Để xác định quỹ lương thực hiện, bạn cần thực hiện các bước sau và các vấn đề liên quan đến quỹ lương thực hiện mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Các bước xác định quỹ lương thực hiện
Theo quy định, Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
- Bước 1: Xác định tổng số tiền lương đã chi trả trong năm quyết toán: Bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đã chi trả cho người lao động trong năm.
- Bước 2: Xác định tổng số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước: Đây là số tiền đã được trích lập từ năm trước nhưng chi trả trong năm quyết toán.
Làm rõ hơn khái niệm Quỹ tiền lương thực hiện?
- – Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán bao gồm cả tiền lương của nhân viên có hợp đồng dài hạn và công nhân lao động thời vụ (Công văn 6703/CT-TTHT)
- – Quỹ tiền lương thực tế bao gồm các khoản theo thỏa thuận và được quy định cụ thể tại một trong các hồ sơ như Quy chế tài chính, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (Công văn 1225, công văn 21071/CT-TTHT)
Nguyên tắc:
- – Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng: Xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm
- – Trường hợp khác: Xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng
|
Trích lập quỹ dự phòng tiền lương như thế nào? (Có ví dụ minh họa bài tập có đáp án)
Ví dụ minh họa trích lập quỹ dự phòng tiền lương
Ví dụ: Quỹ tiền lương năm N của Doanh nghiệp A (DNA) phải trả cho người lao động là 10 tỷ đồng
- Trường hợp 1: Trong năm N, công ty A đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động hết 8 tỷ đồng, như vậy đến cuối ngày 31/12/N còn dư lại 2 tỷ đồng. Trong quý I năm N+1, đơn vị tiếp tục sử dụng quỹ tiền lương năm N để chi trả tiền lương tiền công của năm N là 0,3 tỷ đồng. Như vậy quỹ tiền lương thực hiện năm N đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN là 8,3 tỷ đồng. Để đảm bảo việc trả lương năm sau không bị gián đoạn, doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 8,3 tỷ đồng x 17% = 1,411 tỷ đồng. Tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm N: 8,3 tỷ + 1,411 tỷ = 9,711 tỷ đồng
- Trường hợp 2: Tính đến cuối ngày 31/3/N+1, công ty đã chi trả tiền lương, tiền công trong năm N và chi bổ sung trong 3 tháng đầu năm N+1 tổng số là 9,5 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn, doanh nghiệp trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 9,5 tỷ đồng x 17% = 1,615 tỷ đồng. Tổng số tiền lương năm N nếu xác định đủ cả 17% trên quỹ lương thực
hiện = 9,5 tỷ đồng + 1,615 tỷ đồng = 11,115 tỷ đồng.
- Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định
|
Thuế với khoản chi hiếu hỉ – Tax for Funeral, Wedding… expenses
Biên soạn: Gonnapass
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040