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được áp dụng theo điều kiện khu công nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo, không được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi).

Do vậy thu nhập của các doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp áp dụng theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cục Thuế Đồng Nai sẽ tiếp nhận hồ sơ cụ thể, và có hướng dẫn doanh nghiệp rõ ràng.

Câu 19: Công ty Cổ phần in Cần Thơ

Hơn 1 năm qua, Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ (viết tắt là Công ty) không đồng tình với sự áp đặt của Cục Thuế thành phố Cần Thơ về việc Công ty còn nợ tiền thuê đất từ ngày 15/5/2011 đến ngày 14/5/2014 do việc truy thu không đúng đối tượng. Lý do:

Thứ nhất, giai đoạn 2011 – 2014, Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ là Công ty cổ phần có 97% vốn của Nhà nước chi phối. Cổ tức giai đoạn 2011 – 2014, Công ty đã nộp đúng, đủ vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Thứ hai, giai đoạn 2011 – 2014, Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ (có 97% vốn nhà nước chi phối) được miễn tiền thuê đất theo Quyết định số 773/QĐ-CT ngày 11/4/2013 và Quyết định số 1685/QĐ-CT ngày 06/6/2014 của Cục Thuế Thành phố Cần Thơ do Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Bửu ký.

Thứ ba, Tháng 3/2020, SCIC bán toàn bộ phần vốn Nhà nước chi phối tại Công ty (97%) và thương hiệu Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ trên sàn giao dịch chứng khoán Nhà nước thành công (theo Quyết định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ký ngày 03/4/2020) cho cổ đông tư nhân, ngoài Nhà nước và tiến hành chuyển nhượng cổ phần giữa SCIC với hai nhà đầu tư là bà Nguyễn Thị Xuân Tươi và bà Lê Thị Minh Giang. Trong hồ sơ bán toàn bộ vốn và thương hiệu Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ, báo cáo tài chính rất rõ ràng, minh bạch, không thể hiện điều gì liên quan đến việc còn nợ tiền thuê đất.

Thứ tư, mãi đến ngày 28/7/2022, Cục Thuế thành phố mới ban hành Quyết định số 1153/QĐ-CTCTH về việc thu hồi và hủy Quyết định miễn tiền thuê đất là VÔ HIỆU (thu hồi và hủy Quyết định số 773/QĐ-CT ngày 11/4/2013 và Quyết định số 1685/QĐ-CT ngày 06/6/2014 của Cục Thuế thành phố Cần Thơ do Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Bửu ký), không đúng đối tượng áp dụng. Bởi kể từ ngày 03/4/2020 trở đi, Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ đã thay đổi chủ sở hữu, là doanh nghiệp tư nhân, không liên quan đến vụ việc nợ tiền thuê đất giai đoạn 2011 – 2014.

Công ty đã nhiều lần gửi văn bản đến Cục Thuế thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng Cục Thuế Nhà nước, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ yêu cầu được nhanh chóng giải quyết vụ việc nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã có ý kiến, đề nghị thành phố sớm giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.

– Ngày 21/9/2023, Kiểm toán Nhà nước Khu vực V tổ chức buổi làm việc gồm các thành phần: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước Khu vực V, lãnh đạo Cục Thuế thành phố, lãnh đạo Công ty để giải quyết về tiền thuê đất của Công ty như đã nói trên.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Tín, Kiểm toán Trưởng có ý kiến kết luận: Đề nghị Cục thuế thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố kiểm tra, rà soát tình hình Công ty thực hiện nộp phần cổ tức giai đoạn từ năm 2011 – 2014 vào ngân sách nhà nước. Nếu Công ty đã nộp đủ cổ tức vào ngân sách nhà nước, không gây thiệt hại ngân sách nhà nước, thì Cục Thuế thành phố làm tham mưu cho UBND thành phố miễn thu tiền thuê đất nói trên cho Công ty và báo cáo kết quả giải quyết về Kiểm toán Nhà nước Khu vực V.

– Ngày 23/10/2023, Tổ công tác đặc biệt của Chủ tịch UBND thành phố tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, có nội dung giải quyết việc Cục Thuế thành phố truy thu tiền thuê đất không đúng đối tượng như đã nêu trên.

Tại cuộc họp, qua báo cáo của ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố và ý kiến của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì cuộc họp kết luận như sau:

– Do Công ty đã nộp đủ phần cổ tức giai đoạn từ năm 2011 – 2014 vào ngân sách nhà nước, không gây thiệt hại ngân sách nhà nước, nên Cục Thuế thành phố phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước báo cáo việc không truy thu tiền thuê đất nói trên đối với Công ty.

– Tháo gỡ thông tin Công ty nợ tiền thuê đất trên thống quản lý thuế tập trung để Công ty tham gia đấu thầu, xác nhận không nợ thuế để Công ty thực hiện thủ tục đề xuất khen thưởng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

– Yêu cầu Cục Thuế thành phố thực hiện các nội dung trên trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày 02/11/2023.

