Giải đáp vướng mắc thuế – Tổng Cục thuế ngày 15/4

218

Tổng Cục thuế đã hỗ trợ giải đáp vướng mắc thuế ngày 15/4 về rất nhiều điểm mới cần quan tâm của chính sách thuế. Tham khảo bản tin dưới đây Tổng Cục Thuế trả lời:

Câu 1: Vướng mắc về xuất hóa đơn của DN chế xuẩt khi bán căn hộ không phục vụ mục đích kinh doanh.

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

b. Câu hỏi:

Doanh nghiệp chế xuất (EPE) khi mua căn hộ đã nhận đầy đủ hóa đơn VAT 10% vậy khi xây bán căn hộ này không phải mục đích kinh doanh bất động sản thì phải dùng loại hóa đơn nào? Nếu không phải hóa đơn bán hàng (dành cho cá nhân tổ chức trong khu phi thuế quan) thì phải sử dụng loại hóa đơn nào và đăng ký với cơ quan nào để xin cấp hóa đơn. Rất mong được hướng dẫn thủ tục bán căn hộ chung cư của doanh nghiệp chế xuất.

Trả lời:

Ngày 22/3/2024, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1153/TCT-CS gửi Cục Thuế TP Hải Phòng như sau:

Căn cứ Điều 174 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

Căn cứ khoản 2 Điều 185 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về loại hóa đơn;

Căn cứ Điều 7, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp trực tiếp;

Căn cứ khoản 20 Điều 4, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế, thuế suất 10%, phương pháp khấu trừ, phương pháp trực tiếp;

Căn cứ khoản 20, 21 Điều 2, Khoản 4, khoản 6 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên:

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất có hoạt động bán căn hộ ở ngoài khu chế xuất (khu phi thuế quan) thì không phải là hoạt động chế xuất theo quy định của pháp luật quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nên căn hộ bán thuộc thuộc diện chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

Doanh nghiệp chế xuất áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đề nghị người nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1153/TCT-CS 22/3/2024 nêu trên.

Câu 2: Quyết định về thời điểm kê khai thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn bị bỏ sót

a. Quy định hiện hành:

Khoản 3 Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:

3. Kê khai hóa đơn trên hồ sơ khai thuế:

a) Kê khai hóa đơn bỏ sót:

– Khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 quy định:

 “đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính:

+ Điều 8 hướng dẫn thời Điểm xác định thuế GTGT:

“… Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau:

– Đối với người mua: thời Điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

b. Nội dung vướng mắc:

Trường hợp tháng 5/2015, người nộp thuế phát hiện hoán đơn thuế GTGT đầu vào phát hành tháng 12/2014 chưa được kê khai, người nộp thuế có thể kê khai bổ sung hóa đơn này vào mục “STT I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” tại mẫu Tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT đối với kỳ tính thuế của tháng 4/2015 (trường hợp chưa quá thời hạn kê khai thuế) hoặc tháng 5/2015. Tuy nhiên, phải kê khai trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.

c. Câu hỏi

Công ty có phải kê khai hóa đơn bỏ sót vào kỳ tính thuế ở thời điểm phát hiện không (ví dụ: Quý IV/2023)?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng 2008;

Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

Căn cứ Điều 5, điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Điều 8, khoản 1 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế;

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế;

Căn cứ khoản 7 Điều 3, Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

Căn cứ quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Ban hành Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế;

Căn cứ các quy định nêu trên: Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Trường hợp người mua bỏ sót hóa đơn mua vào không kê khai đúng thời điểm nhận hóa đơn nêu trên thì thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 và Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Câu 3: Rủi ro chi phí không được trừ về mặt thuế TNDN và phải tính toàn bộ vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với thu nhập tương ứng số giờ làm thêm vượt quá mốc 200 giờ/nhân viên/năm

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Cân nhắc đến nhu cầu thực tế của cả công ty và người lao động đối với việc làm thêm giờ, thông lệ về thuế TNDN và thuế TNCN hiện nay đang có xu hướng truy vấn trường hợp các Công ty phát sinh số giờ làm thêm vượt mốc 200-300 giờ/người/năm, dẫn đến tăng số thuế TNDN Công ty phải nộp và tăng thuế TNCN người lao động phải nộp thêm. Ngoài ra, mức trần 200-300 giờ/nhân viên/năm hiện tại chỉ cho phép làm thêm trung bình 16-25 giờ/tháng, tương đương với 4-6 giờ/tuần có thể chưa thực tế trong việc áp dụng tại điều kiện kinh tế, kinh doanh hiện nay;

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc xin cấp phép tăng mức trần làm thêm giờ từ 200 lên 300 giờ/nhân viên/năm theo Bộ luật Lao động hiện hành, do cơ quan quản lý lao động địa phương vẫn có thể từ chối hồ sơ của doanh nghiệp mặc dù các điều kiện trong Bộ luật Lao động có thể đã được đáp ứng (Ví dụ: Đáp ứng tính cấp bách của đơn đặt hàng sản xuất, hạn chế về nguồn lực trên thị trường lao động);

Thực tế quy định thuế TNDN hiện hành không đề cập cụ thể đến trường hợp chi phí không được trừ đối với chi phí làm thêm giờ tương ứng với số giờ làm thêm vượt quá mức trần quy định tại Bộ luật Lao động..

b. Câu hỏi:

Cơ sở pháp lý về thuế TNDN để loại trừ chi phí tương ứng số giờ làm thêm vượt quá mức trần tại Bộ luật Lao động khỏi chi phí được trừ là gì?

Trường hợp do các nhân tố bên ngoài, các nguyên nhân bất khả kháng và người lao động tự nguyện làm thêm giờ thì khoản chi phí tương ứng số giờ làm thêm vượt mức 200-300 giờ/người/năm có đủ điều kiện là chi phí được trừ cho mục đích thuế TNDN hay không?

