Dịch vụ tiêu dùng tại nước ngoài có thể ảnh hưởng quan trọng tới việc xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (Khi bán dịch vụ) và thuế nhà thầu (Khi mua dịch vụ từ bên nước ngoài). Vậy việc xác định “tiêu dùng ở nước ngoài” như thế nào?
Xác định dịch vụ tiêu dùng ở nước ngoài?
Do không có khái niệm về thế nào là “tiêu dùng ở ngoài Việt Nam” tại các quy định của Luật thuế. Hiện nay việc xác định dịch vụ tiêu dùng ngoài Việt Nam gặp nhiều bất cập trong thực tế vận dụng. Để làm rõ khái niệm này, thông thường các văn bản trả lời của cơ quan thuế thường yêu cầu 02 điểm là
(1) Chứng minh kết quả của dịch vụ phục vụ cho thị trường nước ngoài, gắn với tiêu thụ sản phẩm ngoài Việt Nam
(2) Có chuẩn bị các hồ sơ chứng minh như
- > Hợp đồng, thể hiện rõ dịch vụ hoàn thành được chuyển giao ngoài Việt Nam
- > Cam kết của bên nước ngoài về việc tiêu dung dịch vụ ngoài Việt Nam
- > Biên bản nghiệm thu, thể hiện rõ địa điểm nghiệm thu tại nước ngoài
- > Hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế
- > Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Ngoài ra, pháp luật về Giá quy định theo Luật Giá được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“1. Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.”
Dự thảo thông tư hướng dẫn: Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được xác định là dịch vụ do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và nhận tiền thanh toán từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được thực hiện trực tiếp trên hàng hoá xuất khẩu hoặc gắn liền với quá trình sản xuất, gia công để hình thành hàng hoá xuất khẩu hoặc dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gắn với việc môi giới, quảng bá chương trình du học ở nước ngoài của các du học sinh Việt Nam thì được xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam. …Riêng đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được thực hiện trực tiếp trên hàng hoá xuất khẩu hoặc gắn liền với quá trình sản xuất, gia công để hình thành hàng hoá xuất khẩu thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có tài liệu chứng minh hàng hóa đã được xuất khẩu sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ… |
Chính sách thuế GTGT với dịch vụ tiêu dùng tại nước ngoài
Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013:
“1.Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan. …”
Tham khảo ví dụ công văn 3705/TCT-CS:
…Trường hợp Công ty TNHH Nghệ Thuật Trường Thành thực hiện bản vẽ tranh đồ họa dưới dạng file dữ liệu điện tử PSD bằng phần mềm Photoshop (trên nền tảng từ bản phác thảo tranh chì do Công ty cổ phân Bihou (ở Nhật bản cung cấp) và sau đó gửi qua phương tiện điện tử cho Công ty Cổ phần Bihou (ở Nhật Bản) thuộc trường hợp xuất khẩu dịch vụ, sản phẩm được sử dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam (tiêu dùng ngoài Việt Nam) được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và được khấu trừ, hoàn thuế nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
Tham khảo ví dụ công văn 12492/CT-TTHT:
Theo quan điểm của 1 số cơ quan thuế, trường hợp dịch vụ tiêu dung ngoài Việt Nam nhưng thực hiện tại Việt Nam thì vẫn phải áp dụng thuế suất GTGT 10%. Tham khảo ví dụ công văn 2002/TCT-CS
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và theo hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Công ty TNHH Mascot Việt Nam và Công ty TNHH Mascot International A/S có trụ sở tại Đan Mạch, trường hợp Công ty TNHH Mascot Việt Nam ký hợp đồng thực hiện cung cấp một số dịch vụ như: dịch vụ khách hàng, dịch vụ theo dõi công nợ và dịch vụ công nghệ thông tin (chi tiết dịch vụ theo hợp đồng số 01092015 MDK-MVN ngày 1/10/2015) cho Công ty TNHH Mascot International A/S có trụ sở tại Đan Mạch, các dịch vụ nêu trên cung cấp cho khách hàng nước ngoài nhưng thực hiện và tiêu dùng tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
– Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
Chính sách thuế nhà thầu với dịch vụ tiêu dùng tại nước ngoài
Về nguyên tắc, các dịch vụ phát sinh ở ngoài Việt Nam không phải đối tượng chịu thuế nhà thầu ở Việt Nam nếu không tiêu dùng ở Việt Nam.