Ngày 27/11/2023, Ban Thi đua, Khen thưởng thành phố gửi văn bản yêu cầu Cục Thuế thành phố xác nhận đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty để hoàn tất thủ tục đề xuất khen thưởng năm 2023, thì ông Đỗ Đấu Tranh, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố ký công văn số 5894/CTCTH-KK ngày 06/12/2023 về việc có ý kiến đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế, trả lời Ban Thi đua, Khen thưởng thành phố như sau: “… Tuy nhiên, đến nay, Cục Thuế chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố về việc không truy thu tiền thuê đất đối với Công ty. Khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố, Cục Thuế sẽ thực hiện theo quy định”.

Qua nội dung trả lời của ông Đỗ Đấu Tranh như trên, đồng nghĩa với việc cơ quan Thuế không tháo gỡ thông tin nợ thuế trên hệ thống quản lý thuế tập trung, Công ty chúng tôi không đủ điều kiện tham gia đấu thầu, không đủ điều kiện đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân tại Công ty.

Tháng 4 năm 2020, chúng tôi là nhà đầu tư, tham gia đấu giá rộng rãi trên sàn chứng khoán để mua vốn và thương hiệu Công ty Cổ phần In Tổng hợp Cần Thơ, chứ chúng tôi không mua nợ. Hồ sơ bán vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) rất rõ ràng, minh bạch, không liên quan đến nợ thuế. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa SCIC với nhà đầu tư chúng tôi cũng không có điều khoản nào có liên quan đến Nợ tiền thuê đất của Công ty trước đây.

Nếu Cục Thuế thành phố muốn truy thu tiền thuê đất từ ngày 15/5/2011 đến ngày 14/5/2014, đề nghị Cục Thuế thành phố liên hệ với SCIC để truy thu. Vì tại thời điểm đó, Ủy ban nhân dân thành phố, SCIC chính là chủ sở hữu, nắm giữ 97% vốn Nhà nước chi phối tại Công ty trong thời điểm từ ngày 03/4/2020 trở về trước.

Chúng tôi rất bức xúc, không hiểu Cục Thuế thành phố và ông Đỗ Đấu Tranh cần điều gì nữa mới thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại cuộc họp vào ngày 23/10/2023?.

Việc làm của Cục Thuế thành phố và của ông Đỗ Đấu Tranh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố trong việc mời gọi đầu tư để phát triển thành phố; làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp; gây thiệt hại cho hơn 400 người lao động tại Công ty do không có việc làm; gây tổn hại rất lớn cho thương hiệu Công ty chúng tôi.

Nay, bằng văn bản này, một lần nữa, Công ty chúng tôi đề nghị đồng chí Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế Nhà nước có biện pháp sớm giải quyết dứt điểm vụ việc trên để giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp, đồng thời chấn chỉnh cách nghĩ, cách làm quá vô cảm, vô trách nhiệm của Cục Thuế thành phố Cần Thơ nhằm củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế và chính quyền thành phố.

Nếu trong khoảng thời gian kể từ nay cho đến ngày 31/12/2023, vụ việc không được giải quyết dứt điểm, Công ty chúng tôi sẽ phát đơn kiện Cục Thuế thành phố theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, của doanh nghiệp và người lao động.

Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của đồng chí nhằm giúp Công ty có thêm động lực vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trả lời:

Đây là kết luận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cơ quan Kiểm toán Khu vực V, và trong kiến nghị này không chỉ riêng công ty mà Cục Thuế cũng phải thực hiện theo, đó là kiến nghị của Cơ quan Kiểm toán. Điều này được quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 67 Luật kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13.

Ngày 11/10/2023, Cục thuế thành phố Cần Thơ đã có văn bản 4823 gửi Ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ về việc nộp phần cổ tức 2011-2014 để Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo.

Cơ quan Thuế thực hiện theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Thành phố Cần Thơ: Sở KHĐT, Sở TNMT, Sở Tài chính, thông tin địa chính do Sở TNMT chuyển sang, và CQT thực hiện, và là nội dung do UBND TP Cần Thơ quyết định.

Ngày 24/11/2023 Ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ có công văn số 4859 gửi Kiểm toán nhà nước khu vực V, báo cáo Kiểm toán nhà nước và đề nghị không truy thu tiền thuế đất do công ty đã nộp cổ tức giai đoạn 2011-2014 cho SCIC.

Kiểm toán nhà nước có công văn số 741 ngày 4/12/2023 gửi Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ theo đó Kiểm toán nhà nước khu vực V có ý kiến: Việc không truy thu tiền thuế đất đối với Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ là do cơ quan có thẩm quyền của thành phố xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Kiểm toán nhà nước khu vực V sẽ ghi nhận việc thực hiện kiến nghị kiểm toán theo kết quả xem xét, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của thành phố.

Hiện nay, các cơ quan tại địa phương đang rà soát và thực hiện chỉ đạo của UBND TP Cần Thơ.

Câu 20: Công ty TNHH một thành viên cơ khí hóa chất 13

Tổng cục Thuế ban hành công văn số 5080/TCT-DNL ngày 13/11/2023, công văn số 5468/TCT-DNL ngày 05/12/2023 đôn đốc thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Công ty hiểu rằng theo hướng dẫn trên, phải thực hiện lắp đặt kết nối với dữ liệu trên trụ bơm với máy tính, lập hóa đơn theo quy định, xuất hóa đơn theo từng lần bán lẻ xăng dầu. Nhưng công ty có xuất bán lẻ, xuất cho xe đi công tác và xuất phục vụ sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Vậy đối với số lượng xuất đó công ty phải thực hiện xuất hóa đơn như nào là hợp lý?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Tại khoản 2, điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thời điểm lập hóa đơn:

“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.”