Trả lời:

– Căn cứ Điều 107 Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 quy định:

“Điều 107. Làm thêm giờ

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

…”

– Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Căn cứ theo các quy định nêu trên:

Trường hợp nếu Công ty có khoản chi làm thêm giờ vượt quá quy định về pháp luật lao động thì khoản chi làm thêm giờ vượt quá quy định nêu trên sẽ không được tính vào thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Về vấn đề này, đề nghị người nộp thuế tham khảo công văn số 5333/TCT-CS ngày 19/12/2019 của Tổng cục Thuế gửi Cục Thuế TP. Hải Phòng.

Câu 4: Nhà thầu nước ngoài khấu trừ thuế nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 80/2021 (có hiệu lực từ 1.1.2022), nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ở nước ngoài phải đăng ký mã số thuế và nộp thuế nhà thầu trực tiếp cho cơ quan thuế thông qua hệ thống thuế trực tuyến. Trong trường hợp này, Công ty Việt Nam không có nghĩa vụ khấu trừ và kê khai/nộp thuế nhà thầu thay cho nhà cung cấp nước ngoài đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty Việt Nam chỉ có thể kiểm tra xem nhà cung cấp ở nước ngoài có đăng ký mã số thuế hay không thông qua hệ thống thuế điện tử chứ không thể kiểm tra được nhà cung cấp đó đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế hay không, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị truy vấn bởi cơ quan thuế trong tương lai do không khấu trừ thuế nhà thầu.

b. Câu hỏi:

Nếu nhà cung cấp ở nước ngoài đã đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế và xác nhận với Công ty sẽ tự thực hiện nghĩa vụ thuế nhà thầu thì Công ty Việt Nam có phải khấu trừ thuế nữa hay không?

Trả lời:

Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính có quy định về việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cụ thể:

“Điều 76. Đăng ký thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài

1. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu:

Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế trực tiếp theo mẫu số 01/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.”

“Điều 77. Khai thuế, tính thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài

1. Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, như sau:

a) Khai thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài là loại thuế khai và nộp theo quý.

b) Tờ khai thuế điện tử theo mẫu số 02/NCCNN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.”

Theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế thì Tổng cục Thuế đã xây dựng Cổng Thông tin điện tử dành cho Nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) để NCCNN đăng ký, kê khai và nộp thuế các dịch vụ phát sinh tại Việt Nam.

Việc đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp của NCCNN được thực hiện đơn giản, đảm bảo cho NCCNN kê khai đầy đủ số thuế khi có phát sinh các hoạt động kinh doanh và có thu nhập tại Việt Nam.

Tổng cục Thuế khuyến khích các NCCNN trực tiếp đăng ký, kê khai và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Nếu NCCNN đã đăng ký MST với Cơ quan Thuế và cam kết thực hiện nghĩa vụ thuế nhà thầu thì Công ty Việt Nam không cần kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu.

Câu 5: Nguyên vật liệu thực tế sử dụng vượt dự toán tiêu hao nguyên vật liệu tính từ BOM lập cho Thành phẩm

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Mặc dù từ năm 2015, quy định về thuế TNDN đã loại bỏ trường hợp về chi phí không được trừ đối với nguyên vật liệu sử dụng vượt quá BOM, ngoại trừ một số loại hàng hóa/dịch vụ đã được Chính phủ quy định mức BOM tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan thuế truy vấn về nguyên vật liệu thực tế sử dụng vượt quá ước tính ban đầu theo BOM.

b. Câu hỏi:

Các doanh nghiệp bị truy vấn về định mức tiêu hao NVL trên góc độ thuế TNDN có hợp lý hay không? Về cơ sở pháp lý chúng tôi thấy rằng, năm 2015 quy định về thuế TNDN đã loại bỏ các trường hợp về chi phí không được trừ đối với NVL sử dụng vượt quá BOM, ngoại trừ một số loại hàng hóa, dịch vụ đã được Chính Phủ quy định mức BOM tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số các trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan thuế truy vấn về vấn đề NVL thực tế sử dụng vượt quá mức tính ban đầu theo BOM.

Liệu các truy vấn về định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên góc độ thuế TNDN có hợp lý hay không?

Trả lời:

– Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về khoản chi không được trừ:

2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.”

Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự xây dựng định mức phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; ngoại trừ một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, Nhà nước có ban hành định mức thì thực hiện theo định mức của Nhà nước (áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp).

Như vậy, về nguyên tắc doanh nghiệp phát sinh khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Câu 6: Rủi ro chi phí không được trừ về mặt thuế TNDN đối với khoản chi trả ngày phép chưa sử dụng hết bằng tiền

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Bộ luật Lao động mới (có hiệu lực từ 1.1.2021) chỉ yêu cầu người sử dụng lao động chi trả những ngày nghỉ phép hàng năm chưa sử dụng bằng tiền cho người lao động trong trường hợp “chấm dứt hợp đồng lao động”. Tuy nhiên, một số công ty đang chi trả khoản trên cho nhân viên hiện tại của mình cho thời gian nghỉ phép chưa sử dụng hết vào cuối năm, bất kể việc chấm dứt hợp đồng lao động hay không. Một số hướng dẫn gần đây của cơ quan thuế hướng dẫn rằng các khoản chi trả kể trên nếu chi cho người lao động chưa nghỉ việc không thuộc trường hợp được hướng dẫn tại Bộ Luật Lao Động do đó bị coi là chi phí không được trừ cho mục đích thuế TNDN.

Thực tế, một số cơ quan lao động đã ban hành Công văn hướng dẫn rằng việc chi trả kể trên cho người lao động chưa nghỉ việc được khuyến khích do có lợi hơn cho người lao động và không vi phạm Bộ Luật Lao Động

b. Câu hỏi:

Việc thanh toán khoản chi phí bằng tiền tương đương số ngày nghỉ phép chưa sử dụng hết trong năm cho người lao động vẫn làm việc tại Công ty có nên bị coi là vi phạm quy định lao động và dẫn đến chi phí tương ứng không được trừ cho mục đích thuế TNDN hay không?

Ngoài ra, liệu khoản chi phí này có nên được coi là khoản phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động và giới hạn ở mức 01 tháng lương bình quân năm thực hiện hay không?

