CHÚNG MÌNH ĐÃ ĐẬU BIG4 NHƯ THẾ NÀO?

4177

               Hi mọi người, đây sẽ là một bài viết có 1-0-2 của Gonnapass nhằm chia sẻ về kinh nghiệm ôn thi vào Big4 Kiểm toán của chúng mình – 2 cô sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán doanh nghiệp CLC của Học viện Tài chính. Hơn 1 tháng của đợt tuyển dụng đã qua đi nhưng để lại trong mình nhiều trải nghiệm. Qua đây, bọn mình sẽ chia sẻ những điều đó với mọi người. Đầu tiên thì cùng tìm hiểu về Big4 và quy trình tuyển dụng của 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới này nhé.

 

  1. Thông tin chung về Big 4

Big4 là thuật ngữ quen thuộc dùng để nhắc tới 4 công ty hàng đầu của một lĩnh vực nào đó. Trong kinh tế, mỗi khi nhắc đến Big4 thì người ta nghĩ tới ngay 4 công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu, bao gồm PricewaterhouseCooper (PWC), Deloitte, Ernst & Young (E&Y) và Klynveld Peat Goerdeler (KPMG).

 

 

  1. Quy trình tuyển dụng

Thực tế, việc tổ chức quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào từng công ty. Tuy nhiên, với Big4 kiểm toán thì quy trình tuyển dụng thường gồm 4 giai đoạn chính là:

(1) Nộp hồ sơ (Vòng CV)

(2) Đánh giá năng lực (Vòng test)

(3) Phỏng vấn nhóm (Vòng Group Assessment)

(4) Phỏng vấn cá nhân (Vòng Individual Interview hay Final Interview)

 

Tuy nhiên, trong kỳ Internship 2022 quy trình tuyển dụng tại EY Việt Nam & Deloitte Việt Nam chỉ bao gồm 3 vòng:

  1. Vòng CV
  2. Vòng Test
  3. Vòng Individual Interview

 

  1. Kinh nghiệm tuyển dụng:

Để đạt được thành tích tốt thì mình nghĩ đây là một quá trình tích luỹ về kiến thức và kinh nghiệm dài sau những năm tháng học đại học. Vì vậy, lời khuyên của mình là hãy bắt đầu xác định mục tiêu của bản thân ngay từ những năm đầu và lấy đó làm động lực để cố gắng.

 

 

Về kiến thức chuyên ngành

Sinh viên năm cuối, mới chuẩn bị ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì kiến thức chính là một trong những chiếc phao cứu sinh của các bạn. Đây cũng là thước đo quan trọng mà mỗi nhà tuyển dụng đánh giá khi lựa chọn từng ứng viên rằng liệu bạn sinh viên này có đủ năng lực và xứng đáng làm việc ở công ty của mình? Là sinh viên theo học ACCA, những kiến thức chuyên ngành được test từ vòng Test là F2, F3, F6, F7 và F8. Ở vòng Group cho đến Final Interview thì dựa vào fuction department mà bạn apply vào, nếu bạn apply bên Audit, thì kiến thức bạn cần chắc và được hỏi sâu, chi tiết là các chuẩn mực kế toán (VAS, IAS) cùng với kiến thức về kiểm toán (F8 ACCA) như HTK, doanh thu, phải trả NCC hay phải thu KH; hay ở mảng Tax sẽ là F6 ACCA với VAT, CIT, PIT chẳng hạn.

Mình là sinh viên chương trình CLC nên việc được thầy cô định hướng, tiếp cận ACCA khá sớm, ngay từ những năm đầu tiên đã được khuyến khích học và thi rồi. Ở trường thì mình bắt đầu học ACCA từ học kỳ 1 của năm thứ 3 với F2, F3 rồi dần dần là 7 môn F còn lại. Đương nhiên thì bọn mình chỉ bắt đầu học những môn này sau khi được học khá chắc về kế toán ở Việt Nam. Cá nhân mình thấy IAS và VAS có khá nhiều điểm tương đồng nên việc học VAS trước thuận tiện hơn rất nhiều khi học lên các môn F. Với chương trình chuẩn hoặc sinh viên theo chứng chỉ nghề nghiệp khác muốn học ACCA thì các bạn cũng có thể cân nhắc học từ sớm để học các môn đầu trước, mọi người có thể tham khảo học ở các trung tâm đối tác của ACCA như SAPP, Smart Train; với những bạn muốn tìm thầy cô uy tín thì có thể học chị Vũ Ngọc Ngà (Gonnapass), Nguyễn Cẩm Chi, thầy Ngô Như Vinh (HVTC) nhé. Lời khuyên của mình là việc học này là để có kiến thức cho bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn chứ đừng nghĩ vào trung tâm này, trung tâm kia học để luyện tủ thi Big4 nhé các bạn. Như vậy vừa phí công sức, lại thấy tiền bạc bỏ ra không đáng nên mọi người hãy xem xét và cân nhắc trước khi chọn địa điểm và khoá học nào đó nha.

