Vừa bán hàng vừa cung cấp dịch vụ thì lập hóa đơn như thế nào?

123

Vừa bán hàng vừa cung cấp dịch vụ thì lập hóa đơn như thế nào? Đây là một tình huống thường gặp. Dưới đây là hướng dẫn kèm ví dụ

Tình huống

Công ty kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm. Khi bán hàng, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng có nhu cầu. Vậy, trong trường hợp này, chúng tôi nên lập một hóa đơn hay hai hóa đơn riêng biệt khi xuất hóa đơn cho khách hàng?

Hướng dẫn

Nếu công ty bạn bán hàng và giao hàng trong cùng một ngày, chỉ cần lập một hóa đơn. Tuy nhiên, nếu việc bán hàng và giao hàng diễn ra vào hai ngày khác nhau, công ty cần lập hai hóa đơn riêng biệt, cụ thể:

  • 1. Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn là khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu tiền hay chưa
  • 2. Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Nếu công ty thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền

Trích Công văn 9935/CT-TTHT

Trường hợp Công ty theo trình bày có ký hợp đng với khách hàng bao gồm hoạt động cung cấp hàng hóa và hoạt động cung ứng dịch vụ, thời đim chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thời đim hoàn thành dịch vụ khác nhau thì Công ty lập hai hóa đơn tương ng với từng hoạt động để xuất giao cho khách hàng theo đúng quy định về thời điểm lập hóa đơn nêu trên.

Ví dụ

 

Cơ sở pháp lý

căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…”.

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Biên soạn: Trần Thị Hường – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page