Trả lời:

– Tại Điều 113 Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Quốc hội quy định:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

…”

– Tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác

2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.…”

– Tại điểm 2.6 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định về khoản chi không được trừ:

“2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.…”

Trường hợp Công ty phát sinh khoản chi thanh toán những ngày phép chưa nghỉ cho người lao động đáp ứng quy định tại Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành; quy định tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Câu 7: Thuế sáp nhập đơn vị nước ngoài vào tập đoàn

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Công ty ông bà ngoại có ý định sáp nhập 02 công ty mẹ tại Hàn Quốc. Do tái cơ cấu nội bộ, các cổ đông trực tiếp nắm giữ cổ phần tại công ty con Việt Nam được thay đổi nhưng thực tế không thu được lợi ích gì vì các giao dịch này chỉ mang tính chất nội bộ.

b. Câu hỏi:

Việc thay đổi cổ đông trực tiếp do sáp nhập 02 công ty nước ngoài trong tập đoàn có phải chịu thuế tại Việt Nam không? Nếu có, thuế có thể được xác định như thế nào trong trường hợp này?

Trả lời:

– Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.”

– Tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“…

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

…”

Căn cứ quy định nêu trên thì tổ chức nước ngoài có kế hoạch sáp nhập chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp (bao gồm cả quyền nắm giữ toàn bộ phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam) sang cho một tổ chức nước ngoài khác trong cùng tập đoàn nếu có phát sinh thu nhập thì thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định. Doanh  nghiệp Việt Nam có trách nhiệm kê khai, nộp thay thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài theo quy định.

Người nộp thuế tham khảo Công văn số 5114/TCT-CS ngày 15/11/2023 của Tổng cục Thuế  gửi Công ty TNHH Pasona Tech Việt Nam.

Câu 8:

1. Về sửa đổi luật thuế GTGT

Theo Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT đã thu hẹp khái niệm dịch vụ xuất khẩu, không còn bao gồm dịch vụ xuất khẩu cho Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. Theo đó, các dịch vụ cung cấp cho DNCX không được hưởng thuế suất thuế GTGT 0%.

Thực tế, các chi phí về dịch vụ phát sinh rất nhiều trong các DNCX. Khi không được áp dụng thuế GTGT 0% đối với dịch vụ, các DNCX như chúng tôi sẽ phải trả thêm chi phí thuế GTGT, trong khi không áp dụng kê khai thuế GTGT đầu vào như các doanh nghiệp thông thường. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng việc sửa đổi quy định như trên là chưa hợp lý. Kính mong Quý cơ quan xem xét, điều chỉnh

2. Hướng dẫn không áp dụng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thuê gia công

Theo công văn số 4083/TCT-CS ngày 15 tháng 09 năm 2023 của Tổng Cục thuế hướng dẫn Cục thuế Hải Phòng: Nếu Công ty có dự án đầu tư tại địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN có hoạt động thuê doanh nghiệp khác không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư gia công thì phần thu nhập này Công ty không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn ưu đãi đầu tư. Chúng tôi là các DNCX để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, vì vậy việc thuê các doanh nghiệp khác gia công, sản xuất các sản phẩm đầu vào (linh kiện, một phần công đoạn sản phẩm) là rất phổ biến. Giao gia công là chi phí của doanh nghiệp, được tính vào chi phí trước khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, không phải khoản thu nhập của doanh nghiệp nên việc Doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi gây ra nhiều hoang mang cho các Doanh nghiệp sản xuất chúng tôi. Hơn nữa, các doanh nghiệp gia công không nằm trong địa bàn được ưu đãi đã phải nộp thuế 20% cho phần doanh thu của hoạt động gia công, nên việc không cho ưu đãi thuế TNDN với thu nhập tương ứng với hoạt động thuê doanh khác không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư gia công là chưa phù hợp. Về mặt kinh tế, việc thuê gia công có thể khiến chi phí giá thành của sản phẩm thấp hơn khi Công ty phải đầu tư xây dựng thêm máy móc, nhà xưởng, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa sản Xuất các đầu vào cho chúng tôi,… nên góp phần làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy phát triển về sản xuất. Vì vậy, chúng tôi mong rằng Bộ tài chính và Tổng cục thuê sẽ xem xét.

Trả lời:

1. Về sửa đổi luật thuế GTGT 

Tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp được nêu tên cụ thể tại khoản 1 Điều 8.

Thực hiện quy định trên, trong thời gian qua không phát sinh vướng mắc khi xác định hàng hóa đã xuất ra khỏi Việt Nam vì hàng hóa xuất khẩu được cơ quan hải quan xác nhận trên tờ khai hàng hóa. Tuy nhiên, do dịch vụ có tính vô hình nên việc xác định dịch vụ được tiêu dùng tại Việt Nam hay dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài đối với một số dịch vụ là rất khó xác định, gây vướng mắc, tranh cãi cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp đã xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng với thuế suất 0% (xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam) sau đó lại bị cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế cho rằng đây là dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam và thực hiện truy thu thuế GTGT 10%. Với việc truy thu này gây khó khăn cho bên cung cấp dịch vụ (phải bỏ tiền để nộp thuế trong khi không đòi được bên mua dịch vụ do hợp đồng đã ký và thanh toán đã kết thúc). Mặt khác, hiện nay đang phát triển nhiều dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài gắn với hàng hoá được gia công sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu nhưng thực tế không xác định được chính xác hàng hóa đó là tiêu dùng ở trong nước hay ở nước ngoài tại thời điểm cung cấp dịch vụ, hoặc nếu xác định thì rất phức tạp, tăng chi phí quản lý như: dịch vụ phân loại hàng hóa, giám sát chất lượng hàng hóa để xuất khẩu, kinh doanh tài sản số, dịch vụ số,…; đồng thời khó khăn trong việc xác định giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam và giá trị dịch vụ tại nước ngoài để áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam vừa diễn ra tại nước ngoài hoặc hợp đồng dịch vụ được ký giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước cho thấy, các nước cũng chỉ áp dụng đối với một số dịch vụ xuất khẩu mà được tiêu dùng ở nước ngoài. Dịch vụ xuất khẩu có nhiều hình thức như dịch vụ sản xuất và gia công, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ xây dựng, các dịch vụ trên internet. Việc cung cấp và tiêu dùng các dịch vụ xuất khẩu nói trên đều không có ranh giới rõ ràng. Trong tài liệu hướng dẫn của OECD cũng không định nghĩa cụ thể thế nào là dịch vụ xuất khẩu và chỉ ra rằng không có nguyên tắc quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực này.

