Theo lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78 của Chính phủ, cơ quan thuế của 6 tỉnh thành phố giai đoạn 1 đang bắt đầu triển khai, hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi HĐĐT. Hãy cùng Gonnapass nắm bắt quy trình chuyển đổi này qua bài viết hôm nay:
Bước 1: Tiếp nhận thông báo chuyển hóa đơn điện từ theo TT 78 từ cơ quan thuế
Trong giai đoạn đầu triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh thành, doanh nghiệp sẽ nhận được email thông báo chuyển đổi sử dụng HĐĐT và hướng dẫn điền mẫu 01/ĐKTĐ-HDDT từ cơ quan thuế quản lý.
Bước 2: Nộp mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT bằng hình thức điện tử thông qua Nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc Hệ thống HĐĐT của cơ quan thuế
1. Danh sách nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đủ điều kiện cơ quan thuế :
Độc giả có thể tham khảo danh sách nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đủ điều kiện trong thông báo sau của Tổng cục thuế:
– Ngoài các tổ chức đã đủ điều kiện hiện tại, theo lộ trình Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá các Tổ chức tiếp theo đủ điều kiện và đăng tải bổ sung. Doanh nghiệp theo dõi và cập nhật để biết Nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử của mình có đạt yêu cầu cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hay không.
– Nếu đến thời hạn email thông báo chuyển đổi từ cơ quan thuế mà tổ chức của doanh nghiệp chưa đủ điều kiện, doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp mà tổng cục thuế công bố đã đủ điều kiện.
2. Một số chỉ tiêu cần lưu ý khi điền Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT
Chỉ tiêu 1: Hình thức hóa đơn
- Có mã của cơ quan thuế
- Không có mã của cơ quan thuế
Trong đó, hóa đơn không có mã của cơ quan thuế (Áp dụng cho Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy… theo quy định tại Khoản 2, Điều 91 Luật Quản lý thuế).
Chỉ tiêu 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử
Nếu doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội, doanh nghiệp không phải tích chọn chỉ tiêu này theo quy định tại khoản 1, điều 14, Nghị định 123/NĐ-CP
Chỉ tiêu 3: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
• Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn
• Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (Lưu ý: chọn chỉ tiêu này đối với Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế)
Chỉ tiêu 4: Lựa chọn loại hóa đơn sử dụng
Doanh nghiệp căn cứ phương pháp kê khai hiện tại (kê khai theo phương pháp khấu trừ, kê khai theo phương pháp trực tiếp,…) để lựa chọn loại hóa đơn cần sử dụng
Bước 3: Cơ quan thuế thông báo tiếp nhận
-Cơ quan thuế chấp nhận mẫu 01 và gửi một email thông báo chấp nhận đăng kí sử dụng hóa đơn và một email mật khẩu và pass đăng nhập trang web: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
-Nếu cơ quan thuế không chấp nhận, DN thực hiện điều chỉnh, bổ sung nội dung theo yêu cầu của cơ quan thuế và gửi lại theo các bước trên.
Bước 4: Hủy hóa đơn cũ, nộp BCTHSDHĐ( BC26AC), Thông báo kết quả hủy HĐ (TB03/AC)
+ Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC) đến thời điểm nhận được thông báo chấp nhận hóa đơn theo thông tư 78. Hình thức nộp qua Thuế điện tử.
+ Điền mẫu Thông báo kết quả hủy hóa đơn TB03/AC trên HTKK. Hình thức nộp qua thuế điện tử
Phương pháp hủy:
- Đối với hóa đơn giấy: cắt góc
- Đối với hóa đơn điện tử: hủy trên phần mềm
Bước 5: Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử mới
Khởi tạo mẫu hóa đơn qua nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Lưu ý 1:
Ký hiệu bao gồm cả chữ số và chữ cái:
1. Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã
2. Hai ký tự tiếp theo thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch
3. Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng
4. Hai ký tự cuối là chữ viết, doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh trên phần mềm cung cấp hóa đơn căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng 2 chữ cái cuối đề phân biệt. Nếu không có nhu cầu quản lý thì dùng YY.
Lưu ý 2:
Theo nghị định 123, cơ quan thuế không quản lý chi tiết mẫu hóa đơn, chứng từ, số lượng hóa đơn sử dụng theo từng đợt thông báo phát hành mà quản lý thông qua việc truyền nhận dữ liệu định dạng xml. Như vậy, doanh nghiệp có thể thiết lập mẫu hóa đơn đơn giản, không cần lập thông báo phát hành với cơ quan Thuế.
Bước 6: Xuất hóa đơn.
– Lúc phát hành hóa đơn tích chọn gửi CQT cấp mã và gửi hóa đơn cho khách hàng. Trong ngày cơ quan thuế sẽ cấp mã, sau khi cơ quan thuế cấp mã hóa đơn sẽ tự động gửi cho khách hàng.
– Trên phần mềm sẽ kiểm tra tình trạng hóa đơn có mã CQT
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể kiểm tra hóa đơn có mã CQT
+Dùng tài khoản và mật khẩu cơ quan thuế đã cấp ở B3 đăng nhập vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
+ Hoặc DN có thể tra cứu hóa đơn người bán bằng cách điền thông tin có dấu sao trên trang web nêu trên
Tham khảo các bài viết khác có liên quan:
Biên soạn:
Nguyễn Thị Minh Phượng – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/