Di chuyển nội bộ: Một số tình huống không được chấp nhận

2216

Bài viết giải thích về khái niệm Di chuyển nội bộ theo quy định của pháp luật về  lao động và trích dẫn một số tình huống không được chấp nhận.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ thì người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

Chi phí lương của người nước ngoài được trừ

1/ Tình huống di chuyển người lao động từ công ty khác trong tập đoàn

Tập đoàn Panasonic là 1 tập đoàn đa quốc gia với nhiều công ty thành viên ở các nước trên thế giới, có trụ sở chính đặt tại Nhật Bản. Người lao động nước ngoài được phái cử sang các công ty Panasonic tại Việt Nam có thể từ trụ sở chính tại Nhật Bản hoặc từ một trong những công ty thành viên của tập đoàn Panasonic ở nước ngoài. Vậy, việc phái cử người nước ngoài từ các công ty Panasonic khác trong tập đoàn sang làm việc tại Việt Nam có được coi là thuyền chuyển nội bộ hay không? Kính mong Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn xác định rõ các trường hợp thuyên chuyển nội bộ, để đơn vị chúng tôi có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời doanh nghiệp như sau:
Đối chiếu với các quy định nêu trên thì người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật, đã được Tập đoàn Panasonic tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và sau đó được Tập đoàn điều chuyển sang làm việc tại các Công ty Panasonic ở Việt Nam thì người lao động nước ngoài đó mới được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định…

2/ Tình huống di chuyển người lao động từ công ty khác trong tập đoàn

Trường hợp công ty mẹ tại nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty con tại Việt Nam (do công ty mẹ tại nước ngoài thành lập) thì không được coi là di chuyển nội bộ doanh nghiệp.

Công ty mẹ của Công ty JX Nippon Oil & Energy Việt Nam ở Nhật thành lập công ty con ở TP. Hải Phòng. Công ty con lại lập 2 chi nhánh ở Hà Nội và TPHCM.

Công ty mẹ ở Nhật có kế hoạch cử 1 nhà quản lý và 1 chuyên gia có trình độ phù hợp đã và đang công tác tại công ty mẹ trên 12 tháng sang làm việc tại Việt Nam, chi nhánh Hà Nội và TPHCM.

Công ty JX Nippon Oil & Energy Việt Nam hỏi, người lao động nước ngoài được công ty mẹ ở Nhật cử sang làm việc tại chi nhánh của công ty con tại Việt Nam có thuộc đối tượng di chuyển nội bộ hay không?

Về vấn đề này Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Như vậy, trường hợp công ty mẹ tại nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty con tại Việt Nam (do công ty mẹ tại nước ngoài thành lập) thì không được coi là di chuyển nội bộ doanh nghiệp. Công ty con tại Việt Nam có thể lựa chọn hình thức làm việc khác của người lao động nước ngoài cho phù hợp.

Trường hợp không phải cấp giấy phép lao động

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page