Tình trạng cư trú của cá nhân được cử đi công tác nước ngoài

2269

Với nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), việc cử nhân viên đi thực tập, đào tạo tại nước ngoài nhằm đảm bảo cá nhân có thể hoàn thành công việc một cách bài bản và hệ thống nhất. Trong nhiều trường hợp, cá nhân này sẽ được cử đi dài hạn, dẫn tới việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân khi tính thuế TNCN có nhiều rủi ro. Bài viết đưa ra các hướng dẫn liên quan trong trường hợp này.

Thảo luận Topic tại: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan/

Tổng Cục thuế hướng dẫn

Tham khảo thêm về vấn đề này ở video sau:

Tổng Cục thuế có công văn hướng dẫn số 3276/TCT-TNCN hướng dẫn xác định nếu cá nhân thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế và được cơ quan thuế Nhật Bản cấp giấy xác nhận cư trú thì cá nhân được xác định là không cư trú.

Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp trong năm 2019 Ông Nguyễn Hoàng Sơn có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, có mặt tại Nhật Bản trên 183 ngày và được cơ quan thuế Nhật Bản cấp giấy chứng nhận cư trú thì Ông Nguyễn Hoàng Sơn là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng Sơn có trách nhiệm kê khai thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại Việt Nam trong năm 2019 theo thuế suất toàn phần.

Trước đó, ngày 25 tháng 10 năm 2017, Tổng Cục thuế có công văn hướng dẫn số 4936/TCT-TNCN. Theo đó, trường hợp cá nhân là người Việt Nam được Công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại nước ngoài, cá nhân đó có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì cá nhân được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam, căn cứ theo hồ sơ, giấy tờ cá nhân chứng minh tình trạng cư trú như sau:

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp cá nhân là người Việt Nam được Công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Nhật Bản, cá nhân đó có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì cá nhân được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam như sau:

– Nếu cá nhân chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là không cư trú tại Việt Nam và kê khai thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất toàn phần. Các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam nếu Công ty đã khấu trừ và khai thuế TNCN theo Biu thuế lũy tiến từng phần thì điều chỉnh lại theo thuế suất áp dụng đối với cá nhân không cư trú.

– Nếu cá nhân không chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là cư trú tại Việt Nam. Cá nhân có trách nhiệm kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có) theo Biu thuế lũy tiến từng phần.

Cơ sở pháp lý

Tại Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn:

“Điều 1. Người nộp thuế

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.”

Thuế TNCN của cá nhân được cử đi công tác nước ngoài

Xem thêm

Thuế với người lao động đi công tác nước ngoài

English version

How to determine the status of residence of individuals is now quite clearly guided in the legal documents. Whether it is a foreigner working in Vietnam or a Vietnamese studying or working abroad, the determination of his/ her residency status as a basis for PIT calculation remains unchanged. However, in the case of an individual who is a Vietnamese sent by the Company to practice or train abroad, what are the differences to be aware of? In this article, let Gonnapass find out how to determine the individual’s residency status.

In Article 1 of Circular No. 111/2013/TT-BTC dated August 15, 2013 of the Ministry of Finance and the Government’s Decree No. 65/2013/ND-CP:

“Article 1. Taxpayers

In case an individual has a regular residence in Vietnam as prescribed in this Clause but he/ she is physically present in Vietnam for less than 183 days in a tax year but he fails to prove that he is a resident of any country, That person is an individual residing in Vietnam.

Proof of being a resident of another country is based on the Residence certificate. In case an individual of a country or territory that has signed a tax treaty with Vietnam does not have a provision for the certificate of residence, the individual shall provide a copy of the passport to prove the residence time.”

On October 25, 2017, the General Department of Taxation issued Official Letter No. 4936/TCT-TNCN. Accordingly, in the case of an individual who is a Vietnamese sent by the Company for internships and vocational training abroad, that individual has a regular residence in Vietnam but actually exists in Vietnam for less than 183 days in In the tax year, an individual may select the determination of his/ her residence status in Vietnam, based on his/ her personal documents and documents evidencing his/ her residence status as follows:

– If an individual proves that he / she resides abroad according to the regulations of the host country, he / she is determined not to reside in Vietnam and declare the taxable income generated in Vietnam by the tax rate. totality.

– If an individual fails to prove that he / she resides abroad according to the regulations of the host country, he / she is determined to reside in Vietnam. Individuals are responsible for declaring incomes generated in Vietnam and incomes generated outside Vietnam’s territory (if any) according to the partially progressive tariff.

Previously, in the official dispatch No. 8445/CT-THHT of the Ho Chi Minh City Tax Department, there were similar instructions for this case, readers can also refer more to understand better.

[collapse]

Biên soạn: Đặng Thị Thanh Hoa – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page