Hợp đồng lao động – Quy định tổng quan – Overview for Labor contract

559

Hợp đồng lao động – Quy định tổng quan giúp độc giả nắm được một số quy định liên quan đến hợp đồng lao động mới nhất. Một số điểm mới về Hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14

Khái niệm hợp đồng lao động

Bổ sung: trường hợp 02 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng thể hiện về việc làm có trả công, sự quản lý, điều hành, giám sát … thì được coi là hợp đồng lao động.

Phương thức mới giao kết hợp đồng lao động

Có thể giao kết thông qua phương tiện điện tử

Câu hỏi mở rộng

Bộ luật Lao động quy định Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử. Vậy có công nhận việc thông báo bằng hình thức điện tử (qua email, điện thoại, tin nhắn đa phương tiện) là thông báo bằng văn bản đối với một số trường hợp như huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 38 BLLĐ), thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 45 BLLĐ).

​Bộ luật Lao động chỉ quy định Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản mà không quy định các hình thức khác như thông báo (Điều 38, khoản 1 Điều 45 BLLĐ…) của người sử dụng lao động gửi đến người lao động bằng hình thức điện tử là thông báo bằng văn bản – Căn cứ khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động; Điều 156 Luật BHVBQPPL 2015.

[collapse]

Về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Quy định rõ trong Bộ luật Lao động về các chủ thể giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và người sử dụng lao động (trước đây quy định trong văn bản dưới luật);

Bổ sung nguyên tắc người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Loại hợp đồng lao động

Gồm có 2 loại:

  • – Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • – Hợp đồng lao động có thời hạn không quá 36 tháng;

(bỏ loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng)

Phụ lục hợp đồng lao động

Phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Thử việc

Hai bên có thể lựa chọn linh hoạt thử việc là một nội dung trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc riêng;

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

  • – Người lao động chỉ cần thông báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian theo luật định (bỏ quy định về việc phải có 1 trong các lý do được liệt kê trong Bộ luật Lao động). Thời hạn báo trước là 45 ngày/30 ngày/03 ngày, tùy loại hợp đồng lao động đã giao kết; đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ; quy định 7 trường hợp không cần thông báo trước.
  • Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động: Bổ sung thêm 3 trường hợp:
    • +  Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
    • + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên;
    • + Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động.
    • Thời hạn báo trước: 45 ngày/30 ngày/03 ngày tùy loại hợp đồng lao động; đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ; quy định 2 trường hợp không phải báo trước (đủ tuổi nghỉ hưu và tự ý bỏ việc).

Quy định cụ thể các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

  • – Thay đổi cơ cấu, công nghệ:
    • + Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
    • + Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
    • + Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
  • – Vì lý do kinh tế:
    • + Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
    • + Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Tổ chức lại

Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu có ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động;

Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

  • – Tăng thêm thời gian từ 7 ngày lên 14 ngày làm việc để hai bên thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi mỗi bên;
  • Trường hợp đặc biệt vẫn giữ nguyên không quá 30 ngày (quy định cụ thể có 04 trường hợp).
  • – Quy định bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động:
    • + Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
    • + Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động (nếu có yêu cầu)./.

Hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page