Xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa mới nhất

4551

Tình huống: Tháng trước Công ty có nộp thừa tiền thuế GTGT vậy tháng này nếu phát sinh thuế thì xử lý như thế nào? Nếu vẫn còn dư số thuế GTGT nộp thừa có phải chờ 6 tháng để đề nghị hoàn hay không?

Nội dung bài viết

Câu trả lời

  • > Nếu kì trước công ty nộp thừa thuế GTGT thì công ty sẽ được tự bù trừ  số thuế đã nộp thừa và chỉ nộp phần tiền thuế còn lại của kì tiếp  theo.
  • > Trường hợp sau khi bù trừ mà vẫn còn thừa thì công ty được đề nghị hoàn lại khoản thuế nộp thừa ngay trong kỳ tiếp theo mà không phải đợi 6 tháng.

Yêu cầu phải đợi 6 tháng được quy định trong thông tư 156/2013/TT-BTC đã được sửa đổi bởi thông tư 80/2021/TT-BTC.

Lưu ý: Mã tiểu mục của lần bù trừ này phải khớp với lần nộp thừa trước đó

Bài viết này chúng tôi xin được trình bày những quy định của pháp luật về xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

Theo quy định tại Điều 69 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì Người nộp thuế được gửi thông tin đề nghị tra soát cho những chứng từ đã nộp NSNN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp Người nộp thuế sau khi phát hiện chứng từ đã nộp NSNN có sai sót cần tra soát thì đã không còn đáp ứng được điều kiện quy định về thời gian tra soát, vậy đối với những chứng từ đó thì Người nộp thuế sẽ được xử lý như thế nào trong trường hợp còn thừa so với số phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN?

Thủ tục tra soát tiền thuế nộp sai và Lỗi sai thường gặp trên Giấy nộp tiền thuế

Cơ sở pháp lý

Thông tư 80/2021/TT-BTC 

“Điều 25. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:

a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:

a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.

b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách

Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.”

Biên soạn: Nguyễn Trần Long – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
nguyen-tran-long

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page