Các bước điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ (Có ví dụ)

7291

Các bước điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ có cần hóa đơn điều chỉnh không? Thủ tục như thế nào?

Các bước điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ

Tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Điều 7, Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót gồm các trường hợp sau

  • > Bước 1: Một trong hai bên phát hiện ra hóa đơn sai địa chỉ thì thông báo ngay cho bên kia
  • > Bước 2: Khi hóa đơn điện tử (có mã hoặc không có mã) đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ người mua, các thông tin còn lại không sai (MST, số tiền, thế suất, hàng hóa…) thì chỉ cần lập mẫu 04/SS-HĐĐT gửi bên mua

MindMap - CCT Khu vực Bắc Nghệ - Phân biệt hóa đơn hủy, điều chỉnh, thay thế, giải trình...

[collapse]

Các câu hỏi liên quan đến mẫu 04/SS-HDDT

Điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp chậm

Tình huống: Phương pháp Điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ  đối với cả hóa đơn đầu ra và đầu vào theo quy định hiện nay.

…Ngày 24/03/2022, doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ ĐKKD, nhưng vì lý do khách quan kể từ ngày 24/03/2022 đến 18/04/2022 công ty vẫn xuất HĐ với thông tin người bán theo địa chỉ đăng ký cũ đăng ký trên hệ thống HĐĐT….
DN xin hỏi quý Cơ quan Thuế giải đáp thắc mắc về cách xử lý HĐĐT viết sai địa chỉ người bán theo Thông tư 32/2011/TT-BTC trong kỳ kê khai Thuế Quý 1/2022, Quý 2/2022 và cách xử lý đối với HĐĐTcó sai sót về địa chỉ người bán có mã của Cơ quan Thuế theo Thông tư 78/2021/TT-BTC trong kỳ kê khai Thuế Quý 2/2022?
  • > Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 32/2011/TT-BTC nếu chỉ có sai sót về địa chỉ người bán, không có sai sót về mã số thuế người bán, các thông tin khác như: tiền thuế, thuế suất, số tiền thanh toán,… không có sai sót thì người bán không phải lập lại hóa đơn
  • > Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123 và Thông tư 78 nếu chỉ có sai sót về địa chỉ người bán, không có sai sót về mã số thuế người bán, các thông tin khác như: tiền thuế, thuế suất, số tiền thanh toán,… không có sai sót thì người bán gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế, người bán không phải lập lại hóa đơn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp sai địa chỉ bên bán thì phải lập hóa đơn điều chỉnh thay thế vì điểm 2a điều 19 chỉ áp dụng khi có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác. Nói cách khác, bên bán phải làm thủ tục

  • > Thỏa thuận với người mua về hóa đơn có sai sót
  • > Thực hiện lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
    theo quy định

Cách điều chỉnh hoá đơn điện tử và kê khai hóa đơn điều chỉnh (Có ví dụ)

Cơ sở pháp lý

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Biên soạn: Phạm Việt Hoàng – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page