Đề nghị Công ty TNHH MTV cơ khí hóa chất 13 nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện.

Câu 21: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Trâm anh

 Công ty tôi có kế hoạch thanh kiểm tra từ năm 2018 đến hết năm 2023, trong tháng 1/ 2024. Tuy nhiên thời gian trên đã kết thúc năm tài chính 2023 vì vậy công ty tôi có làm đơn xin quyết toán từ năm 2018 đến hết năm 2023. Nhưng cơ quan thuế trả lời là thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 là 31/3 / 2024 vì vậy không thể quyết toán năm 2023 trong tháng 1/ 2024. Vậy cho tôi hỏi là cơ quan thuế trả lời như vậy có căn cứ không? Nếu công ty tôi muốn quyết toán cả năm 2023 thì cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Đối với nội dung câu hỏi cần làm rõ một số nội dung:

+ Công ty có kế hoạch đề nghị cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế đối với công ty hay Cơ quan thuế gửi thông báo kế hoạch kiểm tra tới Công ty?

+ Công ty đã nộp báo cáo tài chính năm 2023 tại tháng 01/2024 hay chưa?

– Trường hợp 1: Công ty làm đơn đề nghị cơ quan thuế thực hiện kiểm tra quyết toán thuế niên độ 2018 đến 2023 thì không thuộc các trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế quy định tại Điều 110 và Điều 113 của Luật Quản lý thuế.

– Trường hợp 2: Cơ quan thuế gửi thông báo kế hoạch kiểm tra tới công ty hoặc đang tiến hành kiểm tra tại trụ sở Công ty.

+ Nếu công ty chưa nộp báo cáo tài chính năm 2023: căn cứ Khoản 5 Điều 107 Luật quản lý thuế thì Đoàn kiểm tra, cơ quan thuế không có cơ sở để thực hiện kiểm tra thuế niên độ 2023.

+ Nếu công ty đã nộp báo cáo tài chính năm 2023: trường hợp chưa ban hành quyết định kiểm tra, cơ quan thuế thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro và các bước trình tự, thủ tục theo quy định tại Quy trình kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 để ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở đối với công ty TNHH Tâm Anh; trường hợp đã ban hành Quyết định kiểm tra đối với công ty thì Đoàn kiểm tra căn cứ trên tình hình thực tế tại thời điểm kiểm tra để thực hiện theo điểm d khoản 5 Điều 72 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

Câu 22: Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2

Công ty TNHH điện Nghi Sơn 2 là công ty BOT, vốn đầu tư dự án là 2,5 tỷ USD trong đó 70 % là vốn vay. Do đó quy định hiện tại về mức không chế chi phí lãi vay không vượt quá 30 % EBITDA gây rất nhiều bất cập cho doanh nghiệp. Theo ước tính, do quy định này công ty sẽ phải nộp thêm 50 triệu USD. Về phía công ty chúng tôi thấy quy định này không phù hợp với mô hình công ty BOT, pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, không phù hợp với pháp luật của Chính phủ, các Bộ về khoản vay, cơ cấu vay, như thể hiện tại giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng BOT.

Kiến nghị của doanh nghiệp: đối với dự án BOT, phần vốn vay từ bên độc lập nếu đáp ứng đủ yêu cầu trong hợp đồng BOT thì sẽ không bị không chế ở mức 30 % EBITDA

Trả lời:

Trong thời gian qua, Tổng cục Thuế nhận được ý kiến của một số tổ chức, doanh nghiệp phản ánh các vướng mắc liên quan đến quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Về vấn đề này, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 và ý kiến phản ánh của các đơn vị, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ để trình các cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Câu 23: Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Tràng An

Chênh lệch số liệu về hóa đơn điện tử (kê khai giữa đơn vị và cơ quan thuế)

Trả lời:

Cục CNTT đã liên hệ với NNT thì được biết vướng mắc cụ thể như sau: NNT không thực hiện tra cứu được các hóa đơn mua vào đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền dẫn đến thấy chênh lệch số lượng hóa đơn NNT gửi lên cơ quan thuế và số lượng hóa đơn NNT tra cứu được.

Vướng mắc này là do NNT chưa biết cách khai thác dữ liệu trên Cổng hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế. Cục CNTT đã hướng dẫn NNT đăng nhập và tra cứu thành công các hóa đơn mua vào đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền trên trang https://hoadondientu.gdt.gov.vn.

Câu 24: Công ty TNHH điện tử Sumida Việt Nam

Nếu con từ 18 tuổi trở lên nếu không khuyết tật, có khả năng lao động và đang học cao đẳng/đại học không có thu nhập thì có được đăng ký làm người phụ thuộc để giảm trừ không?