Nội dung đề xuất tại dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) đối với một số dịch vụ cụ thể mà có thể xác định được là giải pháp xử lý bất cập phát sinh trong thực hiện và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

2. Hướng dẫn không áp dụng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thuê gia công 

– Tại khoản 1 và khoản 2  Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015) quy định:

“Điều 19. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế, giảm thuế); trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa chi phí được trừ hoặc doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng chi phí được trừ hoặc doanh thu của doanh nghiệp.

2. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này và không áp dụng thuế suất 20% quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này đối với các khoản thu nhập sau:

đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này.”

– Tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) về thuế TNDN quy định:

“4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:

b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.

– Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:

(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.

(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư.”

Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư tại địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN có hoạt động thuê doanh nghiệp khác không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư gia công thì phần thu nhập này doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn ưu đãi đầu tư.

Doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế TNDN để kê khai nộp thuế riêng. Trường hợp không tính riêng được thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư tại địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN có hoạt động thuê doanh nghiệp khác gia công thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì thu nhập từ hoạt động gia công được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện địa bàn ưu đãi đầu tư. Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm thuế để tự kê khai với cơ quan thuế theo quy định.

Câu 9:

Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 676/GSQL-GQ2 ngày 17 tháng 5 năm 2023, giải đáp thắc mắc về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của các thương nhân nước ngoài được thực hiện các giao dịch xuất/nhập khẩu nội địa mà không có hiện diện tại Việt Nam, theo đó GDC có ý kiến như sau:

Đối chiếu với quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 35 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ, nếu thương nhân nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam (bao gồm công ty con) thì không được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ trong giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Ngay trước ngày công văn này có hiệu lực thi hành, chúng tôi hiểu rằng có nhiều công ty tại Việt Nam vẫn thực hiện thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với các hợp đồng mua/bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và giao/nhận theo hợp đồng chỉ định giữa thương nhân nước ngoài với doanh nghiệp khác tại Việt Nam bất kể có hiện diện tại Việt Nam hay không.

1. Nếu vi phạm, chi phí mua hàng của các công ty ở Việt Nam khi mua hàng theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ có được coi là chi phí được trừ hay không?

2. Ngoài ra, trong trường hợp các công ty ở Việt Nam bán hàng cho các công ty ở Việt Nam theo hình thức xuất nhập khâu tại chỗ thì các công ty bán hàng này có bị truy thu thuế như đánh thuế GTGT đầu ra đối với hàng bán ra hay không? và từ chối việc khấu trừ hàng bán do thiếu giấy phép xuất khẩu hợp lệ hay không?

Trả lời:

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. ”

Đối với nội dung liên quan đến cơ quan hải quan, đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

Căn cứ quy định về khoản chi được trừ và không được trừ tại pháp luật về thuế TNDN (nêu trên), trường hợp cơ quan hải quan có thẩm quyền xác định giao dịch mua bán là vi phạm quy định pháp luật thì bên mua không đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi liên quan đến giao dịch đó.

Câu 10: Chi phí được trừ đối với phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của căn hộ do Công ty mua để phục vụ cho người nước ngoài

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Theo quy định hiện hành, phần thuế GTGT đầu vào cho chi phí thuê nhà của người nước ngoài (tức là nhân viên của Công ty theo hợp đồng lao động) sẽ không được khấu trừ và trong trường hợp này, phần thuế GTGT có thể được ghi nhận là chi phí để được khấu trừ thuế TNDN. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn chưa đề cập đến trường hợp mua căn hộ ngoài khu công nghiệp cho người nước ngoài sử dụng.

b. Câu hỏi:

Trong trường hợp này, phần thuế GTGT đầu vào của căn hộ mua có được khấu trừ thuế TNDN không?

Trả lời:

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Như vậy, khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào của căn hộ do doanh nghiệp mua ngoài khu công nghiệp cho lao động người nước ngoài sử dụng không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, không đủ điều kiện tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp.

Câu 11: Thuế lãi vốn đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần gián tiếp

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Nghị định 12/2015/ND-CP quy định thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam không phân biệt địa điểm kinh doanh.

Nghị định 126/2020/ND-CP quy định Việt Nam có trách nhiệm kê khai thay cổ đông nước ngoài nếu cả bên bán và bên mua đều là tổ chức nước ngoài.

Cơ quan Thuế đã hướng dẫn chuyển nhượng cổ phần gián tiếp phải chịu CGT tại Việt Nam và pháp nhân Việt Nam có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho người bán nước ngoài. thậm chí cả trường hợp chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua sàn giao dịch chứng khoán của tổ chức nước ngoài.

Vì việc chuyển nhượng diễn ra tại một thực thể ông bà niêm yết tại Hàn Quốc – người gián tiếp sở hữu một công ty con tại Việt Nam thông qua 02 cấp thực thể khác. Pháp nhân Hàn Quốc là pháp nhân niêm yết được sở hữu bởi hàng nghìn cổ đông, thông tin nhận dạng cổ đông và thông tin giao dịch (ví dụ: tên, giá chuyển nhượng…) do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc quản lý, công ty mẹ Việt Nam/Hàn Quốc không được phép quản lý để truy cập thông tin này do tính bảo mật.

b. Câu hỏi:

Chúng tôi đề nghị Quý Cơ quan hướng dẫn về:

(i) Làm thế nào công ty Việt Nam có thể thực hiện việc kê khai thuế thay cho cổ đông trong trường hợp này (có thể có hàng nghìn giao dịch mỗi ngày) và làm thế nào công ty Việt Nam có thể thu thuế từ các cổ đông này.

(ii) Ngoài ra, vì đây là nghĩa vụ thuế của cổ đông nước ngoài nên liệu pháp nhân Việt Nam có bị phạt thuế nếu công ty Việt Nam không kê khai nộp thuế?

