Chi phí tổn thất hàng do cháy nhà xưởng được trừ

5385

Hỏa hoạn là điều mà không ai mong muốn xảy ra bởi những vụ cháy mặc dù lớn hay nhỏ cùng đều gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tiền bạc, tài sản, con người….Bài viết tóm tắt các hướng dẫn hiện nay về ứng xử đối với chi phí tổn thất hàng do cháy nhà xưởng.

1/ Ứng xử về thuế

Các tổn thất về tài sản, hàng hóa do hỏa hoạn cháy không được bồi thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện về hồ sơ, hóa đơn chứng từ thì thường vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế. Căn cứ để kết luận việc này thường dựa theo một số cơ sở

+ Xác định hỏa hoạn là sự kiện bất khả kháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Pháp luật về thuế GTGT, thuế TNDN (Trích dẫn dưới đây) cho phép được khấu trừ thuế GTGT và ghi nhận chi phí được trừ với khoản này

+ Cơ quan thuế cũng có quan điểm tương tự (Xem các trích dẫn phía dưới)

Chi phí nguyên vật liệu được trừ

2/ Hồ sơ cần chuẩn bị

Mặc dù không có quy định cụ thể, các hồ sơ thường cần chuẩn bị bao gồm

+ Hồ sơ theo quy định của Luật thuế TNDN như Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do hỏa hoạn; hồ sơ văn bản xác định giá trị bồi thường của bên thứ ba (Bảo hiểm…) 

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh vụ hỏa hoạn thực tế xảy ra (Thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan Cảnh sát Điều tra, xác nhận của công an xã…, báo cáo của Cơ quan Nhà nước về vụ cháy nổ…)

 

Ví dụ: Công văn số 96967/CT-TTHT của cục thuế TP Hà Nội

Trường hợp trong năm 2020 Chi nhánh Công ty có hàng hóa bị tổn thất do hỏa hoạn, số hàng hóa này đã được Chi nhánh Công ty mua bảo hiểm thì khoản chi phí liên quan đến phần giá trị hàng hóa tổn thất do hỏa hoạn sau khi trừ phần giá trị được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện về hồ sơ, hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế.

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bị tổn thất do hỏa hoạn, dùng cho sản xuất, kinh doanh không được bồi thường, được khấu trừ nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đu vào theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông số 219/2013/TT-BTC và Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC nêu trên.

3/ Vấn đề về việc xác định tổn thất sau thanh tra, kiểm tra

Tham khảo trích dẫn công văn 3869/TCT-CS

Năm 2013 Chi cục Thuế quận Cầu Giấy đã kiểm tra thuế giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009 tại Công ty TNHH dược phẩm Việt Phong, năm 2009 Công ty TNHH dược phẩm Việt Phong có tổn thất hàng hóa do hỏa hoạn, tuy nhiên đến năm 2014 Công ty mới có văn bản gửi Chi cục Thuế quận Cầu Giấy về việc hạch toán giá trị tổn thất vào chi phí trong năm 2013.

Như vậy, thực tế Công ty đã xử lý hạch toán, ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2009 như thế nào, biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa tổn thất do doanh nghiệp tự lập có phù hợp với thực tế quản lý, theo dõi hàng tồn kho của doanh nghiệp hay không, đoàn kiểm tra của Chi cục Thuế đã xử lý theo quy định của pháp luật tại thời điểm năm 2009 hay chưa.

Hàng bị mất trộm cắp có được trừ không?

Cơ sở pháp lý

Trích thông tư 96/2015/TT-BTC

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập thuế

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trưng hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật

Phần giá trị tn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc t chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật

a) Hồ sơ đối với tài sn, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có;) bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của t chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

…c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

…”

– Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trưng hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.…”

[collapse]

Chi phí hàng lỗi, hỏng

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

 

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page