Thuế khi thuê người nổi tiếng ca sĩ diễn viên

8890

Trong bối cảnh hiện nay, để quảng bá hình ảnh hoặc tổ chức các sự kiện, việc thuê người nổi tiếng ca sĩ diễn viên  (KOL) tham dự không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Vậy chính sách thuế khi trả tiền thuê ca sĩ người nổi tiếng như thế nào?

Chi phí thuê người nổi tiếng

Về bản chất, chi phí thuê người nổi tiếng ca sĩ diễn viên  (KOL) tham dự sự kiện cũng là một hình thức quảng cáo nên chi phí này được tính chi phí được trừĐối với hồ sơ và chính sách thuế TNCN của ca sĩ người nổi tiếng (KOL), có một số trường hợp như sau

1/ Ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo trực tiếp với ca sĩ, diễn viên không phải cá nhân kinh doanh

–> Chuẩn bị hồ sơ tương tự chi phí tiền lương (Có hợp đồng, chứng từ thanh toán…) và mẫu 01/TNDN
– Khấu trừ thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công: 10% (Cá nhân cư trú). Cuối năm, cá nhân tự đi quyết toán thuế
(Hình ảnh minh họa cuối năm 2020, hoa hậu Hhenie đóng khoảng hơn 2 tỷ tiền thuế TNCN, ước tính thu nhập hàng năm theo thuế suất cao nhất của biểu thuế là 35% thì thu nhập từ tiền lương, tiền công trung bình khoảng 6 tỉ/năm…
@manabox.ketoanthue Thuế với người nổi tiếng – Baby shark Hoàng và Hoa búp bê #theodongdrama #manabox #accountinglife #accountant #accountingtiktok #funnylearning ♬ original sound – Manaboxvn

Ngoài ra, từ năm 2020, có thể cân nhắc ký dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân và khai thay thuế cho cá nhân theo mẫu 01/CNKD – Tham khảo công văn 1805/TCT-DNL

Trường hợp VTP ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân thì VTP có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thuế thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Trường hợp VTP ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với VTP thì VTP và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.

Phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, hồ sơ khai thuế, nơi nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 16 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính

2/ Ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo trực tiếp với ca sĩ, diễn viên có đăng ký kinh doanh dạng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

2.1. Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống
–> Chuẩn bị hồ sơ tương tự mục 1
– Cá nhân không phải nộp thuế TNCN, GTGT, môn bài
2.2. Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm
–> Chuẩn bị hồ sơ như chi phí dịch vụ thông thường (Hợp đồng, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…) và cá nhân kinh doanh phải xuất hóa đơn

Cá nhân kinh doanh tự kê khai thuế của hoạt động kinh doanh (5% thuế GTGT; 2% thuế TNCN). Doanh nghiệp không phải khấu trừ thuế

3/ Ký hợp đồng thông qua công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, công ty quản lý của ca sĩ, diễn viên

–> Chuẩn bị hồ sơ như chi phí dịch vụ thông thường (Hợp đồng, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…) và công ty cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn

Mua hàng hóa dịch vụ của cá nhân chi phí không có hóa đơn

Ngoài ra, nếu các nghệ sĩ nhận tiền từ Youtube, Google… thì tiền này còn phải đóng thuế TNCN từ kinh doanh (Khoảng 7%)

Truy thu thuế bán hàng online

 

Theo Luật Quảng cáo:

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo

1. Người quảng cáo có các quyền sau:

a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;

b) Quyết đnh hình thức và phương thức quảng cáo;

Điều 17. Phương tiện quảng cáo

1. Báo chí.

2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

5. Phương tiện giao thông.

6. Hội chợ, hội tho, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.

7. Người chuyển ti sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Thông tư 111/2013/TT-BTC, tại khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

…c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.…”

Công văn số 10633/CT-TT&HT

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn với cá nhân để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì:

– Nếu cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho Công ty là cá nhân có kinh doanh và giá trị dịch vụ tư vấn cung cấp cho Công ty trên 100 triệu đồng/năm thì cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho Công ty và thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

– Nếu cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho Công ty là cá nhân không kinh doanh thì khi Công ty thanh toán tiền cho cá nhân không phân biệt giá trị dịch vụ lớn hơn hay nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm, Công ty phải lập bảng kê theo mẫu số 01/TNDN và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10%, Công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của bảng kê.

Công ty sử dụng các chứng từ nêu trên để hạch toán chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phải đảm bảo theo điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

Công văn 4263/CT-TTHT

Công văn 2355/TCT-DNNCN

Biên soạn: Vũ Ngọc Mai, Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page