Những trường hợp nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế nhà thầu được xác định như thế nào? Hiện nay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các nghĩa vụ về thuế phải nộp cho cơ quan Hải quan, người mua tại Việt Nam cần nắm được các rủi ro liên quan đến thuế nhà thầu của hàng nhập khẩu. Vậy quy định về thuế nhà thầu đối với các trường hợp nhập khẩu này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
(Trích biên bản kiểm tra có rủi ro về thuế nhà thầu với hàng nhập khẩu)
Các nghĩa vụ thuế nhà thầu phát sinh trong giao dịch nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam có thể được tổng hợp trong bảng sau:
1) Xác định có thuộc trường hợp không chịu thuế nhà thầu không?
TH | Nội dung |
1 | Hàng hóa không bao gồm dịch vụ được giao tại cửa khẩu nước ngoài hoặc cửa khẩu Việt Nam, có thể gồm điều khoản bảo hành miễn phí (VD: nhập khẩu theo phương thức EXW, FOB, CIF…) |
2 | Nhập khẩu hàng hóa không phải thanh toán (Bên nước ngoài không nhận được thu nhập ở Việt Nam) |
3 | Nhận hàng nguyên vật liệu gia công chuyển tiếp của tổ chức nước ngoài |
2) Nếu không thuộc các trường hợp trên, xem xét về rủi ro hàng hóa phải chịu thuế nhà thầu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau
TH | Nội dung | Thuế TNDN | Thuế GTGT |
1 |
Hàng hóa (không bao gồm dịch vụ) được giao trong lãnh thổ Việt Nam (*)
Nhập khẩu tại chỗ |
1% | Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo quy định
|
2 |
Nhập khẩu hàng hóa giao tại kho ngoại quan trong lãnh thổ Việt Nam | https://gonnapass.com/thue-nha-thau-doi-voi-hoat-dong-nhap-khau-phan-phoi-hang-hoa-qua-kho-ngoai-quan/ | |
3 |
Hàng hóa có đi kèm dịch vụ được cung cấp ở Việt Nam | ||
3.1 |
Tách riêng được giá trị hàng hóa và dịch vụ | https://gonnapass.com/thue-nha-thau-khi-nhap-khau-may-moc-kem-dich-vu-tai-viet-nam/ | |
Giá trị hàng hóa | 1% | Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo quy định | |
Giá trị dịch vụ lắp đặt | 2% | 5% | |
Giá trị dịch vụ khác | 5% | 5% | |
3.2 |
Không tách riêng được giá trị hàng hóa và dịch vụ | 2% | 3% |
(*) Nhập khẩu hàng hóa giao hàng trong lãnh thổ Việt Nam, hiện nay có các quan điểm để tính thuế với trường hợp này. Vì vậy, phương án tốt nhất là nên gửi văn bản hỏi cơ quan thuế kèm hồ sơ liên quan để xác định phù hợp nhất.
Căn cứ pháp lý
Theo quy định của Thông tư 103/2014/TT-BTC:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
….2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam… (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam….”
Điều 2. Đối tượng không áp dụng
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán)…
Điều 6. Đối tượng chịu thuế GTGT
….2. Trường hợp hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị hàng hóa chỉ phải chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế GTGT được tính chung cho cả hợp đồng…
Điều 7. Thu nhập chịu thuế TNDN
…2.Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Điều 12. Thuế GTGT
“… 2.Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì Nhà thầu nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc thuộc diện không chịu thuế GTGT; đối với từng phần giá trị công việc còn lại theo hợp đồng thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 3% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng (bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị nhập khẩu).”
1, Tính thuế TNDN theo tỷ lệ 1% thuế TNDN với hàng hóa, 5% thuế GTGT và 5% thuế TNDN với dịch vụ vận chuyển – Công văn 44524/CT-TTHT
2, Tính thuế TNDN theo tỷ lệ 1% thuế TNDN với hàng hóa, 3% thuế GTGT và 2% thuế TNDN với dịch vụ vận chuyển – Công văn 13409/CT-TTHT
Dịch vụ tiêu dùng tại nước ngoài – Services consumed outside Vietnam
Currently, in order to serve production and business activities, enterprises often need to import goods into Vietnam. Therefore, the following will clarify the rules on FCT for import cases:
Case
Contents
CIT
VAT
1
Goods exclude services delivered at foreign borders or the Vietnamese border gate (Ex: import in the term of EXW, FOB, CIF…)
Not applicable
VAT at import stage as regulated
2
Goods exclude services delivered inside the Vietnamese border gate (Ex: import in the term of DDU, DDP, DAP…)
1%
VAT at import stage as regulated
3
Goods attached with services provided in Vietnam
3.1
Value of goods is separated from value of services
Value of goods
1%
VAT at import stage as regulated
Value of installment services
2%
5%
Value of other services
5%
5%
3.2
Value of goods cannot be separated from value of services
2%
3%
Biên soạn: Hoàng Thị Huệ – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass