Lãi vay do tồn quỹ tiền mặt nhiều có rủi ro không được tính vào chi phí được trừ trong nhiều trường hợp.
Sự bất hợp lý khi doanh nghiệp tồn dư nhiều tiền mặt
Nếu lượng tiền mặt còn dư nhiều tại quỹ mà không có kế hoạch sử dụng, không có hồ sơ giải trình hợp lý như chuẩn bị đầu tư, nhu cầu thanh toán bằng lượng tiền mặt lớn thì đây là biểu hiện của quá trình sử dụng vốn không hiệu quả hoặc ẩn chứa các rủi ro sai phạm tài chính. Khi đó, cơ quan thuế thường xem xét, nếu tiền mặt tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay nợ thì chi phí lãi vay sẽ không được tính là chi phí hợp lý.
Xử lý tồn quỹ tiền mặt ảo – Why Cash amount is too big on Balance Sheet?
Trích thông báo số 6194/CT-TTHT ngày 17/09/2012
Trường hợp các cơ sở kinh doanh có phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm ký hợp đồng vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng tương đương với số tiền đi vay thì khoản chi phí lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Trích công văn 1828/CT-TTHT ngày 12/10/2015
Tại thời điểm doanh nghiệp đi vay, có số dư tiền mặt tồn quỹ và số dư tiền gửi ngân hàng cao hơn số tiền doanh nghiệp đi vay thì phải có giải trình đầy đủ, chứng minh số tiền tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng đó đã có kế hoạch sử dụng trong thời gian sắp tới. Đồng thời số dư tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng được sử dụng ngay cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp ngay sau thời điểm đi vay. Nếu các cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra đúng như doanh nghiệp đã giải trình thì:
- + Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình doanh nghiệp đầu tư được tính vào giá trị đầu tư công trình
- + Chi trả tiền lãi vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Với trường hợp xác nhận không đúng như giải trình thì các khoản chi trả lãi vay không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế theo như quy định của Pháp luật thuế hiện hành.
Xem công văn 2389/TCT-CS
Căn cứ quy định nêu trên, về cơ bản Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp doanh nghiệp có chi trả lãi tiền vay nếu khoản chi này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu và không vượt mức khống chế theo quy định; Doanh nghiệp đi vay có giải trình và chứng minh cho cơ quan thuế về số tiền mặt tồn quỹ, số dư tiền gửi ngân hàng tại thời điểm vay đã có kế hoạch thực hiện ngay trong thời gian sắp tới thì cơ quan thuế kiểm tra nếu đúng như doanh nghiệp giải trình thì:
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư được tính vào giá trị công trình đầu tư.
+ Chi trả lãi tiền vay phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với trường hợp cụ thể của TNHH Mi Hồng và Công ty CP thương mại và dịch vụ Đức Toàn, có trình bày:
– Công ty TNHH Mi Hồng có nêu: trên thực tế tại thời điểm ký hợp đồng vay, Công ty có tồn quỹ tiền mặt nhưng số dư tiền mặt tại thời điểm vay không tương đương số tiền vay mà ít hơn số tiền đi vay. Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ nên luôn cần có một khoản dự phòng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng làm vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục và bình thường.
– Công ty CP thương mại và dịch vụ Đức Toàn có nêu: Công ty là nhà phân phối cấp 1 của Công ty xi măng Hà Tiên 1 và Công ty Holcim…, các bên thỏa thuận ký hợp đồng mua bán theo phương thức trả chậm. Để đảm bảo thực hiện các hợp đồng này, Công ty ký hợp đồng vay với NH đầu tư phát triển VN Chi nhánh Nam Sài Gòn (BIDV) hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 50.000.000.000 đồng, NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN – chi nhánh 4 – hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 10.000.000.000 đồng và Công ty tài chính cổ phần Xi Măng – hợp đồng tín dụng hạn mức với mức dư nợ tối đa là 30.000.000.000 đồng. Hàng ngày căn cứ vào chính sách công nợ của nhà cung cấp, Công ty làm hồ sơ vay (hợp đồng tín dụng cụ thể) để thanh toán các khoản nợ đến hạn theo hợp đồng (mỗi hợp đồng tín dụng cụ thể có thời hạn 3 tháng phải trả nợ gốc). Số tiền bán hàng thu được hàng ngày, Công ty ký hợp đồng dịch vụ nhờ ngân hàng BIDV thu hộ tiền tại doanh nghiệp, hàng ngày từ 14 giờ đến 15 giờ từ thứ hai đến thứ sáu ngân hàng trực tiếp thu tiền mặt tại Công ty và nhập vào tài khoản tiền gửi trong ngày. Số tiền mặt tồn quỹ tại Công ty còn lại cuối ngày là số tiền Công ty thu được sau khi ngân hàng đến thu hoặc vào ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Nói cách khác hàng ngày Công ty sẽ dùng hết số dư tiền gửi ngân hàng tồn đầu ngày và một phần tiền về tài khoản trong ngày để thanh toán cho một số nhà cung cấp dịch vụ, trả nợ vay đến hạn và trước hạn (vòng quay bán hàng – thu tiền bình quân 3 tháng nên khi thu tiền bán hàng Công ty phải trả nợ vay, nếu dùng tiền bán hàng thu được thanh toán cho nhà cung cấp Công ty sẽ không có tiền trả các khoản nợ vay đến hạn). Trong một số trường hợp ngân hàng không giải ngân kịp Công ty phải dùng tiền trong tài khoản để thanh toán cho các nhà cung cấp. Tiền về tài khoản sau giờ ngân hàng ngừng giao dịch phải để sang ngày làm việc kế tiếp. Với đặc thù hoạt động của Công ty là ngày nào cũng phát sinh các khoản vay để trả cho các nhà cung cấp và ngày nào cũng phải trả nợ vay. Thực tế có một số ngày, tại thời điểm ký hợp đồng vay Công ty vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tương ứng với số tiền đi vay nhưng do sau giờ ngân hàng giao dịch nên Công ty phải để tồn tiền sang ngày làm việc tiếp theo.
Theo trình bày của 2 Công ty nêu trên, Cục thuế kiểm tra tình hình thực tế của Công ty nếu các giải trình của Công ty là đúng và phù hợp, khoản chi trả lãi tiền vay có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, khoản chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không thuộc trường hợp khoản chi trả lãi tiền vay dùng để góp vốn điều lệ, chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu và không vượt mức khống chế theo quy định thì khoản chi trả lãi tiền vay này được tính vào chi phí theo hướng dẫn nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện theo đúng quy định./.
Doanh nghiệp cho vay bớt nhưng không tính lãi
Khi đó, rủi ro bị ấn định thuế là rất cao, cụ thể xem tại
The unreasonableness when a business has a lot of cash left over. If there is a large amount of cash remaining in the fund without a plan to use it, without a reasonable explanation file such as investment preparation, the need to pay with a large amount of cash, this is a sign of the usage process for ineffective capital or hidden risks of financial irregularities.
At that time, tax authorities often consider that if there is a lot of cash on the books and debt is borrowed, the interest expense will not be counted as a reasonable expense.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040