Hạch toán vay mượn tiền giám đốc có phải là giao dịch liên kết không?

47155

Có ý kiến cho rằng, khi mượn tiền không tính lãi của Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên công ty thì đây là giao dịch mượn tiền. Và giao dịch mượn tiền này không phải là giao dịch liên kết, không bị khống chế lãi vay cũng như không phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN. Hãy cùng Gonnapass phân tích và tìm hiểu các nội dung này:

Phần lớn các giao dịch vay, mượn tiền trong thực tế về bản chất sẽ là giao dịch vay tiền:

Tiền là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13. Cũng theo quy định tại bộ luật này, mượn tài sản và vay tài sản được hiểu như sau:

 

 

Mượn

Vay

Quy định tại

Mục 6: Hợp đồng mượn tài sản của luật Dân sự Mục 4: Hợp đồng vay tài sản của luật Dân sự

Định nghĩa

Mượn tài sản để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền.

Tài sản hoàn trả phải đúng như ban đầu.

Quyền sở hữu tài sản là bên cho mượn tài sản. Bên cho mượn có thể đòi lại tài sản kể cả khi bên đi mượn chưa đạt được mục đích nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Hợp đồng mượn sẽ không có tính chất đền bù (không phát sinh lãi)Tài sản đi vay sẽ thuộc quyền sở hữu của bên vay, bên vay sẽ phải trả lại tài sản và một khoản lãi (nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định).

Bên cho vay có quyền đòi lại tài sản nếu bên đi vay sử dụng trái mục đích vay.

Hợp đồng vay thường có tính chất đền bù (có phát sinh lãi)

Như vậy phần lớn các giao dịch vay mượn tiền trong thực tế về bản chất sẽ là giao dịch vay tiền. Trừ trường hợp trừ trường hợp được xác định mượn tiền thì quyền sở hữu với số tiền đó sẽ không thay đổi và khi đến hạn trả, người mượn phải trả lại cho người cho mượn đúng những tờ tiền mà mình đã mượn, bao gồm đúng năm sản xuất, số sơ-ri… đúng tình trạng của tài sản.

Hạch toán giao dịch vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc 

Tham khảo tin bài tại đây, kèm mẫu hợp đồng vay mượn

Hạch toán mượn tiền giám đốc như thế nào?

Vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc (kể cả trường hợp không tính lãi) có thể là giao dịch liên kết

Đây là trả lời của Tổng cục thuế căn cứ theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP cũng nhưng kết luật của cục thuế Hà Nội tại công văn 6684/CT-TTHTH dựa theo Nghị định 20 trước đó cho trường hợp vay mượn tiền của Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên có tham gia điều hành công ty ty (kể cả trường hợp không tính lãi) nếu thỏa mãn điều kiện theo điểm l, khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết:

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.”

Ảnh hưởng đến điều kiện để chi phí lãi vay được trừ:

Khi xác định là doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay KHÔNG được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN ngoài các quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC cho chi phí lãi vay như:

>> Không thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

>> Không có đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.

>> Chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

>> Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế (ví dụ như Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên trong trường hợp này) vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

 

Theo ngh đnh 132/2020/NĐ-CP, điều 16, khoản 3:

“Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.”

Cá nhân cho vay không tính lãi có thể bị ấn định lãi suất và tính thuế TNCN:

Bên cạnh nguyên tắc xác định thu nhập chịu thuế TNCN là thời điểm nhận thu nhập thì trong quy định của quản lý thuế cũng đồng thời áp dụng nguyên tắc ấn định thuế đối với các giao dịch không theo giá thị trường làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp (điều 50, luật quản lý thuế số 38/2019/QH14). Khi đó, thuế TNCN sẽ tính bằng 5% trên mức thu nhập chịu thuế TNCN bị ấn định.

Việc ấn định này cũng được khẳng định tại câu trả lời được công bố trên website của tổng cục thuế:

 

Tham khảo các bài viết khác có liên quan

Chi phí khấu hao trong thời gian tạm dừng hoạt động vì dịch Covid-19

Điểm mới tại thông tư 80/2021/TT-BTC về Quản lý thuế

 

Biên soạn: Bùi Thị Hường – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page