Làm gì trước ngày thi đại lý thuế

578
Cuối tuần này, các bạn sẽ chính thức tham dự kỳ thi đại lý thuế. Hãy vững tâm và tin rằng, chắc chắn các bạn đã gặt hái được một lượng nhất định các kiến thức liên quan hữu ích. Dưới đây vẫn là những lời dặn về việc cần làm gì trước ngày thi đại lý thuế mà chúng tớ gửi tới các bạn. Chúc cho những tin vui nhất sẽ đến!
@tuvanthue Kỳ thi Đại lý thuế và @Manaboxvn Tự ôn thi #ketoan #botaichinh #tongcucthue #dailythue #tuonthi ♬ nhạc nền – Kế toán

1/ Xác định phương thức di chuyển và thời gian có mặt tham dự kỳ thi
Đặc biệt với các bạn ở xa địa điểm thi. Chúng ta nên đi sớm để có chuẩn bị kỹ càng, vì đi trễ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trước khi làm bài.
2/ Chuẩn bị về mặt vật chất:
Nhớ mang đủ các dụng cụ cần thiết như:
  • Chứng minh thư, căn cước công dân
  • Đồng hồ
  • Máy tính cầm tay
  • Bút bi. Đặc biệt nên chuẩn bị dôi số lượng ra một chút để tránh gặp sự cố kỹ thuật hi hữu
  • Thước kẻ, bút chì, tẩy…
Trong trường hợp khi đến phòng thi nhưng phát hiện ra mình bị quên giấy tờ thì nên báo ngay cho hội đồng thi hoặc nếu đã bị mất các giấy tờ chứng minh nhân thân, các bạn có thể liên hệ với Hội đồng thi sớm nhất có thể và sử dụng các giấy tờ khác để thay thế như Hộ chiếu, bằng lái xe, đồng thời xin được làm bản cam kết, cam đoan về người dự thi.
3/ Chuẩn bị tâm lý thoải mái cho kỳ thi.
Như có chia sẻ với khóa ôn thi đại lý thuế trước, dường như Việt Nam đang có định hướng phát triển tăng số lượng đại lý thuế. Theo đó, chắc chắn số lượng và chất lượng các chứng chỉ đại lý thuế Việt Nam sẽ tăng theo!
4. Nếu có sai sót thông tin
Nên kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, môn đăng ký dự thi, địa điểm thi, phòng thi, nếu thông tin có sai sót gì thì có thể báo hội đồng thi để sửa.
5. Vật dụng không được mang vào phòng thi
Lấy thông tin liên hệ của bạn cùng phòng. Thí sinh không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
Trích Quyết định 1557/QĐ-TCT

Điều 42. Quy định đối với thí sinh

1. Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, lịch sự. Trường hợp thí sinh dự thi đến chậm sau thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài thi thì không được dự thi.

2. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.

3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để giấy tờ tùy thân lên mặt bàn để các giám thị phòng thi kiểm tra.

4. Chỉ được mang vào phòng thi thước kẻ, bút viết, máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, thẻ nhớ; không được mang vào phòng thi chất kích thích, đồ uống có cn, chất gây nổ, gây cháy, điện thoại di động, máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi hoặc có thể lợi dụng để gian lận trong khi thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).

5. Tuân thủ mọi hướng dẫn của giám thị; giữ trật tự và không được hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích trong phòng thi.

6. Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy thi, giấy nháp, không được chép bài hoặc nhìn bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải thông tin có liên quan ra ngoài phòng thi hoặc nhận thông tin từ ngoài vào phòng thi.

7. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.

8. Không được ra ngoài phòng thi đối với môn thi được tổ chức thi trên máy vi tính, môn thi trắc nghiệm trên giấy. Đối với môn thi viết trên giấy, chỉ được ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài thi. Trường hợp bất khả kháng nhất thiết phải ra khỏi phòng thi phải được Trưởng Ban coi thi xem xét, giải quyết.

9. Trong thời gian không được ra ngoài phòng thi theo quy định tại khoản 8 Điều này, nếu thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cho giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.

10. Đối với hình thức thi trên giấy:

a) Chỉ sử dụng loại giấy thi do giám thị phòng thi phát để làm bài thi; phải ghi đầy đủ các mục quy định đối với thí sinh trên giấy làm bài thi; Sử dụng giấy nháp do giám thị phòng thi phát trong quá trình làm bài thi;

b) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra số trang của đề thi. Nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, thiếu chữ phải báo ngay giám thị phòng thi;

c) Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng lên bài thi;

d) Trừ phần ghi bắt buộc trên trang phách, thí sinh không được ghi họ tên, chữ ký của thí sinh, chức danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi;

đ) Trường hợp cần viết lại thì gạch chéo hoặc gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác), không được sử dụng bút xóa;

e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh phải ngừng làm bài ngay để nộp bài thi. Phải ghi rõ tổng số tờ giấy thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài cũng phải nộp lại giấy thi. Thí sinh chỉ được rời phòng thi khi giám thị phòng thi cho phép.

11. Đối với hình thức thi trên máy vi tính:

a) Tìm hiểu kỹ về hướng dẫn làm bài thi trên máy vi tính của Hội đồng thi trước khi thi.

b) Nhận máy vi tính và làm bài thi trên máy vi tính:

– Nhận máy vi tính, làm quen với máy vi tính; nhận phiếu tài khoản và đăng nhập tài khoản để thực hiện làm bài thi trên máy vi tính;

– Làm bài thi theo đúng hướng dẫn đối với từng phần thi hoặc từng môn thi;

– Trong khi thi, nếu thí sinh gặp sự cố về máy vi tính hay những bất thường khác cần phải báo ngay cho giám thị phòng thi;

– Không được thoát ra khỏi tài khoản đăng nhập trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy vi tính, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào;

– Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, tất cả thí sinh thực hiện các thao tác tiếp theo dưới sự hướng dẫn của giám thị phòng thi;

– Trước khi ra khỏi phòng thi thí sinh phải nộp lại phiếu tài khoản, giấy nháp, ký xác nhận vào phiếu tham dự thi, danh sách kết quả thi (nếu có).

c) Không tiếp xúc với các vị trí được niêm phong ở máy vi tính cho đến hết giờ thi. Không sao chép câu hỏi thi, đề thi dưới bất kỳ hình thức nào. Không sử dụng bất cứ một chương trình nào khác ngoài chương trình thi cài đặt trên máy vi tính trong thời gian thi kể cả để làm nháp bài thi.

12. Thí sinh dự thi có quyền tố giác người vi phạm quy chế thi với giám thị phòng thi, Trưởng ban coi thi, thành viên Hội đồng thi, thành viên Ban giám sát.

Điều 43. Xử lý vi phạm đối với thí sinh dự thi

1. Giám thị phòng thi nhắc nhở đối với thí sinh nói chuyện, trao đổi bài với người khác.

2. Cảnh cáo:

Giám thị phòng thi lập biên bản cảnh cáo và công khai tại phòng thi đối với thí sinh có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nói chuyện, trao đổi với thí sinh khác và đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;

b) Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình.

3. Đình chỉ môn thi:

Giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng ban coi thi quyết định đình chỉ môn thi đối với thí sinh có một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Tiếp tục vi phạm sau khi đã bị lập biên bản cảnh cáo về hành vi nói chuyện, trao đổi bài với thí sinh khác hoặc cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;

b) Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác;

c) Mang tài liệu, vật dụng bị cấm vào phòng thi từ lúc phát đề thi đến hết giờ làm bài thi nhưng chưa sử dụng;

d) Cố tình làm không đúng đề thi của mình.

Việc đình chỉ môn thi được công bố công khai tại phòng thi.

