Hóa đơn thương mại – Commercial invoice (Tax regulation)

8327

Hóa đơn thương mại – Tiếng anh Commercial Invoice (viết tắt CL, thường gọi Invoice) là một chứng từ quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và nội địa – trong quan hệ ngoại thương. CL – invoice đóng vai trò quan trọng thanh toán hàng hóa, xác định giá trị hải quan và là căn cứ tính thuế nhập khẩu (Hồ sơ hải quan). Vì vậy, hóa đơn thương mại là chứng từ không thể thiếu trong hệ thống chứng từ thực tế.

Hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế

Hóa đơn thương mại là chứng từ được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải  thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Nội dung chính của hóa đơn thương mại như sau:

  • > Số & ngày lập hóa đơn
  • > Tên, địa chỉ người bán & người mua
  • > Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền.
  • > Điều kiện cơ sở giao hàng
  • > Điều kiện thanh toán.
  • > Cảng xếp, dỡ.
  • > Tên tàu, số chuyến…

Cần phân biệt hóa đơn thương mại với Phiếu đóng gói (Packing List). Hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau, và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng. Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn Packing List- phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…

Công văn 5197/CT-TTHT: Hóa đơn thương mại không có mẫu

Căn cứ quy định trên trường hợp đơn vị gia công hàng hóa cho tổ chưc, cá nhân ở nước ngoài thì đơn vị sử dụng hóa đơn thương mại để ghi nhận tiền gia công khi xuất hàng hóa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do hóa đơn thương mại được sử dụng trong quan hệ giao dịch quốc tế nên không có mẫu chung bắt buộc, đơn vị tạo mẫu chứng từ phù hợp, đúng nội dung cần phản ánh theo quy định để theo dõi và hạch toán kế toán.

[collapse]

Sử dụng hóa đơn khi xuất khẩu

Hóa đơn thương mại có cần ký không

Theo Bộ Tài chính

Theo Điều 18 bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP-600 thì hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn bắt buộc có chữ ký phải được quy định rõ trong L/C…

Hóa đơn thương mại có dùng bản scan được không

Việc sử dụng hoá đơn, chứng từ điện tử là yêu cầu tất yếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ đối với xã hội cả trong nước và ngoại thương. Vậy hóa đơn thương mại có bắt buộc sử dụng bản gốc không, cùng xem công văn 4721/TCT-CS như sau:

1. Việc sử dụng, lưu giữ chứng từ điện tử được quản lý qua hệ thống GSRM trực tuyến đối với các giao dịch của SEV/SEVT với đối tác ở nước ngoài:

Căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế triển khai tại đơn vị theo báo cáo tại công văn số 0207/17-FIN/SEV ngày 18/7/2017, trường hợp chứng từ điện tử quản lý qua hệ thống trực tuyến GSRM đối với giao dịch của SEV/SEVT với đối tác ở nước ngoài đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật về kế toán, hóa đơn và giao dịch điện tử thì Công ty được sử dụng làm chứng từ kế toán, thuế, thanh toán và ghi nhận doanh thu. SEV/SEVT phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu đã xác nhận tại các hóa đơn điện tử và các chứng từ khác trên hệ thống GSRM theo quy định.

2. Việc sử dụng bản scan hóa đơn thương mại nhận qua email từ nhà cung cấp để làm chứng từ gốc khi mua hàng hóa, vật tư dịch vụ từ nước ngoài thực hiện qua hệ thống BQMS:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì bản scan hóa đơn thương mại nhận qua email từ nhà cung cấp không được coi là hóa đơn điện tử. Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị SEV/SEVT sử dụng bản gốc hóa đơn để hạch toán, kê khai, nộp thuế khi mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp thực hiện qua hệ thống BQMS.

Khác biệt giữa thời điểm xác định doanh thu tính thuế với doanh thu kế toán khi xuất khẩu

Thời điểm lập hóa đơn thương mại 

Tại công văn số 2054/TCHQ-GSQL, Tổng Cục hải quan có ý kiến:

Theo thông lệ quốc tế khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn GTGT điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.

Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu là sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Theo quy định trên thì thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn GTGT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan…

Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn trong thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 02 loại hóa đơn này là khác nhau:

  • Hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn
  • Hóa đơn điện tử phát hành sau

Do vậy, Tổng cục Hải quan không thể hướng dẫn người khai hải quan nộp hóa đơn GTGT điện tử trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu để làm thủ tục hải quan”

Cơ sở pháp lý

Từ ngày 01/7/2022, tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định

Cụ thể

c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.”

[collapse]

Quy định trước đó

Trong khoảng thời gian kể từ ngày 14/11/2019 Thông tư 68/2019/TT-BTC đến ngày 31/10/2020 thì doanh nghiệp được áp dụng song song cả Thông tư 68/2019/TT-BTC, Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC. Do đó trước ngày 01/11/2020, nếu doanh nghiệp đang áp dụng hóa đơn theo thông tư các thông tư cũ, chưa có thông báo của cơ quan thuế bắt buộc chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 68/2019/TT-BTC thì vẫn tiếp tục được sử dụng hóa đơn thương mại cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Quy định trước đó

Căn cứ pháp lý tại khoản 2, điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC:

“2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

c) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính).

3. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này…”

Tham khảo các công văn dưới đây:

Công văn số 22938/CT-TTHT ngày 14/11/2019 của Cục thuế Tỉnh Bình Dương:

Công văn số 2635/CT-TTHT ngày 08/11/2019 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh:

[collapse]
English version

Within the period from November 14, 2019, Circular 68/2019 / TT-BTC to October 31, 2020 then enterprises can apply in parallel to Circular 68/2019 / TT-BTC, Circular 32/2011 / TT-BTC and Circular 39/2014 / TT-BTC. Therefore, before November 1, 2020, if enterprises are applying under the old circulars, they will still be able to apply the old ones, which means they can still use commercial invoices for export activities. goods and services.

Article 26. Effect…

Refer to Official Letter No. 22938 / CT-TTHT of November 14, 2019 and Official Letter No. 2639 / CT-TTHT of November 8, 2019.

[collapse]

Biên soạn: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page