 

Tiếng Anh

Có câu hỏi là liệu Tiếng Anh không tốt thì liệu có đỗ được Big4 không? Câu trả lời là không nếu các bạn không thể sử dụng Tiếng Anh một cách cơ bản. Big4 yêu cầu bạn sử dụng ngôn ngữ này xuyên suốt tất cả các vòng thi, cho đến việc họ gửi bạn email cũng vậy. Bạn càng giỏi Tiếng Anh, sử dụng thông thạo nó thì cơ hội nghề nghiệp của bạn ở bất kỳ nơi đâu đều ở mức cao. Vì vậy, ít nhất hãy chuẩn bị cho mình, có thể đọc, hiểu được đề bài và các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra và ngôn ngữ đủ dùng để diễn đạt được ý của các bạn với nhà tuyển dụng. Đừng để bị hỏi một đằng mà bạn lại trả lời, trình bày một nẻo, thế thì “ôi con sông quê” lắm. Đó, nên là hãy không ngừng trau dồi vốn Tiếng Anh của bản thân nhé.

Năm nay với bài essay của EY thì giống như IELTS Writing task 2, bài đọc hiểu của KPMG thì giống đề reading của Toeic. Chăm chỉ viết nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn với các chủ đề xã hội, kinh tế khác nhau, chắc chắn trình Tiếng Anh cũng được cải thiện rõ rệt đấy.

 

 

Kiến thức xã hội, IQ, Numerical Reasoning, Verbal Reasoning

Các kiến thức xã hội được xuất hiện trong bài test là các vấn đề nổi trội trong xã hội, không giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Từ âm nhạc, chính trị, thể thao cho đến kinh tế, địa lý, văn học. Kinh nghiệm của mình là mọi người nên theo dõi tin tức thường xuyên. Với con nghiện Facebook như mình thì theo dõi Trung tâm tin tức VTV24 là có thể qua được kha khá các câu hỏi rồi. Đừng bỏ qua phần này nha mọi người ơi vì mình thấy như để mọi người gỡ điểm ý.

IQ, Numerical Reasoning, Verbal Reasoning đòi hỏi các bạn phải tính toán, đọc hiểu nhanh nhạy. Đề rất dài mà đọc hết thì thời gian không có đâu, nên cố gắng đọc lướt để nắm được ý chính rồi đưa ra đáp án nhanh nhất. Để tốt hơn ở phần này thì có nhiều trang web ôn luyện lắm, mình sẽ để link ở phần dưới nha.

 

 

Còn nữa, còn nữa đây:

            Đừng bỏ qua một chiếc CV đẹp cả chất và lượng từ thông tin đến bố cục nha mọi người. Search Google hay Youtube 1 cái là có rất nhiều hướng dẫn làm CV luôn ý. Thông tin trong CV thì mọi người hãy trung thực mỗi khi nêu vào nhé. Vì nếu có cơ hội vào đến Final Interview, rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi sâu về CV của bạn như các sự kiện bạn đã làm khi tham gia hoạt động ngoại khoá, vai trò, khó khăn gặp phải và cách giải quyết ra sao. Bên cạnh đó thì Cover Letter cũng rất quan trọng và cần thiết khi đi cùng CV nhé, hãy thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty mà bạn ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp và mong muốn của bạn đối với firm. Đừng dài dòng mà hãy gói gọn cả CV và Cover Letter mỗi cái trong 1 trang thôi nha.

Đính kèm theo cùng là bảng điểm (Academic Transcript) và giấy chứng nhận (Certificates) cho các thành tích mình đạt được, nếu mọi người đã thi ACCA, ICAEW hay các chứng chỉ hành nghề khác cũng nên đính kèm file kết quả. Các giấy chứng nhận thì nên được zip vào cùng một file pdf và đặt tên file ví dụ như: NguyenVanA_ Certificates. Đây cũng là form đặt tên cho các file như CV, Cover Letter hay Academic Transcript.

 

Tóm lại sau một bài dài thì lời khuyên của mình là hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được thứ bạn mong muốn. Big4 là tiền đề cho sự nghiệp sau này của mọi người nhưng kiến thức và kinh nghiệm sẽ luôn được ưu tiên hơn cả. Nếu bạn có ngã thì còn rất nhiều cơ hội để đứng dậy làm lại, các kỳ dành cho fresh hoặc là intern năm sau. Biết đâu chính những lần ngã đó là bước đệm cho chuỗi thành công sau này thì sao? Mình chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục Big4 của mình nhé. Dưới đây là một số tài liệu và trang web ôn luyện mình sưu tầm được. Mọi người tham khảo nha:

 

Các trang youtube:

Tài liệu:

https://www.assessmentday.co.uk/?fbclid=IwAR1AWlz0h7ViPfQVky145dt079ylo00QOVzoeldbApnxbMthztec8xqye0w

https://qdoc.tips/shl-verbal-reasoning1-2-2-pdf-free.html?fbclid=IwAR0od3shJPL9Yu6Wa_qKZgHxkEw3lQgLliJwH7yn6hqewsLi-kwRCjOkF50

https://www.aptitude-test.com/?fbclid=IwAR040RG2rHbH2nNGauV6vp2647nxC6GetFQmWuj2ybqPQHJpgkX_lR6UTHU

https://www.practicereasoningtests.com/practice-aptitude-tests/?fbclid=IwAR0WTVTF9zUExCkRQSRk5tPiy18gIPlr8UMGVCbvdx_fmjTk0Z4DvUdWb9U

https://www.123test.com/iq-tests/

 

From: Phạm Khánh Huyền & Tạ Lê Hà – intern Deloitte & EY Việt Nam 2022

 

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page