Không kê khai hóa đơn điện tử tra cứu trên hệ thống

7044
Nhiều kế toán đặt ra câu hỏi các hóa đơn đầu vào (Chi phí như xăng xe, mua đồ dùng…) cả loại có mã và không có mã của cơ quan thuế mà bên bán không gửi cho kế toán, nhân viên không mang bản cứng về nhưng khi kiểm tra check lại trang hoadondientu.gdt.gov.vn lại có thông tin. Vậy không kê khai hóa đơn điện tử tra cứu trên hệ thống thì có sao không?

Tình huống của Tổng Cục thuế:

Kính chào Tổng cục thuế! Trường hợp doanh nghiệp chắc chắn không mua hàng hóa dịch vụ của công ty A. Nhưng công ty A lại xuất hóa đơn cho doanh nghiệp (không biết là do nhầm lẫn hay cố ý). Doanh nghiệp tự tra cứu trên tài khoản hoadondientu của cơ quan thuế và phát hiện có hóa đơn của công ty A đã lập cho mình. Vậy trường hợp này doanh nghiệp nên xử lý như thế nào? Kính mong Tổng cục thuế giải đáp thắc mắc này.
Tổng cục Thuế trả lời: 
Đây là giao dịch dân sự giữa các bên, do đó trường hợp doanh nghiệp không mua hàng hóa dịch vụ của Công ty A nhưng Công ty A lại xuất hóa đơn cho doanh nghiệp thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Công ty A để tìm hiểu lý do Công ty A lập hóa đơn cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thấy Công ty A có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đề nghị doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, cơ quan công an, Sở Công Thương,…
Như vậy, nếu hóa đơn đầu vào không phải của doanh nghiệp, thực tế doanh nghiệp không có giao dịch mua thì không kê khai hóa đơn này. Khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình thì xác định lí do có thể do bên bán xuất nhầm lẫn.
Lưu ý, một số trường hợp hóa đơn có bản cứng nhưng không cứu được trên trang hóa đơn điện tử thì cần phải xem xét kỹ vì có thể có cả hoá đơn có mã của cơ quan thuế và hoá đơn không có mã của cơ quan thuế mà người bán đăng ký phương thức gửi hoá đơn là “gửi đầy đủ” thì sẽ tra cứu được trên hệ thống hoá đơn điện tử. Còn loại hoá đơn không có mã của cơ quan thuế mà người bán gửi hoá đơn theo phương thức “ gửi bảng tổng hợp cuối ngày thì sẽ không tra cứu ngay được trên hoadondientu.gdt.gov.vn

Tuy nhiên, sau thời điểm bên bán gửi bảng kê dữ liệu tới Tổng Cục thuế thì tra cứu được

Ngoài ra, trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận để tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa hoặc tra cứu dữ liệu thì người bán sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Khi đó, người bán xăng dầu gửi thông tin hóa đơn chi tiết tới cơ quan thuế và người mua có thể tra cứu thông tin của hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page