Trả lời:

– Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.”

– Tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:

“…

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

…”

Theo các quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

Câu 12: Thời điểm kê khai hóa đơn GTGT đầu vào

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Hiện nay, đối với hóa đơn GTGT đầu vào có thể được kê khai trên tờ khai thuế GTGT tại thời điểm nhận hóa đơn thay vì kỳ kê khai (tháng/quý) tính theo ngày trên hóa đơn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tất cả hóa đơn GTGT đầu vào phải được kê khai trên tờ khai thuế GTGT với kỳ kê khai tương ứng ngày hóa đơn, điều này có thể ảnh hưởng và phát sinh thêm khối lượng công việc trong việc điều chỉnh tờ khai thuế GTGT mà không làm tăng số thuế GTGT phải nộp trong các kỳ đó.

b. Câu hỏi:

Có bắt buộc phải điều chỉnh tờ khai thuế GTGT kỳ (tháng/ quý) trước để bao gồm kê khai toàn bộ hóa đơn GTGT đầu vào có ngày hóa đơn tương ứng không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng 2008;

Căn cứ Điều 5, điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Điều 8, khoản 1 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ;

Căn cứ khoản 7 Điều 3, Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;

Căn cứ quy định tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Ban hành Quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế;

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì nếu thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh cùng thời điểm hoặc sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ:

– Người bán thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;

– Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.”

Doanh nghiệp có thể tham khảo công văn số 1586/TCT-CS ngày 4/5/2023 của Tổng cục Thuế về khai thuế GTGT theo hóa đơn điện tử của người bán.

Câu 13: Đóng góp về nội dung sửa đổi, bổ sung về dịch vụ xuất khẩu tại Dự thảo Luật thuế GTGT

Chúng tôi xin có một số ý kiến đóng góp về nội dung sửa đối, bổ sung về dịch vụ xuất khẩu quy định tại Khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) như sau: Dự thảo hiện tại chỉ giới hạn áp dụng đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và áp dụng đối với một số dịch vụ nhất định, làm tăng chi phí thuế của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan (bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất).

 –Về phạm vi đối tượng nhận dịch vụ: Theo quy định hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng địch vụ giữa khu phi thuế quan và bên ngoài cũng là quan hệ xuất, nhập khẩu, tương tự như việc cung ứng, hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức nước ngoài. Khu phi thuế quan và loại hình doanh nghiệp chế xuất được hình thành nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất xuất khẩu và các dịch vụ liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Một số nước trên thế giới cũng có quy định áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ cung ứng cho khu phi thuế quan, khu thương mại tự do như Costarica, Ghana, Namibia. Vì vậy, để khuyến khích xuất khẩu, quy định về dịch vụ xuất khẩu cần bổ sung đối tượng nhận dịch vụ là tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan (gồm cả doanh nghiệp chế xuất).

 – Về phạm vi loại dịch vụ và nguyên tắc xác định địa điểm tiêu dùng dịch vụ để xác định dịch vụ xuất khẩu: quy định chỉ hạn chế áp dụng đối với một số dịch vụ như đề cập tại Dự thảo sẽ không khuyến khích xuất khẩu các loại hình địch vụ khác. Chúng tôi hiểu rằng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung chỉ áp dụng đối với các dịch vụ này vì đây là các dịch vụ có cơ sở xác định địa điểm tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ Việt Nam là tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất quy định cần mở rộng thêm phạm vi dịch vụ có tính chất tương tự (có cơ sở rõ ràng xác định địa điểm tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam) hoặc đưa ra nguyên tắc xác định việc tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo tính bao quát tránh gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp. Nguyên tắc đề xuất như sau:

+ Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài: nếu đối tượng mua dịch vụ và đối tượng sử dụng, tiêu dùng dịch vụ đều là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, phục vụ cho việc tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam thì dịch vụ đó thỏa mãn là dịch vụ xuất khẩu.

+ Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở khu phi thuế quan: đối tượng tiêu dùng dịch vụ là tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Do đó, để tránh vướng mắc, cách hiểu không thống nhất trong việc xác định tiêu chí dịch vụ tiêu dùng trong khu phi thuế như thời gian vừa qua, chúng tôi đề xuất sửa đổi nguyên tắc xác định địa điểm tiêu dùng dịch vụ căn cứ theo (ï) dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; và (ii) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

Theo tham khảo của chúng tôi, nhiều quốc gia có quy định áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu mà không hạn chế ở loại dịch vụ cụ thể nào đó như Argentina, Áo, Canada, Ecuador, Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ, Singapore…Nhiều quốc gia có liệt kê các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% nhưng danh sách các loại hình dịch vụ được hưởng thuê suất này rất rộng và đa dạng, bao gồm cả các dịch vụ tư vấn, pháp lý, kế toán, kỹ thuật, quảng cáo, nhân sự, marketing, nghiên cứu phát triển, thiết kế, hệ thông thông tin, quản lý quy trình nghiệp vụ và các dịch vụ khác như Azerbaijan, Trung Quốc, Indonesia…

Từ các phân tích nêu trên, chúng tôi xin đề xuất chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 9, Dự thảo như sau:

 “Điều 9: Thuế suất

 1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; Dịch vụ cấp tín dụng; Chuyển nhượng vốn; Dịch vụ tài chính phái sinh, Dịch vụ bưu chính, viễn thông; Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này; Thuôc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; Sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên nên tảng số theo quy định của Chính phủ; Xăng, dầu mua tại nội địa bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan; Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.

a) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu gồm: hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan hoặc được cung ứng cho doanh nghiệp trong khu  phi thuế quan và phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh; hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuê; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài khác theo quy định của Chính phủ.

b) Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm: Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ vận tải quốc tế; Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế.

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp được nêu tên cụ thể tại khoản 1 Điều 8.

