Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm có Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thương mại và Luật trọng tài thương mại. Sau nhiều năm thi hành, các quy định pháp luật đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung đề đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng và phong phù theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Về cơ bản, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tập trung vào các nội dung về khái niệm, đặc điểm tranh chấp kinh doanh, thương mại; yêu cầu và những phương thức giải quyết tranh chấp; nội dung về giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại; nội dung về giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân.
- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh doanh, thương mại.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư… Do đó, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những biểu hiện đa dạng cả về nội dung, hình thức và được thể hiện dưới các mức độ khác nhau, đó có thể là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận…; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định..Tuy nhiên, những vụ việc cạnh tranh được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh không thuộc phạm vi đề cập trong phần này.
So với những tranh chấp trong các lĩnh vực xã hội khác như lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm khác biệt, bao gồm:
Thứ nhất, nội dung của tranh chấp kinh doanh, thương mại chủ yếu là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh. Bởi lẽ, mục đích cơ bản mà các chủ thể mong muốn đạt tới khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận hoặc đối tượng đầu tư. Do vậy, nguyên nhân chính trong tranh chấp kinh doanh, thương mại là các xung đột về lợi ích kinh tế .
Thứ hai, chủ thể chủ yếu của các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại (gọi tắt là thương nhân). Những chủ thể này có tâm lý mong muốn xác định quan hệ ổn định, lâu dài trên cơ sở hợp tác, tin cậy lẫn nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại. Trong quan hệ kinh doanh thương mại quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương xứng với nhau trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng với mục đích tối đa là lợi ích kinh tế. Vì vậy, các tranh chấp phát sinh sẽ có nguy cơ đe dọa và ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bên trong điều kiện lợi ích kinh tế của các bên phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp kinh doanh, thương mại như: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Thứ ba, tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh, gắn liền với các hoạt động kinh doanh thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại rất đa dạng, với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật khách quan và các yếu tố riêng của thị trường, chẳng hạn như quy luật cung cầu, sự biến đổi không ngừng của giá cả… Những tranh chấp phát sinh trong các hoạt động kinh doanh thương mại cũng vì thế có những biến đổi linh hoạt về hình thức biểu hiện, về tính chất mức độ và đòi hỏi, cách thức giải quyết phù hợp của các bên.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040