Trả lời:

Tại tiết d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 9. Các khoản giảm trừ

1. Giảm trừ gia cảnh

d) Người phụ thuộc bao gồm:

d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp con từ 18 tuổi trở lên nếu không khuyết tật, có khả năng lao động và đang học cao đẳng/đại học không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng thì đủ điều kiện được đăng ký làm người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh.

Câu 25: Công ty TNHH 3 Points Aviation Việt Nam

Công ty mẹ ở Canada thỉnh thoảng có cử chuyên gia sang công tác hoặc Tổng Giám đốc sang làm việc. Vì vậy, công ty tại Việt Nam dự kiến sẽ thuê một căn hộ để sử dụng cho mục đích này. Vậy Hội nghị cho hỏi chi phí thuê nhà hàng tháng có được tính vào chi phí được trừ không? Công ty tại VN không chi trả thêm bất kỳ một khoản chi phí nào cho các chuyên gia, Tổng Giám đốc sang đây. Vậy có phát sinh thuế thu nhập cá nhân của các chuyên gia trong trường hợp này không? Nếu có thì phải làm các thủ tục gì để kê khai và nộp thuế.

Trả lời:

– Về thuế TNDN:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp…””

– Về thuế TNCN

Căn cứ khoản 2, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội quy định về thu nhập chịu thuế;

Căn cứ chương II, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về khai thuế, tính thuế;

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN;

Căn cứ Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN;

Căn cứ khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khấu trừ thuế TNCN.

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Câu 26: Tổng công ty May 10_CTCP

Tổng công ty có các hóa đơn mua vào thuộc dự án đầu tư mở rộng không thuộc diện hoàn thuế dự án đầu tư (không thuộc diện kê khai trên tờ khai 02/GTGT). Đơn vị có được kê khai các hóa đơn này trên tờ khai 01/GTGT và thực hiện phân bổ theo tỷ lệ doanh thu hàng xuất khẩu khi xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào cho hàng xuất khẩu để hoàn thuế xuất khẩu hay không?

Trả lời:

Trường hợp hướng dẫn hoàn thuế xuất khẩu, Tổng cục Thuế có công văn số 734/TCT-CS ngày 16/3/2023 hướng dẫn thực hiện. Đề nghị Công ty liên hệ với Cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.

Câu 27: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL

1. Công ty có hoạt động kinh doanh BĐS ngoại tỉnh xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng đã bán. Năm 2022 Công ty đã kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh theo Tờ khai 05 và nộp thuế VAT 1% ngoại tỉnh và nộp số còn lại tại trụ sở chính. Vậy khi điều chỉnh tại Tờ khai Công ty có được bù trừ số tiền đã nộp tại trụ sở chính với số tiền ngoại tỉnh theo tờ khai điều chỉnh không?

2. Công ty có vay ngân hàng để đầu tư tài chính và công ty khác trong năm công ty có thu nhập tài chính tương đương với lãi vay ngân hàng việc công ty có vậy công ty có bị áp chi phí lãi vay trần theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP không

Trả lời:

1. Vì câu hỏi của người nộp thuế không nêu trường hợp cụ thể nên Tổng cục Thuế trả lời theo nguyên tắc. Đề nghị người nộp thuế căn cứ thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo quy định như sau:

– Về kê khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh BĐS ngoại tỉnh:

+ Trường hợp NNT khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu 01/GTGT tại cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

+ Trường hợp NNT có hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì thực hiện nộp tờ khai 05/GTGT đối với hoạt động này cho cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

– Về bù trừ số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác:

Tại khoản 6 Phụ lục I công văn số 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 của Tổng cục Thuế giới thiệu các nội dung mới của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“6. Về phân bổ thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, trừ nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh (Điều 13)

Điểm mới 1: Sửa đổi quy định về khai thuế GTGT đối với hoạt động chuyn nhượng bất động sản tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP), cụ thể:

– Thay đổi cách thức bù trừ số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác nêu trên với số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính theo hướng người nộp thuế không phải kê khai số thuế GTGT đã nộp vào tờ khai thuế mà các cơ quan thuế tự thực hiện luân chuyn chứng từ nộp tiền của người nộp thuế để bù trừ giữa số thuế GTGT đã nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh khác với số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính.”

2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, trường hợp trong năm tài chính công ty HTL có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết (theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP) thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của công ty HTL được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của công ty HTL (theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP)

Câu 28: Công ty cổ phần Gofast

Công ty có nhu cầu mua hàng của hộ kinh doanh khoán, tuy nhiên các hộ khoán gặp rất nhiều khó khăn khi xin cấp hóa đơn từng lần. Cơ quan thuế địa phương yêu cầu cung cấp hóa đơn đầu vào của nguyên liệu, giấy phép kinh doanh có công chứng sao y của người mua hàng để xem xét rồi cấp hóa đơn. Trong khi hàng hóa đi đường cần hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về việc mua hóa đơn của cơ quan thuế không yêu cầu hộ kinh doanh phải cung cấp hóa đơn đầu vào, thực tế hộ kinh doanh cũng khó lấy được hóa đơn đầu vào khi mua nguyên vật liệu trực tiếp từ nông dân, làng nghề trong vùng, hoặc từ chợ địa phương. Nên thực tế yêu cầu này của cơ quan thuế gây khó khăn rất lớn cho hộ kinh doanh trong việc tuân thủ quy định về việc cung cấp hóa đơn thì bên mua yêu cầu.

Ngòai ra, hiện tinh thần chung của Tổng cục Thuế là khuyến khích người mua lấy hóa đơn cho mỗi giao dịch mua bán, nên thực tế hiện giờ cũng vô tình cản trở tinh thần này. Kính mong Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét có hướng dẫn cụ thể về việc khi hộ kinh doanh khoán mua hóa đơn của cơ quan thuế có cần cung cấp hóa đơn đầu vào hay không? Hay có thể xác minh nguồn gốc hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào bằng các chứng từ thực tiễn khác? Giấy phép kinh doanh của bản sao y công chứng của người mua có cần thiết hay không? Nếu có thể mong quý cơ quan chuẩn hóa vấn đề này trong văn bản hướng dẫn cụ thể. Xin cảm ơn rất nhiều

Trả lời:

– Tại Điều 24 Nghị định số 123 quy định về việc mua hóa đơn của cơ quan thuế.

– Tại Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về hồ sơ đối với trường hợp hộ khoán đề nghị cấp, bán hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh, theo đó thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai thuế đối với hộ khoán, cá nhân kinh doanh

+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ

+ Bản sao Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản trong nước, Bảng kê hàng hóa mua bán của cư dân biên giới, Hóa đơn của người bán nếu là hàng hóa nhập khẩu, tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, …

Căn cứ quy định nêu trên, hộ khoán khi có nhu cầu cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh thì cần chuẩn bị các hồ sơ theo quy định gửi cho cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp hóa đơn.

– Theo phản ánh của công ty là thực tế HKD khó lấy được hóa đơn đầu vào của nông dân, làng nghề trong vùng,… Theo quy định nêu trên thì tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mua của nông dân, hộ khoán có thể lập bảng kê và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai.

– Đối với việc đề nghị của cơ quan quản lý chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu mà người nộp thuế phải cung cấp (Ví dụ như giấy phép kinh doanh của người mua có cần thiết hay không). Việc cung cấp giấy phép kinh doanh của người mua trong trường hợp này không bắt buộc.

 Hiện nay, Bộ Kế hoạch đầu tư đang xây dựng Nghị định về HKD, theo đó sẽ liên thông dữ liệu về đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế, do đó HKD sẽ không cần phải cung cấp Giấy phép kinh doanh như đơn vị đã nêu.

Câu 29: Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng

Công ty thép Toàn Thắng – Long An – có trụ sở tại Long An, Công ty chúng tôi có xuất khẩu mặt hàng sắt thép qua Campuchia và đủ điều kiện được hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Công ty chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quy định ở Việt Nam: có hợp đồng, tờ khai hải quan, invoice, chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Công ty đã gửi đề nghị hoàn thuế và đã được hoàn (kiểm trước hoàn sau). Tuy nhiên sau đó, Cục Thuế Long An đi xác minh các doanh nghiệp bên Campuchia và công ty tôi bị vướng 2 khách hàng không có đăng ký thuế với cơ quan thuế Campuchia. Công ty chúng tôi bị truy thu số thuế VAT đã được hoàn tương ứng với doanh số xuất khẩu cho 2 khách hàng bên Campuchia không có đăng ký thuế. Chúng tôi xin hỏi là trường hợp như vậy có hợp lý hay không? Sau này công ty chúng tôi xuất khẩu là phải bắt buộc phải xác minh khách hàng có đăng ký thuế mới được xuất khẩu ạ? Và quy định hay văn bản pháp luật nào hướng dẫn trường hợp này?

Trả lời:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:

(i) Có hóa đơn hoặc chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu.

(ii) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của hàng hóa dịch vụ mua vào;

Đối với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, điều kiện khấu trừ đầu vào phải có:

(iii) Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài;

(iv) Tờ khai Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, để được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, người nộp thuế phải đáp ứng tất cả các điều kiện khấu trừ nêu trên. Trường hợp CQT Việt Nam gửi xác minh doanh nghiệp mua hàng của công ty tại Campuchia liên quan đến hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu có kết quả hai doanh nghiệp không đăng ký thuế với cơ quan thuế Campuchia. Do đó, hợp đồng xuất khẩu ký kết giữa công ty với cả hai doanh nghiệp của Campuchia chưa đảm bảo về pháp lý và chưa đảm bảo đáp ứng điều kiện khấu trừ và hoàn thuế xuất khẩu của pháp luật thuế GTGT.

Câu 30: VPĐH Lô 114, Lô 115/09, Lô 116, Lô 122, Lô 12

Xác định địa điểm kê khai thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Thủ tướng Chính Phủ đối với dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí.

1. Sau khi có văn bản hướng dẫn của TCT về việc xác định địa điểm kê khai thuế, Cục thuế TP HCM có mở lại hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp đã được thẩm định và chờ quyết định hoàn => xúc tiến nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp.

2. VPĐH có được trả lãi do chậm được hoàn thuế theo quy định tại Điều 75, Khoản 3 của Luật Quản lý thuế.

3. Làm cách nào VPĐH có thể được cập nhật, nắm được tình hình các hồ sơ hoàn, cũng như tình trạng giải quyết các vướng mắc của Doanh nghiệp.