Quý khách có thể tham khảo Thông tư 103/2014/TT-BTC:
Theo Mục 1, Điều 6, Thông tư 103/2014/TT-BTC về đối tượng chịu thuế:
– Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;
– Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.
Theo Mục 3, Điều 2 của Thông tư này về đối tượng không áp dụng:
“3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.”
Bạn hỏi: Công ty A là công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ký hợp đồng sử dụng dịch vụ nghiên cứu phát triển của công ty B ở Nhật Bản trong hợp đồng có một điều khoản là công ty A sẽ mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết mà xác định được là bên B dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho bên B. Hàng hóa dịch vụ này đều phát sinh và tiêu thụ ở Nhật Bản nhưng bên A là người thanh toán. Trong trường hợp này thì bên A có phải nộp thuế nhà thầu cho hàng hóa dịch vụ mua dùng cho bên B ở Nhật Bản không?
Gonnapass trả lời: Công ty A nhận dịch vụ nghiên cứu của công ty B và các hoạt động đó đều phát sinh (như trường hợp được cung cấp) ở ngoài Việt Nam => Công ty B không phải đối tượng chịu thuế nhà thầu ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu những hoạt động nghiên cứu của Công ty B được tiêu dùng ở Việt Nam => Công ty B thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu ở Việt Nam và nếu Doanh nghiệp nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện tại Điều 8, Thông tư 103/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp Việt Nam nộp thay thuế cho DN nước ngoài. |
**
1. Determining consumer services abroad?** As there is no concept of “consumption outside of Vietnam” in the tax regulations, determining consumer services outside of Vietnam faces many difficulties in practical application. To clarify this concept, tax authorities usually require the following two points:
(1) Proving the results of services that serve foreign markets, associated with the consumption of products outside of Vietnam
(2) Preparing documents such as: – Contracts that clearly demonstrate completed services delivered outside of Vietnam – Commitments from foreign parties regarding the consumption of services outside of Vietnam – Acceptance records that clearly indicate the place of acceptance abroad – Commercial invoices according to international standards – Payment documents through banking systems
**Draft Circular:** “Directly supplying services to organizations and individuals abroad is identified as services that organizations and individuals in Vietnam directly sign contracts with organizations and individuals abroad and receive payment from organizations and individuals abroad.”
“… In case of providing services directly on exported goods or related to the production process, processing to form export goods, the service provider must have documents proving that goods have been exported after completing the service …” — **
2. VAT policy on consumer services abroad** According to Paragraph 1, Article 9 of Circular 219/2013/TT-BTC dated December 31, 2013: *”1. 0% tax rate: Applies to exported goods, services; construction, installation of works abroad and in non-taxable zones; international transportation; goods, services that are not subject to VAT when exported, except for cases where the 0% tax rate is not applicable as instructed in this Article 3.”* *”Exported goods and services are goods and services sold or provided to organizations and individuals abroad and consumed outside of Vietnam; sold or supplied to organizations and individuals in non-taxable zones; goods and services provided to foreign customers as prescribed by law.”* *”b) Export services include services directly supplied to organizations and individuals abroad and **consumed outside of Vietnam**; directly supplied to organizations and individuals in non-taxable zones and consumed in non-taxable zones. …”*
Please refer to the example in document 3705/TCT-CS: “… In the case of Truong Thanh Art Co., Ltd. performing graphic design drawings in PSD electronic data format using Photoshop software (based on the draft painting provided by Bihou Joint Stock Company (in Japan) and then sent via electronic means to Bihou Joint Stock Company (in Japan) which belongs to the case of exporting services, products used outside of Vietnam (consumed outside of Vietnam) are subject to 0% VAT rate if they meet the conditions stipulated in Clause 2, Article 9 of Circular No. 219/2013/TT-BTC dated December 31, 2013 of the Ministry of Finance and are deducted, refunded VAT if they meet the conditions for deduction, refund specified.”
Biên soạn: Nguyễn Thị Thảo Linh – Tư vấn viên
Nguyễn Việt Anh – COO – Chief operating officer
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass