Ở hầu hết các quốc gia, lãi dự thu từ tiền gửi thường chịu thuế thu nhập. Tuy nhiên, mức thuế và quy định cụ thể có thể thay đổi tùy theo quốc gia và các quy định tài chính của mỗi quốc gia đó. Trong một số trường hợp, có thể có những khoản miễn thuế hoặc giảm thuế cho lãi tiền gửi dựa vào số lượng tiền gửi hoặc các yếu tố khác. Tại Việt Nam, cần lưu ý một số vấn đề sau
Hạch toán lãi tiền gửi dự thu
Trích thông tư 200/2014/TT-BTC, định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (bao gồm cả lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Nợ các TK 121, 128 (nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này bao gồm:
- – Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thuộc đối tượng phải trích lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ;
- – Có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ;
- – Các bằng chứng khác (nếu có).
Ví dụ: Trích bảng tính lãi dự thu của khoản tiền gửi tiết kiệm tại TK 1281
STT
No. |
Gốc tiền gửi
Deposit Amount |
Ngày bắt đầu
Input Date |
Kỳ hạn gửi (Tháng)
Deposit term |
Ngày đáo hạn
Due Date |
Lãi tiền gửi
Rate |
Ngày kết thúc năm
Date of year end |
Số ngày tính lãi
Deposit days |
Lãi dự thu
Estimate interest |
1 | 1.000.000.000 | 14-Oct-21 | 12 | 14-Oct-21 | 4,9% | 31-Dec-N | 78 | 10.471.233 |
Thực tế, công ty không có kế hoạch rút tiền trước hạn. Như vậy tại 31/12/N, kế toán lập bút toán ghi lãi dự thu
Nợ TK 1388: 10.471.233 đ
Có TK 515: 10.471.233 đ
Lãi tiền gửi dự thu chịu thuế TNDN
Tại công văn 3782/TCT-CS năm 2023 có đề cập:
…Đối với trường hợp cho vay, có kỳ hạn trả lãi cụ thể theo hợp đồng vay thì doanh nghiệp phải ghi nhận vào doanh thu tài chính của kỳ phát sinh lãi vay phải thu không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp cho vay đã thu được tiền lãi hay chưa…
Để biết thông tin cụ thể và chính xác cho trường hợp của bạn, bạn cần xem xét luật thuế của quốc gia mà bạn đang sinh sống hoặc tham khảo ý kiến từ một chuyên gia tài chính hoặc kế toán viên.
Trước đó, Cục thuế TP Hà Nội có một số văn bản: Công văn Số 6096/CTHN-TTHT ngày 16 tháng 02 năm 2023 & Công văn 57306/CTHN-TTHT ngày 23/11/2022 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi tiền gửi chưa đáo hạn.
“Căn cứ các quy định nêu trên, pháp luật thuế TNDN không quy định việc xác định khoản thu nhập dự kiến thu được nhưng chưa thực tế phát sinh được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.
Trường hợp Tổng công ty thực tế phát sinh khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế của kỳ tính thuế thực tế phát sinh thu nhập theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) nêu trên”
Cơ sở pháp lý
+ Tại Điều 4 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về xác định thu nhập tính thuế:
“1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
…”
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khoản thu nhập khác gồm:
“Điều 7. Thu nhập khác …7. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.
- – Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế
- – Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.