Trả lời:

1. Trường hợp NNT còn vướng mắc về việc giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế, đề nghị NNT liên hệ với Cục Thuế TP. HCM để được giải đáp. Trường hợp NNT chưa thống nhất với nội dung giải đáp của Cục Thuế TP. HCM thì đề nghị NNT có văn bản gửi Tổng cục Thuế để được trả lời theo trình tự giải quyết thủ tục hành chính.

2. Theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

“Điều 75. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế

1. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.

Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.

3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”

Căn cứ quy định nêu trên thì các điều kiện để NNT được nhận tiền lãi của số tiền thuế phải hoàn trả là: (i) thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế quá quy định (06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế chấp nhận hồ sơ của NNT đối với trường hợp hoàn thuế trước hoặc 40 ngày kể từ ngày cơ quan thuế chấp nhận hồ sơ của NNT đối với trường hợp kiểm tra trước); (ii) NNT được hoàn thuế và (iii) việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Do đó, trường hợp NNT đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được trả lãi do chậm hoàn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

3. Để cập nhật tình hình giải quyết hồ sơ hoàn và tình trạng giải quyết các vướng mắc của NNT, đề nghị NNT liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để nắm bắt được thông tin. Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đáp ứng việc thông báo cho NNT về tình trạng giải quyết hồ sơ hoàn thuế qua tài khoản thuế điện tử của NNT.

Câu 31: Công ty xuất nhập khẩuThịnh Phát

Công ty XNK Thịnh phát đã hoàn thuế GTGT và đã được thanh tra, quyết toán thuế đến T12/2022. Trong quá trình kiểm tra nội bộ, Doanh nghiệp phát hiện một số thông tin liên quan đến thuế suất thuế GTGT; thuế xuất khẩu có sai sót thay đổi trên tờ khai thì việc hoàn thuế GTGT và thanh tra thuế Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Quản lý Thuế số 38 thì:

Sau khi cơ quan thuế đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ được quy định như sau:

a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế được khấu trừ hoặc giảm số thuế được miễn, giảm hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn giảm hoàn thì thực hiện theo quy định giải quyết thiếu nại về thuế”.

Khoản 4 Điều 47: Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế gồm: Tờ khai bổ sung, Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

– Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. 

Câu 32: Công ty TNHH Misumi Việt Nam

Doanh nghiệp mua bán mở tờ khai tại chỗ với doanh nghiệp chế xuất, chúng tôi mở tờ khai xuất khẩu và công ty đối tác mở tờ khai nhập khẩu đối ứng. Hiện chúng tôi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên có gặp vướng mắc đối với những tờ khai nhánh. Theo quy định tại công văn số 3446/TCHQ-QSQL thì tờ khai chỉ được hoàn thuế khi hoàn tất xuất khẩu, chúng tôi hiểu là tờ khai phải qua khu vực giám sát. Tuy nhiên, đối với tờ khai tại chỗ, tờ khai xuất qua KVGS khi có tờ khai nhập khẩu đối ứng (theo số quản lý nội bộ), nhưng do hạn chế hệ thống chỉ có thể thể hiện số quản lý nội bộ của tờ khai chính, nghĩa là các tờ khai nhánh sẽ không được qua KVGS. Do tình trạng này chúng tôi không thực hiện được hoàn thuế, kính mong Tổng cục Thuế cũng như Hải Quan hướng dẫn xử lý.

Trả lời:

– Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 9, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

– Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

– Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

– Căn cứ khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Căn cứ các quy định nêu trên, cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trường hợp theo kiến nghị của Công ty TNHH Misumi Việt Nam, các tờ khai hải quan nhánh của Công ty sẽ không được qua khu vực giám sát thì đề nghị Vụ TTHT chuyển nội dung vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan đến TCHQ chủ trì, hướng dẫn doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ.

Câu 33: VPĐH Eni Việt Nam B.V Tại TP.HCM Lô 120

VPĐH nộp hồ sơ đóng MST (giải thể) từ năm 2020. Cục thuế TP HCM đã thực hiện thủ tục kiểm tra tại Doanh nghiệp và đã đưa ra kết luận cũng như thông báo về nghĩa vụ thuế mà VPĐH phải thực hiện. Sau khi đã hoàn tất thủ tục, năm 2022, VPĐH liên hệ với cán bộ thuế (Cục Thuế TP HCM) để tiếp tục thủ tục đóng MST; nhưng cán bộ thuế chưa giải quyết cho VPĐH một cách triệt để, dù VPĐH liên tục liên hệ. Mong Cục thuế TP HCM xem xét và sớm xử lý hồ sơ đóng MST của VPĐH Eni Lô 120.