4. Đình chỉ kỳ thi:

Giám thị phòng thi lập biên bản, báo cáo Trưởng ban coi thi quyết định đình chỉ kỳ thi đối với thí sinh có một trong những hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng tài liệu và các vật dụng bị cấm trong phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài thi;

b) Sử dụng tài liệu, điện thoại di động, máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng thông tin khác để lợi dụng làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi;

c) Cố tình không nộp bài thi, giằng xé bài thi của người khác hoặc dùng bài thi của người khác để nộp làm bài thi của mình;

d) Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức;

đ) Cố ý gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi.

Việc đình chỉ kỳ thi được công bố công khai tại phòng thi.

5. Trừ điểm bài thi:

a) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm của bài thi môn đó.

b) Những bài thi do thí sinh cố tình đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% tổng số điểm của bài thi môn đó.

c. Chấm điểm 0 (không) đối với thi trắc nghiệm trên giấy và thi viết trên giấy đối với một trong các trường hợp sau:

c1) Phần thi, bài thi có từ hai bài làm trở lên;

c2) Phần thi, bài thi có từ hai chữ viết khác nhau trở lên;

c3) Phần thi, bài thi được viết từ hai màu mực khác nhau trở lên (trừ trường hợp có biên bản xác nhận của giám thị coi thi tại phòng thi và Trưởng ban coi thi) hoặc viết bằng màu mực không đúng quy định tại điểm c khoản 10 Điều 42 Quy chế này;

c4) Phần thi, bài thi được viết lên giấy nháp, giấy không do giám thị phòng thi phát.

d) Căn cứ biên bản xử lý vi phạm do giám thị phòng thi lập, Thư ký Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định việc trừ điểm đối với trường hợp thí sinh bị cảnh cáo quy định tại điểm a khi ghép phách và lên điểm.

Căn cứ báo cáo bằng văn bản của thành viên chấm thi, Trưởng ban chấm thi quyết định việc trừ 50% điểm toàn bài đối với trường hợp quy định tại điểm b và chấm điểm 0 (không) đối với các trường hợp quy định tại điểm c.

6. Hủy kết quả môn thi:

Chủ tịch Hộđồng thi báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hủy bỏ kết quả thi của môn thi thí sinh bị đình chỉ quy định tại khoản 3 Điều này.

7. Hủy kết quả kỳ thi:

Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hủy bỏ kết quả kỳ thi đối với thí sinh:

a) Bị đình chỉ kỳ thi theo quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;

c) Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; Đánh tráo bài thi;

d) Khai man hồ sơ đăng ký dự thi;

đ) Hành hung cán bộ coi thi, cán bộ tổ chức kỳ thi và thí sinh khác;

e) Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi.

8. Thí sinh có hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 7 Điều này, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

9. Thí sinh vi phạm quy chế thi phải bị lập biên bản, giám thị phòng thi và thí sinh vi phạm cùng phải ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, giám thị phòng thi phải báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi.

Trường hợp thí sinh vi phạm không ký biên bản vi phạm thì giám thị phòng thi mời hai thí sinh bên cạnh cùng ký xác nhận sự việc. Trường hợp có một trong hai thí sinh hoặc cả hai thí sinh được mời ký xác nhận sự việc không ký biên bản thì giám thị phòng thi vẫn lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định.

Thí sinh bị đình chỉ môn thi, đình chỉ kỳ thi phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi bị lập biên bản đình chỉ, phải nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài thi.

Điều 44. Quy định đối với giám thị phòng thi, giám thị hành lang

1. Phải có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự.

2. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy chế thi, nội quy thi.

3. Giữ trật tự, không được làm việc riêng; không được hút thuốc; không được sử dụng các loại đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích; không được sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ghi hình, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác trong phòng thi, trừ trường hợp giám thị phòng thi làm kỹ thuật viên máy vi tính sử dụng máy vi tính và các thiết bị có liên quan đối với phần thi, môn thi viết, trắc nghiệm trên máy vi tính.

4. Không được trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong thời gian thi.

Quy định khi đi thi Đại lý Thuế

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

So sánh môn kế toán Đại lý thuế và CPA

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page