Thủ tục yêu cầu cơ quan thuế bồi thường

437

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu cơ quan thuế bồi thường theo quy trình mới nhất? Đây là một câu hỏi thường gặp và có sự thay đổi qua các thời kỳ. Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 657/QĐ-TCT về quy chế giải quyết bồi thường Nhà nước tại cơ quan thuế các cấp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại

  • > Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
    • > Văn bản yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 01/BTNN ban hành kèm theo thông tư 04/2018/TT-BTP;
    • > Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
    • > Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
    • > Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
  • > Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì hồ sơ bao gồm:
    • > Văn bản yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 01/BTNN ban hành kèm theo thông tư 04/2018/TT-BTP;
    • > Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
    • > Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có)
    • > Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
    • > Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
    • > Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.

          * Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:

          – Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;

          – Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;

          – Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

          – Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

          – Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;

          – Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);

          – Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

          – Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);

          – Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

          Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung nêu trên trừ các nội dung về thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường, đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường và yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan Thuế giải quyết bồi thường.

Bước 3: Thương lượng về việc bồi thường

          – Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan Thuế giải quyết bồi thường sẽ tiến hành thương lượng việc bồi thường với người yêu cầu bồi thường.

          – Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

          Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.

          – Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:

          + Trụ sở cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng ý;

          + Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú đối với cá nhân hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở đối với tổ chức.

          + Địa điểm khác do các bên thỏa thuận.

          – Việc thương lượng sẽ phải được lập thành biên bản. Trường hợp tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.

Bước 4: Nhận quyết định bồi thường

          – Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan Thuế giải quyết bồi thường sẽ ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Việc trao quyết định giải quyết bồi thường sẽ được lập thành biên bản và có chữ ký của các bên tham gia.

          Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường sẽ lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản sẽ nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định. Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường sẽ gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

          – Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.

          Lưu ý: Nếu trường hợp thương lượng về việc bồi thường ở Bước 3 không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Cơ quan Thuế thuê Luật sư cho các vụ án

Lưu ý khác

1. Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước như sau:

          – Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

          – Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

          – Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

          – Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

          – Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại Khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;

          – Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin.

          2. Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.

          3. Hướng dẫn xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể:

          – Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.

          – Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp cơ quan Thuế chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

          – Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà công chức thuế gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan Thuế quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý công chức thuế tại thời điểm gây thiệt hại.

          – Trường hợp cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan Thuế kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan Thuế nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đã bị giải thể thì cơ quan Thuế đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường.

          – Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan Thuế ủy quyền hoặc cơ quan Thuế ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan Thuế được ủy quyền hoặc nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan Thuế được ủy quyền, nhận ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường.

[collapse]

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page