Trả lời:

Liên quan đến nội dung vướng mắc trên, Cục Thuế TP.HCM đã có công văn số 1154/CTTPHHCM-KK ngày 24/01/2024 báo cáo về hồ sơ thủ tục đóng mã số thuế của Văn Phòng Điều Hành Eni Việt Nam B.V, cụ thể:

Tại Khoản 1, Điều 15, Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế quy định:

“ Điều 15. Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiện lực mã số thuế

1. Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:

– Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;

– Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;

– Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản…”

Căn cứ theo quy định nêu trên, sau khi VPĐH nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, Cục Thuế đã có thông báo số 1078/TB-CTTPHCM ngày 20/1/2021 về việc Văn Phòng Điều Hành Eni Việt Nam B.V (MST: 0309311096) chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế và ngày 20/9/2023 đã có thư mời người nộp thuế số 3636/GM-CTTPHCM để lên làm việc trực tiếp đối chiếu nghĩa vụ thuế và bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Tuy nhiên, tính đến ngày 22/01/2024, VPĐH chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế được quy định tại Điều 15 Thông tư 105/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký thuế, bao gồm:

– VPĐH chưa cung cấp được văn bản xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu.

– VPĐH kê khai thiếu tờ khai thuế thu nhập cá nhân (chỉ kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018)

– Tại ứng dụng quản lý thuế, VPĐH chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị VPĐH Eni Việt Nam B.V liên hệ làm việc với Cục Thuế TP.HCM, hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đúng theo quy định.

Câu 34: Công ty TNHH Sejin Việt Nam

Vướng mắc hoàn thuế VAT cho loại hình XNK-TC (Thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam)

1. Thông tin Công ty

Công ty TNHH Sejin Việt Nam (SJV) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do Công ty TNHH Công nghiệp nặng Sejin Hàn Quốc (SHI) làm chủ đầu tư; có trụ sở số 01, Mỹ Giang, Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Lĩnh vực kinh doanh theo giấy chứng nhận đầu tư: Sản xuất khối nhà ở, khoang máy, ống khói và mặt sàn của boong tàu biển; Sản xuất khối nhà ở trên biển cho các dự án thăm dò và khai thác xa bờ.

Hoạt động kinh doanh hiện tại: Sản xuất khối nhà ở, khoang máy và ống khói cho tàu biển xuất khẩu của Nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam từ năm 2012 (từ khi thành lập). Số lượng sản phẩm hoàn thành phục vụ xuất khẩu 15 bộ sản phẩm/ năm; doanh thu: 280,000,000,000 vnd trọng tải 50,000 tấn đến 115,000 tấn.

2. Kỳ kê khai và hoàn VAT: Công ty thực hiện kê khai thuế tháng và hoàn thuế khi phát sinh doanh thu xuất khâu

3. Loại hình xuất khẩu:

– Hiện tại: Xuất gia công tại chỗ cho Công ty mẹ giao hàng tại Hyundai Việt Nam

– Trước đây đến tháng 9/2023: Sản xuất xuất khẩu tại chỗ cho Công ty mẹ giao hàng tại Hyundai Việt Nam.

4. Vướng mắc hoàn thuế:

– Số tiền không được hoàn: 9,448,420,600 vnd cho kỳ hoàn thuế tháng 9/2023;

lý do: 06 tờ khai xuất khẩu tại chỗ chưa đáp ứng điều kiện điểm c khoản 1 điều 35 Nghị định số: 08/2015/NĐ-CP theo thông báo Cục thuế Khánh Hòa (đính kèm thông báo).

5. Ý Kiến doanh nghiệp:

– Do hàng hóa của Công ty bàn giao cho Hyundai và gắn vào với sản phẩm của Hyundai thành một con tàu hoàn chỉnh và sản phẩm tàu biển cuối cùng là phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài cho khách hàng theo đơn hàng đã ký kết từ trước.

* Đề nghị phương án:

+SJV được hoàn thuế theo tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã thực hiện

+SJV sẽ được hoàn thuế theo tờ khai xuất khẩu của Hyundai sau khi thực xuất tàu .

+SJV sẽ được hoàn thuế theo trường hợp khác (theo hướng dẫn của Tổng cục).

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ;

– Căn cứ Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

– Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2017 của Chính phủ;

– Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Ngày 12/7/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3622/TCHQ-GSQL, theo đó có hướng dẫn: căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ về quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam và khoản 5 Điều 3 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017: nếu xác định thương nhân nước ngoài đã có hoạt động đầu tư, kinh doanh tịa Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; đã có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mai, doanh nghiệp thì không thuộc trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Trường hợp xác định thương nhân nước ngoài không thuộc trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thì hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài này và được chỉ định cho doanh nghiệp khác được giao hàng tại Việt Nam không thuộc trường hợp xuất khẩu/ nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và điểm c khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, đối với đề nghị của Công ty TNHH Sejin Việt Nam về việc hoàn thuế GTGT  trường hợp xuất gia công tại chỗ cho Công ty mẹ giao hàng tại Hyundai Việt Nam (Thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam) là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy định.

