Một trong những nội dung quan trọng của quá trình kiểm tra, thanh tra thuế là kiểm tra việc sử dụng hóa đơn (đầu vào, đầu ra). Hiện nay, để kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp, cơ quan thuế thường thực hiện quét thông tin hóa đơn đã kê khai trên phần mềm nội bộ.
Thảo luận Topic:
https://www.facebook.com/groups/congvanketoan/permalink/26177555871889183/ |
I. Trước hết, cần xác định thế nào là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Khi gặp phải trường hợp hóa đơn đầu vào là của công ty bỏ trốn, giải thể, doanh nghiệp có thể gặp nhiều hệ lụy do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Vậy xử lý hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động như thế nào?
(Trích biên bản thanh tra thuế – Nội dung kiểm tra về hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh)
Từ năm 2020, theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn được quy định như dưới đây, trong đó, hành vi thường gặp nhất là sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn. Trường hợp này là một trong các trường hợp có thể bị kết luận là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Trung bình là 35 triệu đồng)
Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ 1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp: a) Hóa đơn, chứng từ giả; b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp. 2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ: a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng một trong các loại hóa đơn (1) Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. (2) Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành (3) Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)
Doanh nghiệp mua bán hóa đơn – List of companies with illegal invoices
II. Nguyên tắc xử lý với giao dịch sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động
Do không có hướng dẫn pháp lý về vấn đề này, hiện nay, việc xử lý hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động khác nhau với các tình huống khác nhau. Tuy nhiên, tinh thần hướng dẫn của các công văn của Bộ Tài chính là thông qua việc kiểm tra hồ sơ chi tiết và quan hệ logic giữa các nghiệp vụ để xem giao dịch mua bán liệu có thật hay không để kết luận. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nội dung này được quy định tại công văn số 13706/BTC-TCT và công văn số 11797/BTC-TCT như sau
Trường hợp | Cơ quan thuế | Doanh nghiệp |
1. Trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế | Thông báo cho doanh nghiệp biết | Tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. |
2. Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế hoặc trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế | (1) Thông báo cho doanh nghiệp biết
(2) Thanh tra, kiểm tra tại để kết luận và xử lý vi phạm, xác minh một số nội dung (*) (3) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì gửi hồ sơ cho cơ quan điều tra liên quan |
(1) Kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ hoặc
(2) Cam kết việc mua bán hàng hóa và hóa đơn đầu vào là đúng quy định và vẫn được kê khai hóa đơn, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh sai phạm, được hoàn thuế theo quy định
|
3. Phát hiện trong kiểm tra hoàn thuế | (1) Tạm dừng hoàn thuế đối với số hàng hóa của hóa đơn có dấu hiệu vi phạm
(2) Số hàng hóa không thuộc diện có dấu hiệu vi phạm được thực hiện khấu trừ, hoàn thuế |
Tuân thủ quyết định của cơ quan thuế |
Ngoài ra, theo hướng dẫn tại công văn số 7333/BTC-TCT,
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh bỏ trốn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật, có hợp đồng mua bán, văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có), phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán tiền; hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra và đã kê khai thuế, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
(*) Một số nội dung kiểm tra xác minh
Các bước giải trình hóa đơn bất hợp pháp (Có ví dụ) – Illegal invoices
IV. Điều chỉnh hóa đơn không hợp pháp
Theo công văn 16873/CT-TTHT: Trường hợp bên đối tác của Công ty đã bỏ trốn, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì hóa đơn, chứng từ mà bên đối tác đã xuất cho Công ty thực hiện xử lý như sau:
- > Trường hợp hóa đơn, chứng từ của bên đối tác phát sinh trước khi bỏ trốn (nếu chứng minh được các giao dịch phát sinh là có thật, cung cấp được các hồ sơ như quy định trong công văn 11797/BTC-TCT) thì được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN
- > Trường hợp Công ty không chứng minh được các giao dịch phát sinh với đối tác là có thật, thì không được khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo Điều 28, NĐ125/2020/NĐ-CP.
- > Trường hợp hóa đơn, chứng từ của bên đối tác phát sinh sau khi bỏ trốn thì không được khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Trường hợp hóa đơn mua vào của hàng hóa, dịch vụ chưa kê khai thì không được kê khai. Trường hợp nếu đã kê khai thì phải kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT được trừ và điều chỉnh tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Theo hướng dẫn tại công văn số 6661/CT-TTHTvề trường hợp người bán sử dụng hóa đơn trong thời gian có quyết định về việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
- Người mua sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, không được kê khai khấu trừ thuế GTGT, không được tính chi phí hợp lý.
- Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ thanh, kiểm tra nhưng không thuộc phạm vi đã thanh, kiểm tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định
- Trường hợp hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã thanh, kiểm tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số nộp thừa thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý như đối với trường hợp thanh, kiểm tra phát hiện theo quy định
III. Cách giảm thiểu rủi ro
Xem bản tin sau
V. Các bước tra cứu hóa đơn điện tử của nhà cung cấp ngừng hoạt động
Xem tại
VI, Ví dụ trình tự thực hiện
“….Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 1410/QĐ-CT-TT tiến hành việc thanh tra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại giấy HT (Công ty HT)…Trên cơ sở kết quả trả lời xác minh, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản thanh tra thuế trong đó xác định: Công ty HT không có kho hàng, các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không có ký nhận giữa hai bên, hóa đơn bán ra không có chữ ký của người mua hàng, hợp đồng không đầy đủ…Công ty HT đã mua hàng hóa của các đơn vị giải thể và bỏ trốn… Căn cứ các quy định có liên quan đoàn kiểm tra loại toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào khấu trừ… và thuế cần phải truy thu Thuế giá trị gia tăng 9.181.370.279đ, thuế thu nhập doanh nghiệp 2.084.855.383đ….” Không đồng ý với Quyết định số 4482/QĐ-CT-XP, Công ty HT đã khiếu nại, theo giải trình “…khi xuất hóa đơn cho Công ty HT các doanh nghiệp này đều kê khai đầy đủ tại cơ quan thuế… đã chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Thời điểm xuất hóa đơn đều trước thời gian cơ quan thuế có thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc ngừng hoạt động. Vào thời điểm này cơ quan thuế cũng không có bất kỳ một cảnh báo nào về hóa đơn của các doanh nghiệp này. Trong quá trình giao dịch mua bán,các doanh nghiệp này trực tiếp đến giao dịch với Công ty HT. Công ty HT đã vào trang mạng của Tổng cục Thuế và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thấy các doanh nghiệp này đều hoạt động bình thường… Tất cả các hợp đồng mua bán đầu ra, đầu vào, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra, chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bảng kê khai thuế đều được Công ty HT thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, thể hiện rõ ràng trên sổ, sách kế toán…” Theo đó, tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận (1) Đối với các hóa đơn đã kê khai, đăng ký phát hành các hóa đơn đầu ra, đầu vào đầy đủ tại các cơ quan thuế và các hóa đơn này được xuất trong thời gian các doanh nghiệp hoạt động bình thường thì cục trưởng Cục Thuế Thành phố truy thu thuế là không có căn cứ áp dụng (2) Đối với hóa đơn của doanh nghiệp không kê khai doanh thu tương ứng, đã thông báo bỏ địa điểm kinh doanh, không phát sinh hàng hóa mua vào, không phát sinh hàng hóa, dịch vụ bán ra là không đủ điều kiện để khấu trừ thuế
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Manager