Thông tin thích hợp ra quyết định ngắn hạn? Ứng dụng lựa chọn cơ cấu sản phẩm tối ưu?
Nếu như kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán thì kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán
Do gắn với quá trình quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị mang tính hướng dẫn nhiều hơn là tính bắt buộc. Điều này được khẳng định tại thông tư 53/2006/TT-BTC, theo đó, kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện. Một trong những nội dung kế toán quản trị cung cấp là các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn.
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC, thông tin thích hợp: Là những thông tin phải đạt hai tiêu chuẩn cơ bản là
- Thông tin đó phải liên quan đến tương lai
- Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn.
Để lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước | Nội dung |
1 | Thu thập thông tin (chi phí, doanh thu) liên quan đến các phương án kinh doanh cần ra quyết định |
2 | Loại bỏ các thông tin không thích hợp của các phương án đang xem xét |
3 | Xác định các thông tin thích hợp |
4 | Ra quyết định |
Vận dụng quá trình này để ứng dụng lựa chọn cơ cấu sản phẩm tối ưu?
Trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có thể đứng trước một thực trạng là doanh nghiệp có giới hạn một số nhân tố nào đó như số lượng nguyên vật liệu có thể cung cấp; số giờ công lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết bị có thể khai thác; khả năng tiêu thụ thêm sản phẩm hàng hoá… Để khai thác triệt để các yếu tố còn dôi dư này nhằm tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản trị doanh nghiệp phải đứng trước sự lựa chọn: nên ưu tiên sản xuất cho loại sản phẩm nào, với thứ tự ưu tiên ra sao để tận dụng hết năng lực hoạt động và mang lại lợi nhuận tăng thêm nhiều nhất. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn quyết định kinh doanh trong điều kiện các nhân tố cần thiết cho sản xuất kinh doanh có giới hạn.
- Trường hợp 1: Nếu chỉ có một nhân tố giới hạn:
Các bước giải quyết tình huống này như sau
1 | Xác định nhân tố giới hạn chủ chốt (TH bị giới hạn bởi hai nhân tố). |
2 | Tính lãi trên biến phí cho 1 đơn vị nhân tố giới hạn chủ chốt
(Xác định = Lãi trên biến phí (số dư đảm phí) đơn vị sản phẩm /số lượng đơn vị nhân tố giới hạn tính trên một sản phẩm, Trong đó: số lượng đơn vị nhân tố giới hạn tính trên một sản phẩm chính là thông tin về định mức lao động, định mức vật tư, định mức thời gian sử dụng máy máy móc, thiết bị) |
3 | Xác định thứ tự ưu tiên trên cơ sở lãi trên biến phí tính trên 1 đơn vị nhân tố giới hạn chủ chốt của từng loại SP |
4 | Xác định số đơn vị nhân tố giới hạn chủ chốt ứng với từng loại SP |
5 | Xác định khối lượng SP sản xuất và tiêu thụ của từng loại SP |
6 | Tính tổng lãi trên biến phí theo khối lượng đã xác định |
Ví dụ: Giải đề CPA 2017
Bước 1: Xác định nhân tố giới hạn chủ chốt (TH bị giới hạn bởi hai nhân tố)
Theo bài tập này, thực chất chỉ có 1 nhân tố giới hạn. Tuy nhiên, cần kiểm tra lại xem có thực tế đây là nhân tố bị giới hạn không. Cụ thể, để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường cần số giờ máy là: 6.000 SPA x 4 + 8.000 SPB x 6 = 72.000 giờ > 62.000 giờ.
Vậy nhân tố giới hạn chủ yếu là giờ máy.
Bước 2: Lập bảng phân tích
Để đạt lợi nhuận tối đa, cơ cấu sản xuất và tiêu thụ SP như sau: 6.000 SP A và 6.333 SP B . Khi đó, LN đạt tối đa là 33.399.000 – 25.000.000 = 8.399.000
Chỉ tiêu | SP A | SP B | Cộng |
1. Giá bán | 8.400 | 10.000 | |
2. BP Ðơn vị | 6.000 | 7.000 | |
3 LB Ðơn vị | 2.400 | 3.000 | |
4. Giờ máy chạy/SP | 4 | 6 | |
5. LB/1 giờ máy | 600 | 500 | |
6. Thứ tự ưu tiên | 1 | 2 | |
7. Phân bổ giờ máy | 24.000 | 38.000 | |
8. Cơ cấu sản phấm sản xuất (sản phẩm) | 6.000 | 6.333 | |
9. Tổng lãi trên biến phí (1.000 đồng) | 14.400.000 | 18.999.000 | 33.399.000 |
Tư vấn để khắc phục nguồn lực hạn chế, thực chất, nội dung này mang tính định tính
Ví dụ, để khắc phục được các nguồn lực hạn chế của mình nhằm tăng lợi nhuận hơn nữa, Công ty có thể áp dụng những biện pháp sau:
(1) Giảm biến phí đơn vị sản phẩm:
+ Tăng cường kiểm soát chi phi nguyên vật liệu trực tiếp (…)
+ Tăng cường kiểm soát chi phi nhân công trực tiếp (…)
+ Tăng cường kiểm soát chi phi sản xuất chung (…)
(2) Giảm định phí:
+ Tăng số giờ máy chạy tối đa theo công suất thiết kế
+ Tối ưu hóa máy thông qua hoạt động bảo dưỡng, sử dụng nhiên liệu…
+ Bổ sung nhân công cho các khâu máy chưa tối ưu
Ngoài ra, có thể đưa ra các khuyến nghị như: Có thể thuê ngoài gia công hoặc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị để có thể khai thác thêm công suất cůa máy móc thiết bi … nhưng với chi phí bỏ thêm nhỏ hơn lãi trên biến phí của số SP X sản xuất thêm nhằm tối đa hóa lợi nhuận…
- Trường hợp 2: Nếu có 2 đồng thời nhiều nhân tố bị giới hạn .
Phương pháp sử dụng thuật toán với việc lập hàm mục tiêu sao cho lợi nhuận cao nhất là phù hợp và cần thiết cho trường hợp này. Trình tự của phương pháp này có thể thực hiện theo các bước:
1 | Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn hàm dưới dạng phương trình tuyến tính.
Gọi f(x) là hàm mục tiêu , f(x) = cj xj => Max Trong đó cj là lãi trên biến phí (số dư đảm phí) đơn vị sản phẩm loại j , xj là số lượng sản phẩm loại j cần sản xuất ứng với các yếu tố d thừa (j = 1àn, có n loại sp) |
2 | Xác định điều kiện các nhân tố giới hạn và biểu diễn chúng thành hệ các bất phương trình.
Điều kiện các nhân tố giới hạn: aijxj < bi (i = 1àm ,có m nhân tố giới hạn) Trong đó: aij là hệ số ứng với sản phẩm loại j và nhân tố d thừa có giới hạn thứ i (aij có thể là định mức số lượng nhân tố giới hạn cho một đơn vị sp loại j hoặc đơn giá bán cho một đơn vị sp loại j…); bi là nhân tố dư thừa có giới hạn thứ i, nó có thể là số lượng sp có thể tiêu thụ thêm, số giờ máy có thể khai thác thêm, số giờ lao động có thể huy động thêm… |
3 | Giải hệ phương trình tuyến tính |
4 | Xác dịnh phương trình sản xuất tối ưu (cơ cấu sản phẩm tối ưu) phù hợp với hàm mục tiêu |
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.