Thực hiện quy định trên, trong thời gian qua không phát sinh vướng mắc khi xác định hàng hóa đã xuất ra khỏi Việt Nam vì hàng hóa xuất khẩu được cơ quan hải quan xác nhận trên tờ khai hàng hóa. Tuy nhiên, do dịch vụ có tính vô hình nên việc xác định dịch vụ được tiêu dùng tại Việt Nam hay dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài đối với một số dịch vụ là rất khó xác định, gây vướng mắc, tranh cãi cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp đã xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng với thuế suất 0% (xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam) sau đó lại bị cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế cho rằng đây là dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam và thực hiện truy thu thuế GTGT 10%. Với việc truy thu này gây khó khăn cho bên cung cấp dịch vụ (phải bỏ tiền để nộp thuế trong khi không đòi được bên mua dịch vụ do hợp đồng đã ký và thanh toán đã kết thúc). Mặt khác, hiện nay đang phát triển nhiều dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài gắn với hàng hoá được gia công sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu nhưng thực tế không xác định được chính xác hàng hóa đó là tiêu dùng ở trong nước hay ở nước ngoài tại thời điểm cung cấp dịch vụ, hoặc nếu xác định thì rất phức tạp, tăng chi phí quản lý như: dịch vụ phân loại hàng hóa, giám sát chất lượng hàng hóa để xuất khẩu, kinh doanh tài sản số, dịch vụ số,…; đồng thời khó khăn trong việc xác định giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam và giá trị dịch vụ tại nước ngoài để áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam vừa diễn ra tại nước ngoài hoặc hợp đồng dịch vụ được ký giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước cho thấy, các nước cũng chỉ áp dụng đối với một số dịch vụ xuất khẩu mà được tiêu dùng ở nước ngoài. Dịch vụ xuất khẩu có nhiều hình thức như dịch vụ sản xuất và gia công, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ xây dựng, các dịch vụ trên internet. Việc cung cấp và tiêu dùng các dịch vụ xuất khẩu nói trên đều không có ranh giới rõ ràng. Trong tài liệu hướng dẫn của OECD cũng không định nghĩa cụ thể thế nào là dịch vụ xuất khẩu và chỉ ra rằng không có nguyên tắc quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực này.

Nội dung đề xuất tại dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) đối với một số dịch vụ cụ thể mà có thể xác định được là giải pháp xử lý bất cập phát sinh trong thực hiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Câu 14: Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa bán trong cửa hàng miễn thuế

Chúng tôi là doanh nghiệp Hàn Quốc được thành lập tại Việt Nam từ năm 2016, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế. Hiện nay, Bộ Tài chính Việt Nam đã dự thảo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) để thay thế cho Luật hiện hành (sau đây gọi tắt là “Dự thảo”) và đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo Luật thuế, chúng tôi thấy rằng Bộ Tài chính Việt Nam có sửa đổi quy định “hàng đã bán tại cửa hàng miễn thuế” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, qua đó khuyến khích hoạt động bán hàng miễn thuế. Tuy nhiên, quy định về điều kiện khấu trừ hoàn thuế tại Dự thảo (Khoản 2c Điều 13) chưa quy định cụ thể và chặt chẽ đối với hoạt động bán hàng miễn thuế, có thể gây khó khăn và ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực kinh doanh bán hàng miễn thuế mà Doanh nghiệp đang hoạt động.

Vì vậy, bằng thư này chúng tôi xin gửi ý kiến đóng góp cụ thể liên quan đến quy định tại Khoản 2c Điều 13 Dự thảo nêu trên.

Nội dung cụ thể như sau:

Điều khoản của Dự thảo Luật:

Khoản 2c, Điều 13 của Dự thảo quy định:

Điều 13. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

“2. Điều kiện khẩu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

… c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa.”

Ý kiến của doanh nghiệp:

Đối với trường hợp khấu trừ đầu vào của hàng hóa bán trong các cửa hàng miễn thuế ra như quy định tại Dự thảo Luật sửa đổi: thì là hàng xuất khẩu áp dụng 0% thuế GTGT đầu ra như quy định bổ sung tại Dự thảo Luật sửa đổi.

Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn thuế gặp vướng mắc liên quan đến các điều kiện quy định tại khoản này như sau:

1. Hợp đồng: Hàng bán trong cửa hàng miễn thuế là cho các cá nhân nước ngoài (là phần lớn) hoặc VN xuất cảnh hoặc nhập cảnh (mua trong định mức), nên không có hợp đồng bán hàng.

> Theo đó, doanh nghiệp đề xuất không áp dụng điều kiện Hợp đồng đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

2. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Các cá nhân khi xuất/nhập cảnh mua hàng có rất nhiều trường hợp chỉ thanh toán bằng tiền mặt.

> Doanh nghiệp đề xuất không áp dụng điều kiện này đối với hàng bán trong cửa hàng miễn thuế theo quy định.

3. Tờ khai hải quan: Hàng bán trong cửa hàng miễn thuế cho các cá nhân nên sẽ không có tờ khai hải quan cho mỗi lần bán hàng. Thay vào đó, các thủ tục hải quan sẽ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Chính Phủ tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP.

 Doanh nghiệp đề xuất nêu rõ riêng đối với bán hàng trong cửa hàng miễn thuế, thủ tục hải quan thực hiện theo đúng quy định về hải quan áp dụng đối với bán hàng trong các của hàng miễn thuế.

 4. Phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm: Các chứng từ này không phù hợp và thực tiễn đối với hàng bán cho cá nhân tại cửa hàng miễn thuế

> Đề xuất bỏ điều kiện liên quan  đến các chứng từ này đối với hàng bán trong cửa hàng miễn thuế.

Khuyến nghị:

Chúng tôi kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Khoản 2, Điều 13 của Dự thảo như sau:

“Điều 13. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

… c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; phiếu đóng khoản này được là vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa. Riêng đối với một số trường Số thuế và các trường chính), Bộ đặc thù (như bán hàng tại các cửa hàng miễn đặc thù khác theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài Bộ Tài chính quy định cụ thể về các điều kiện nêu tại”

Trả lời:

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế GTGT, tại dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) đã quy định thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế và đã giao Chính phủ quy định điều kiện áp dụng đối với một số trường hợp đặc thù, trong đó có trường hợp này để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Câu 15: 

1. Thúc đẩy triển khai Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), thỏa thuận song phương (MAP) liên quan đến giao dịch liên kết 

2. Hỗ trợ thiệt hại cho doanh nghiệp do áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Tình trạng:

 – Việt Nam và Hàn Quốc sẽ triển khai áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tài khóa 2024, thu thuế bổ sung đối với các công ty có mức thuế suất hiệu dụng dưới 15%. Do đó, lợi ích của các công ty Hàn Quốc, bao gồm cả của chúng tôi, đang bị giảm thuế vì ưu đãi đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm.

– Dự thảo hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam chỉ tập trung vào Lĩnh vực Công Nghệ Cao/Lĩnh vực R&D nên công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày da sẽ không nhận được hỗ trợ đầu tư.

Trường hợp Công ty chúng tôi:

 – Công ty chúng tôi đã xây dựng một nhà máy tại Đồng Nai, Việt Nam vào năm 1994, và đã phát triển ổn định trong 30 năm qua, mở rộng các nhà máy sang Mộc Bài, Cần Thơ,… Công ty hiện đang sử dụng 50.000 đến 60.000 người, xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la hàng năm và nộp khoảng 20 triệu đô la thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Vẫn còn thời gian giảm thuế doanh nghiệp cho các nhà máy Cần Thơ và Mộc Bài, nhưng họ sẽ không thể hưởng lợi từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

 Kiến nghị:

– Chúng tôi mong muốn việc hỗ trợ không chỉ áp dụng cho các công ty công nghệ cao, mà còn cho cả các công ty sử dụng nhiều lao động đang tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Trong tường hợp không được hỗ trợ, mong chính phủ xây các chính sách và chế độ khuyến khích khác để bù đắp sự giảm ưu đãi về thuế.

Trả lời:

1. Cơ chế APA là một phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế nghiên cứu tham mưu, báo cáo các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành (gồm có Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Thông tư số 45/2021/TT-BTC).

Việc thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã được Tổng cục Thuế thúc đẩy. Tuy nhiên trong bối cảnh có nhiều biến động của nền kinh tế và dịch bệnh Covid 19 cũng như việc hình thành các Hiệp định đa phương là kết quả của Chương trình hành động BEPS, đặc biệt là chính sách thuế bổ sung theo trụ cột II đã tác động đến tiến độ thực hiện cơ chế này.

Hiện nay, một số doanh nghiệp Hàn Quốc đã nộp APA cho CQT Việt Nam. Qua rà soát ban đầu thì các doanh nghiệp sử dụng cơ sở dữ liệu là thông tin, dữ liệu do các doanh nghiệp/tổ chức cung cấp thông tin nhưng chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (chưa được kiểm chứng đảm bảo tính pháp lý như quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).

Đối với các hồ sơ APA song phương, đa phương, để đẩy nhanh tiến độ giải quyết theo kiến nghị, Bộ Tài chính mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc, cơ quan Thuế Hàn Quốc, các Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan Thuế Việt Nam, các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan của Việt Nam để tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị APA theo trình tự, thủ tục thực hiện ký kết các Điều ước quốc tế như đã được quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

2.

Liên quan tới các giải pháp hỗ trợ đầu tư để đảm bảo giữ vững thu hút FDI, theo khoản 5 Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 có nêu:

“5. Đồng ý chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế Thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành. Đồng thời, rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.”

Do đó Chính phủ đang nghiên cứu để có những chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế cho các ưu đãi thuế không còn hiệu quả trên thực tế, để các nhà đầu tư có thể yên tâm về môi trường đầu tư tại Việt Nam và thu hút được các nhà đầu tư lớn, chiến lược, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo. Nghị định đang được lấy ý kiến Bộ, ngành, địa phương, được đăng Website Cổng thông tin điện tử Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Do vậy, đối với kiến nghị của Công ty đề nghị mở rộng việc hỗ trợ không chỉ áp dụng cho các công ty công nghệ cao, mà còn cho cả các công ty sử dụng nhiều lao động đang tạo ra nhiều việc làm cho xã hội … đề nghị Công ty có ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Nghị định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được đăng trên Website Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Câu 16: Hoàn thuế VAT liên quan đến dự án đầu tư mở rộng

a. Cơ sở pháp lý và vướng mắc:

Hiện không có hướng dẫn về việc hoàn thuế VAT đối với các dự án đầu tư mở rộng, do đó, các nhà đầu tư không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

b. Ý kiến đề xuất:

Sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế GTGT hiện hành về hoàn thuế GTGT đối với các dự án đầu tư mở rộng nhằm phù hợp với sự phát triển của pháp luật về thuế GTGT trong thời gian tới.

Trả lời:

Về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mở rộng, Tổng cục Thuế ghi nhận và đã tổng hợp tham gia ý kiến với Cục Chính sách thuế (Bộ Tài chính) để sửa đổi tại dự thảo Luật Thuế GTGT trong thời gian tới.

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp có đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì sẽ được hoàn theo trường hợp hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.

Câu 17: 

Theo Luật về tổ chức, cơ quan tín dụng các giao dịch mở L/C là hình thức giao dịch tín dụng chủ yếu và theo Luật có ghi đây không phải là đối tượng chịu thuế VAT

Tuy nhiên trong hành chính thuế lại coi thuế VAT đối với giao dịch L/C là đối tượng chịu thuế và áp dụng cả thuế chậm nộp đối với các giao dịch từ trước.

Đề nghị Tổng cục Thuế giải thích rõ về điều này.

Trả lời:

– Pháp luật thuế GTGT (Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành) không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện đối với dịch vụ cấp tín dụng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Định nghĩa về dịch vụ cấp tín dụng do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì xây dựng. Tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011) có bổ sung quy định các dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong đó có bao gồm thư tín dụng. Theo định nghĩa này thì thư tín dụng L/C có tính chất là dịch vụ thanh toán và do đó thư tín dụng L/C thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

– Về tiền chậm nộp tiền thuế: Theo quy định của pháp luật về Quản lý thuế, trường hợp NNT khai sai dẫn đến thiếu thuế thì khi phát hiện sai sót NNT được khai điều chỉnh bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào NSNN và tiền chậm nộp tiền thuế.

