Phân biệt hoạt động bán buôn và bán lẻ

103

Hoạt động bán buôn và bán lẻ có những điểm khác biệt chính sau, bảng dưới đây so sánh hai hoạt động kinh doanh phổ biến là bán buôn và bán lẻ

Phân biệt về pháp lý theo Luật Việt Nam

Khi đưa vào triển khai trong thực tiễn, một số trường hợp khó xác định hoạt động bán lẻ hay bán buôn như

(1) Công ty Manabox Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài và bán lại cho công ty Gonnapass. Công ty Gonnapass chế biến các nguyên vật liệu này thành sản phẩm và bán lẻ cho người tiêu dùng. Vậy hoạt động của Manabox được xem là hoạt động bán buôn hay bán lẻ?

(2) Công ty Manabox Việt Nam mua hàng hóa là văn phòng phẩm và bán lại cho các doanh nghiệp khác để phục vụ cho việc sử dụng của nhân viên trong quá trình làm việc. Vậy hoạt động của Công ty Manabox Việt Nam được xem là hoạt động bán buôn hay bán lẻ?

Theo quan điểm của Bộ Công thương tại công văn số 6219/BCT-KH thì

  • (1) Việc bán hàng cho tổ chức để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức để phục vụ việc tiêu dùng, sinh hoạt thường xuyên của cán bộ, nhân viên Văn phòng đại diện, doanh nghiệp mà không sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất, hay triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề đầu tư kinh doanh đã đăng ký là hoạt động bán lẻ.
  • (2) Việc một doanh nghiệp bán hàng cho cá nhân, tổ chức khác không sử dụng hàng hoá vào mục đích bán buôn, bán lẻ hay tiêu dùng (ví dụ doanh nghiệp mua trực tiếp hàng hoá để phục vụ cho hoạt động sản xuất thì hoạt động của doanh nghiệp đó sẽ được xem là hoạt động bán buôn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “1. Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”

6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng

Trường hợp phải xin giấy phép của Sở Công Thương?

So sánh bán buôn và bán lẻ

Dựa trên các tiêu chí như khách hàng mục tiêu, số lượng sản phẩm, giá cả, và kênh phân phối.

Tiêu Chí Bán Buôn Bán Lẻ
Khách hàng mục tiêu Doanh nghiệp, cửa hàng, và các nhà phân phối khác Người tiêu dùng cuối cùng
Số lượng sản phẩm Mua và bán hàng hóa với số lượng lớn Mua hàng hóa với số lượng lớn, bán lẻ
Giá cả Thường thấp hơn do mua hàng loạt Cao hơn do bao gồm chi phí bán hàng và dịch vụ
Kênh phân phối Trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc qua các nhà phân phối lớn Cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, hoặc qua điện thoại
Mục đích mua hàng Để tái bán Để sử dụng cá nhân hoặc tặng
Mối quan hệ khách hàng Thường là dài hạn và định kỳ Có thể ngắn hạn hoặc không thường xuyên
Chiến lược tiếp thị Nhấn mạnh vào giá trị số lượng và mối quan hệ đối tác Nhấn mạnh vào trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng

Bảng này giúp phân biệt rõ ràng hai hình thức kinh doanh này dựa trên các đặc điểm chính.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page