Hướng dẫn điền báo cáo thống kê mới nhất

24996

Bài viết chi tiết các bước hướng dẫn điền báo cáo thống kê mới nhất hiện nay có minh họa bằng hình ảnh và mẫu file để doanh nghiệp tham khảo. Tổng cục Thống kê đã Ban hành Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 1. Doanh nghiệp truy cập trang web

  • Hình thức: Các doanh nghiệp truy cập Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê theo địa chỉ: https://doanhnghiep2024.gso.gov.vn để cung cấp thông tin
  • Doanh nghiệp đăng nhập bằng Tài khoản và Mật khẩu do Điều tra viên thống kê cung cấp.

Thông thường, tại giao diện đăng nhập, DN đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu là mã số thuế. Hệ thống sẽ yêu cầu đổi mật khẩu cho lần đăng nhập đầu tiên, khi đó DN thực hiện đổi mật khẩu theo yêu cầu của hệ thống. Lưu ý: mật khẩu mới phải có đủ các ký tự chữ và số

Bước 2: Doanh nghiệp chọn Mục Báo cáo Năm

Trường hợp Doanh nghiệp không đăng nhập được vào hệ thống thì liên hệ số điện thoại của cơ quan thống kê hoặc Điều tra viên phụ trách doanh nghiệp để được hỗ trợ đăng nhập.

Bước 3 Điền thông tin

Sau khi đăng nhập thành công Doanh nghiệp thực hiện kê khai các thông tin có trong phiếu điều tra
– Doanh nghiệp chọn menu Phiếu số 01/DN-MAU nếu là doanh nghiệp điều tra mẫu hoặc Phiếu số 01/DN-TB nếu không phải là doanh nghiệp mẫu

Sau khi chọn phiếu, Doanh nghiệp kê khai lần lượt các Mục có trong phiếu điều tra

Bước 4 Hoàn thành kê khai

Sau khi Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các Mục trong phiếu điều tra, Doanh nghiệp click vào nút Hoàn thành kê khai phiếu để gửi phiếu điều tra cho Cơ quan Thống kê.

LƯU Ý

  • > Doanh nghiệp thường xuyên nhấn nút Lưu tạm để lưu tạm thông tin khi chưa hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu trong phiếu, tránh mất dữ liệu đã nhập.
  • > Liên hệ ngay với Điều tra viên phụ trách doanh nghiệp (số điện thoại hiển thị phía trên cùng góc phải của màn hình nhập tin) để được hướng dẫn cách ghi các chỉ tiêu và hướng dẫn sửa lỗi
  • > Gửi kèm file mềm Báo cáo tài chính dạng .xml để Cơ quan Thống kê kiểm tra lại số liệu

Cách điền các chỉ tiêu của báo cáo

Phiếu 1/DN-TB: Phiếu thu thập thông tin đối với doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với doanh nghiệp không thực hiện điều tra phiếu 1/DN-MAU.

PHẦN A. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

Đơn vị kê khai thông tin: Doanh nghiệp kê khai toàn bộ thông tin chung của doanh nghiệp tại phần A.

A1. THÔNG TIN ĐỊNH DANH

A1.1. Tên doanh nghiệp: Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

A1.2. Địa chỉ doanh nghiệp: Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra.

A1.3, A1.4. Số điện thoại, địa chỉ email: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, địa chỉ email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.

A1.5. Loại hình doanh nghiệp: Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp và điền tỷ lệ % vốn điều lệ hoặc tỷ lệ % cổ phần biểu quyết của doanh nghiệp theo từng mục.

A1.5.1. Khu vực nào có quyền quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp: Chỉ hỏi câu A1.5.1 trong trường hợp DN có tỉ lệ vốn điều lệ bằng nhau ở cả ba khu vực [Nhà nước (Trung ương + Địa phương) = Ngoài nhà nước = FDI] hoặc hai khu vực bằng nhau và cùng chiếm tỉ trọng cao nhất. Chọn khu vực có quyền quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp

A1.6. Tính chất hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp trả lời các câu hỏi, chọn “Có” hoặc “Không”. Doanh nghiệp trả lời “có” khi mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp không phải là hướng đến lợi nhuận. Ví dụ về doanh nghiệp có thể hoạt động không vì mục tiêu lợi nhận: Doanh nghiệp hoạt động công ích, công viên cây xanh; doanh nghiệp thu gom rác thải sinh hoạt…

A1.7. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp:

  1. Doanh nghiệp đang hoạt động:Là doanh nghiệp trong năm 2022 có phát sinh doanh thu hoặc chi phí và có phát sinh VAT.
  2. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để đầu tư, đổi mới công nghệ, sửa chữa, bảo trì máy móc nhà xưởng… Quy ước doanh nghiệp không tạm dừng hoạt động quá 2 năm.
  3. Doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể:Doanh nghiệp ngừng hẳn các hoạt động SXKD để chờ làm các thủ tục với cơ quan nhà nước để giải thể doanh nghiệp.
  4. Doanh nghiệp giải thể, phá sản: Doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục giải thể doanh nghiệp
  5. Không có doanh thu, không có chi phí SXKD:Doanh nghiệp năm 2022 đang hoạt động nhưng không phát sinh doanh thu, không phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh và không phát sinh thuế VAT.

A2. NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2022

A2.1. Hoạt động chính của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào: Hoạt động chính của doanh nghiệp là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất. Nếu không xác định được giá trị sản xuất thì căn cứ vào ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

Lĩnh vực hoạt động thương mại bao gồm: hoạt động bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

A2.2. Mô tả ngành hoạt động thương mại của doanh nghiệp: Doanh nghiệp mô tả chi tiết ngành SXKD thương mại của doanh nghiệp.

A2.3. Mô tả sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra: Doanh nghiệp mô tả nhóm sản phẩm về vật chất và dịch vụ đã sản xuất ra và chọn mã sản phẩm dịch vụ tương ứng.

A3. THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

A3.1. Lao động có tại thời điểm 01/01/2022: Ghi tổng số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng bao gồm lao động được trả công trả lương và lao động không được trả công trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân) tại thời điểm 01/01/2022.

A3.2. Lao động có tại thời điểm 31/12/2022: Ghi tổng số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng bao gồm lao động được trả công trả lương và lao động không được trả công trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân) tại thời điểm 31/12/2022. Trong đó ghi riêng số lao động là nữ.

A4. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, cấp cấp, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD trong năm 2022: Ghi tổng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu từ xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ để phục vụ cho hoạt động SXKD trong năm 2022.

Nơi nộp báo cáo tài chính (Có hướng dẫn cụ thể hình ảnh) – Place to submit Financial Statement

Năm 2023

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023 và Kế hoạch số 232/QĐ-TCTK ngày 16/02/2023 của Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê, điều tra Doanh nghiệp năm 2023.

  • > Đối tượng áp dụng: Toàn bộ doanh nghiệp, hợp tác xã có hoạt động sản xuất kinh doanh  (trừ ngành O, U và ngành T trong hệ thống ngành VSIC 2018)
  • > Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 30/5/2023
  • Kê khai trực tuyến tại địa chỉ  https://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn 

Các bước thực hiện chi tiết được hướng dẫn theo hình ảnh minh họa sau đây:

[collapse]

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page