Câu 18:  Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

(Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ) Luật Thuế giá trị gia tăng quy định miễn (hoàn) thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

Cơ quan Hải quan xem xét hàng hóa có thuộc đối tượng phải khai báo xuất nhập khẩu tại chỗ hay không, sau đó cho phép khai báo xuất nhập khẩu tại chỗ nếu hàng hóa đó phù hợp với quy định pháp luật.

Xét thủ tục như vậy thì cơ quan đánh giá hàng hóa có thuộc đối tượng khai báo xuất nhập khẩu tại chỗ hay không là cơ quan Hải quan.

Tôi cho rằng Cơ quan Thuế phải hoàn thuế giá trị gia tăng nếu có giấy chứng nhận hoặc giấy phép của Cơ quan Hải quan xác nhận hàng hóa là hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, có những trường hợp cơ quan thuế chưa chấp nhận hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng tốn nhiều thời gian để xác nhận xem hàng hóa được cơ quan hải quan cho phép khai báo xuất nhập khẩu tại chỗ có đúng điều kiện hay không, mặc dù có hồ sơ chính đáng thể hiện cơ quan hải quan đã xác nhận là đối tượng xuất nhập khẩu tại chỗ.

Việc hai cơ quan cùng xét duyệt nội dung trùng lặp không chỉ gây lãng phí nhân lực hành chính mà còn gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp do việc xử lý thủ tục hành chính bị chậm trễ.

Kính mong Bộ Tài chính xem xét chỉ đạo các cơ quan sớm đưa ra phương án hợp lý.

Trả lời:

Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn hiện hành đã quy định thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, và điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp xuất khẩu tại chỗ. Dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) quy định thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu gồm: hàng hóa, được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa cung cấp cho khách hàng nước ngoài khác theo quy định của Chính phủ… và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục và điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hóa xuất khẩu.

Trong quá trình thực hiện, Cục QLGSCST có nhận được hồ sơ xin ý kiến của Tổng cục Thuế và tại cuộc hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi) ngày 15/3/2024 tại Đà Nẵng, Công ty có phản ánh vướng mắc liên quan đến trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ, cụ thể: Giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam, nhiều trường hợp người nộp thuế không được giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT cho giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ do không thỏa mãn điều kiện về hiện diện thương mại nhưng đã thực hiện thủ tục hải quan trong giai đoạn quá khứ. Khi thanh kiểm tra, Cơ quan thuế, Cơ quan hải quan có căn cứ để xác định thương nhân nước ngoài đã có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại và pháp luật về doanh nghiệp, đã có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, giao dịch này không thỏa mãn là giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ để được hoàn thuế GTGT đầu vào.

Câu 19: 

Công ty tôi có kế hoạch mua 1 cụm công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Giang. Sau đó bên tôi cần xây dựng, cải tạo rồi mới đưa vào hoạt động. Trong thời gian chúng tôi đang xây dựng, cải tạo thì cụm công nghiệp đó được chính sách chuyển đổi thành khu công nghiệp. Vậy khi đó chúng tôi có được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện khu công nghiệp hay không?

Tại điểm đ khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định:

“…đ, Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế sau ngày 01/1/2015 thì được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ khi chuyển đổi…”

Trường hợp DN đang xây dựng, cải tạo thì cụm công nghiệp đó được chuyển đổi thành Khu công nghiệp. Nếu Khu công nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì DN được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo điều kiện Khu công nghiệp cho thời gian còn lại kể từ khi chuyển đổi.

Trả lời:

Tại điểm đ khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định:

“…đ, Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế sau ngày 01/1/2015 thì được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ khi chuyển đổi…”

Trường hợp DN đang xây dựng, cải tạo thì cụm công nghiệp đó được chuyển đổi thành Khu công nghiệp. Nếu Khu công nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi thì DN được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo điều kiện Khu công nghiệp cho thời gian còn lại kể từ khi chuyển đổi.

Câu 20: 

1. Công ty đã kiểm tra thuế đến hết 2019. Hiện công ty bị truy thu thuế GTGT khâu nhập khẩu cho một số tờ khai phát sinh năm 2018. Công ty không bị xử phạt trốn thuế, gian lận thuế. Vậy công ty có được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT bị ấn định theo kết luận của đoàn kiểm tra sau thông quan không?

2. Công ty đang xin hoàn thuế GTGT hàng trả lại tại cơ quan Hải quan. Theo quy định thì cơ quan Hải quan cần thu thập thông tin từ cơ quan thuế về tình hình khai, nộp thuế của công ty trước khi ra quyết định hoàn thuế.

 Câu hỏi: Ngành thuế đã có hướng dẫn hay quy trình hướng dẫn công chức thuế thực hiện phản hồi yêu cầu thu thập thông tin này từ phía cơ quan Hải quan hay chưa? Thời gian phản hồi là bao lâu?

3. Công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo hợp đồng giữa công ty với nhà cung cấp, nếu lượng hàng mua vượt mức nhất định sẽ chiết khấu. Khi nhập khẩu các lô hàng đầu tiên, công ty chưa đạt mức chiết khấu nên nhà cung cấp xuất hóa đơn theo giá chưa giảm. Sau nhiều lô hàng, sau khi đã đạt mức, nhà cung cấp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm. Khi có hóa đơn điều chỉnh giảm này thì tờ khai nhập khẩu của công ty đã thông quan.

Hỏi: công ty có được khai bổ sung các khoản chiết khấu này là khoản điều chỉnh giảm trị giá tính thuế nhập khẩu không?

4. Công ty A ở nước ngoài giao nguyên liệu thuê công ty B ở Việt Nam ra công, công đoạn số 1. Sau đó chỉ định B giao thành phẩm gia công cho công ty C ở Việt Nam để C gia công, công đoạn số 2 cho A, sau đó xuất khẩu trả sản phẩm cho A. B và C không phải là doanh nghiệp chế xuất.

Hỏi: thủ tục giao nhận hàng hóa giữa B và C có thể được thực hiện theo thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính “số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan Hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan Hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế”.

Đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn này, đối chiếu với thực tế tại Công ty để thực hiện.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page