Câu 35: Công ty Hitachi Ltd

Chúng tôi là nhà thầu chính gói thầu XL1A và XL1 – dự Án xây dựng đài truyền hình Việt Nam. Hiện tại chúng tôi đã thực hiện xong gói thầu và chuẩn bị làm thủ tục đóng cửa văn phòng điều hành dự án. Chúng tôi hiện đang áp dụng miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo công hàm ký giữa chính phủ Nhật Bản và Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 2000 theo đó chính phủ Nhật Bản tài trợ cho dự án xây dựng đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục đóng cửa, Cục Thuế Hà Nội đang yêu cầu chúng tôi thực hiện thủ tục xin Áp dụng miễn thuế theo điều ước quốc tế tại thông tư 156 /2023/TT-BTC. Tuy nhiên tại thời điểm công hàm có hiệu lực (năm 2000) cũng như tại thời điểm chúng tôi ký hợp đồng với VTV (năm 2010) thì thông tư 156 chưa được ban hành. Vì vậy việc Cục Thuế Hà Nội đưa ra yêu cầu như vậy là không phù hợp. Kính đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét hỗ trợ doanh nghiệp để làm thủ tục đóng cửa một cách thuận lợi

Trả lời:

Thông tư 156 /2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013, đối với các khoản thuế TNDN phát sinh sau khi Thông tư có hiệu lực thì thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư.

Đối với câu hỏi nêu trên, do công ty chưa cung cấp thông tin chi tiết về công hàm miễn thuế TNDN giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản, thời điểm ký hợp đồng thực hiện gói thầu xây dựng, quá trình thực hiện hợp đồng và phát sinh thu nhập nên Tổng cục Thuế không có cơ sở để hướng dẫn cụ thể. Do đó đề nghị Cục Thuế TP.Hà Nội có báo cáo về việc thực hiện kê khai, nộp thuế và thủ tục doanh nghiệp đã thực hiện kể từ khi ký hợp đồng.

Câu 36: Công ty TNHH Bia San Miguel Việt Nam

1. Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123 –“Người bán làm hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc thay thế cho hàng bán trả lại”

– Khi trả hàng một phần hoặc toàn phần người bán thực hiện kê khai thuế GTGT tại thời điểm phát sinh giao dịch mua hàng thì tờ khai thuế TTĐB chúng tôi cũng quay về thời điểm phát sinh kê khai như vậy có đúng không?

2. Công ty chúng tôi quên xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu thì chúng tôi bị phạt theo từng tờ hóa đơn quy định hay phạt mức tối đa là 100.000.000 VNĐ.

Trả lời:

1. * Đối với hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho hàng bán trả lại

– Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau

– Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

– Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:

“2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người bán và đã lập hóa đơn điện tử giao cho người mua, khi người mua hoàn trả hàng hóa do hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nguyên nhân và thực hiện như sau:

– Người mua lập hóa đơn điện tử giao lại cho người bán theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

– Hoặc người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh/thay thế hóa đơn đã lập theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Đối với hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt có sai sót thì Công ty lập hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định, số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.

* Đối với trường hợp cho vay, mượn hàng hóa

– Căn cứ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định về hp đồng vay tài sản, hp đng mượn tàsản;

– Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 củBộ Tài chính sa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc lập hóa đơn như sau:

“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư s 119/2014/TT-BTC) như sau:

b) Người bán phải lập hóa đơn khbán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyn nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…”

– Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn giá tính thuế GTGT như sau:

“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư s 219/2013/TT-BTC như sau:

“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

…Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.”

Căn cứ quy định trên, trường hp Công ty ký hp đồng vay, mượn hàng hóa để bán cho khách hàng phù hp vi quy định của pháp luật thì tại thời điểm cho vay, mượn hàng hóa, doanh nghiệp cho vay, mượn không phải lập hóa đơn và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Trường hợp Hợp đồng mượn hàng hóa có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn thì thực chất Hợp đồng mượn hàng hóa là Hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cho mượn (bên bán) phải xuất hóa đơn bán hàng hóa cho bên mượn hàng hóa (bên mua) theo qui định.

2. Tổng cục Thuế trả lời theo nguyên tắc như sau:

Căn cứ Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; Khoản 1 Điều 4, điểm c Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; Khoản 1 Điều 11 và Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC và khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi xuất khẩu hàng hóa phải lập hóa đơn GTGT điện tử. Do đó trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn GTGT điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu thì Cục Thuế xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm theo các quy định tương ứng tại Điều 24 và các điều khoản liên quan của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Về nội dung này Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Công văn số 4914/TCT-PC ngày 03/11/2023 gửi Cục Thuế tỉnh Bến Tre đề nghị quý đơn vị tham khảo.

Câu 37: Công ty OSC Việt Nam – Cổ phần du lịch DV Dầu khí Việt Nam

Hóa đơn do bên bán phát hành cho Công ty T3/2023 nhưng đến T6/2023 Công ty mới nghiệm thu, phê duyệt thanh toán thì kê khai vào tờ khai thuế GTGT T6/2023 hay phải điều chỉnh vào T3/2023? Trường hợp phải điều chỉnh tờ khai tháng 3/2023 thì kiến nghị xem xét lại vì thực tế phát sinh rất nhiều các trường hợp tương tự, vì sẽ mất rất nhiều thời gian cho công tác kê khai điều chỉnh?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau

– Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

– Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì:

“2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người bán và đã lập hóa đơn điện tử giao cho người mua, khi người mua hoàn trả hàng hóa do hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nguyên nhân và thực hiện như sau:

– Người mua lập hóa đơn điện tử giao lại cho người bán theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

– Hoặc người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh/thay thế hóa đơn đã lập theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Trường hợp lập hóa đơn điều chỉnh thì khi NNT thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế cho hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định.

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page