Giải đáp vướng mắc thuế – Tổng Cục thuế ngày 27/9 (Thuế TNCN)

328

Tổng Cục thuế đã hỗ trợ giải đáp vướng mắc thuế ngày 27/9 về rất nhiều điểm mới cần quan tâm của chính sách thuế. Tham khảo bản tin dưới đây Tổng Cục Thuế trả lời về Thuế TNCN.

Vướng mắc và giải đáp thuế TNCN

6.1. Thuế Thu nhập cá nhân từ bất động sản
Câu 1: 
– Câu hỏi: Tôi mua căn nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, vay ngân hàng mà vẫn không được tính thuế. Trong khi nộp thì công chứng theo đúng giá mua bán. Ngân hàng thì vẫn phải trả lãi mà không được nhận nhà. Giờ làm sao?
– Câu trả lời:
1. Tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 quy định:
“Điều 257. Giải quyết về tài chính đất đai, giá đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
1. Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025; trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.”
2.Tại Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2024.
Căn cứ quy định nêu trên thì về nguyên tắc các hồ sơ đất đai mà Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận từ ngày 01/08/2024 đến nay sẽ được áp dụng theo Bảng giá đất ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2024 do HĐND Thành phố chưa ban hành Bảng giá đất mới.
Trường hợp UBND điều chỉnh giá đất tại Thành phố cho phù hợp với quy định tại Luật Đất đai năm 2024 thì việc ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 71/2024/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
Qua nắm bắt ngày 21/9/2024 UBND Thành phố đã có Công văn số 5635/UBND-ĐT chỉ đạo các Sở, Ban, ngành thực hiện việc giải quyết các hồ sơ về đất tính theo Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 01/8/2024 (Bảng giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND Thành phố nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất theo Quyết định số 56/2023/QĐ-UBND ngày 21/12/2023 của UBND Thành phố) để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020.
Câu 2:
– Câu hỏi: Tôi xin chuyển mục đích sử dụng 60m2 đất sang đất ở đô thị, thuộc khu quy hoạch dân cư hiện hữu do UBND Q12 duyệt từ 2008. Tôi đăng ký nhu cầu sử dụng đất từ 2022, ròng rã nộp hồ sơ từ 7/2023 đến nay bị trả hồ sơ 4 lần với những lý do không phải do tôi. Lần mới nhất tôi nộp vào 20/8/2024 và hiện tại vẫn đang chờ kết quả hẹn trả vào 26/9/2024 nhưng tôi có hỏi bên Phòng Tài nguyên và môi trường Q12 thì nghe nói đang ngưng tính thuế chờ hướng dẫn. Theo tôi tìm hiểu, Điều 257 Luật đất đai 2024 cho phép sử dụng bảng giá hiện tại đến hết 12/2025, Nghị định 103/2024 của Bộ Tài Chính đã có hướng dẫn thu tiền sử dụng đất, tiền thuế, Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật 2015 (được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật sửa đổi 2020) quy định văn bản quy phạm Pháp Luật không có tác dụng trước thời điểm ban hành, hiện tại Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân TPHCM vẫn chưa ban hành bảng giá điều chỉnh, cho nên việc ngưng tính thuế của Cục Thuế là vô ích, kéo dài thời gian xử lý gây bức xúc cho dân, gây mất thời gian chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo. Hoàn toàn có đủ căn cứ Pháp Luật để xử lý hồ sơ, khi nào có bảng giá điều chỉnh thì sử dụng, còn hiện tại sử dụng bảng giá hiện tại theo Luật và các thông tư hướng dẫn đã ban hành. Trường hợp của tôi cũng không dính gì tới hệ số K (tôi không có sở hữu nhà ở nào khác). Việc bảng giá điều chỉnh nếu dó ban hành cũng không áp dụng tính cho hồ sơ cũ trước đó (bao gồm hồ sơ của tôi), vậy thì ngưng làm gì? Tôi đề nghị Tổng cục Thuế có chỉ đạo tiếp tục xử lý hồ sơ theo Luật định.
– Câu trả lời: Trùng nội dung trả lời tại câu 1
Câu 3:
– Câu hỏi: Công Ty có ký hợp đồng cho thuê dài hạn 50 năm một số căn hộ với khách hàng. Các khách này muốn chuyển nhượng lại toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng thuê dài hạn 50 năm căn hộ cho khách khác. Hiện các hồ sơ kê khai thuế từ giao dịch chuyển nhượng trên đang chưa được Chi Cục Thuế giải quyết ra kết quả để nộp thuế. Công Ty kính đề nghị Tổng Cục Thuế hướng dẫn thực hiện.
– Câu trả lời: Tổng cục Thuế đã có công văn số 4754/TCT-DNNCN ngày 16/12/2022 và công văn số 3417/TCT-DNNCN ngày 02/8/2024 trả lời Cục Thuế Tp.HCM, cụ thể: Để đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế và có căn cứ pháp lý xác định nghĩa vụ tài chính của người nộp thuế, đề nghị Cục Thuế phối hợp với Sở Xây dựng và xác cơ quan yêu cầu chủ đầu tư hướng dẫn người nộp thuế hoàn thiện hồ sơ liên quan đến giao dịch về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế hướng dẫn Cục Thuế căn cứ hồ sơ cụ thể phát sinh và quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh giao dịch để thực hiện đúng quy định hiện hành.
Đề nghị NNT khi phát sinh giao dịch nộp hồ sơ đến cơ quan thuế để được hướng dẫn thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
Theo ý kiến của Bộ Xây dựng căn cứ Điều 117 Luật Nhà ở 2024 và Khoản 1 Điều 17, Điều 36 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì không có hình thức chuyển nhượng hợp đồng cho thuê nhà ở, chuyển nhượng quyền thuê nhà ở và không có quy định về chuyển nhượng hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng và chuyển nhượng quyền thuê nhà, công trình xây dựng.
6.2. Đăng ký thuế, giảm trừ gia cảnh 
Câu 1: 
– Câu hỏi:
 1. Doanh nghiệp đăng ký MST NPT nhưng bị báo lỗi thiếu thông tin quyển… nên không được cấp MST NPT. Nhưng nay tra cứu NNT thì không thấy tên NPT? Vậy trường hợp này xử lý như thế nào ạ?.
2. Doanh nghiệp đăng ký MST NPT nhưng bị báo lỗi trùng thông tin MST với cá nhân tên… trùng với tên của NPT đang đăng ký, vậy nên doanh nghiệp lấy MST đó làm MST NPT luôn. Nhưng nay tra cứu NNT thì không thấy tên NPT? Vậy trường hợp này xử lý như thế nào ạ?
– Câu trả lời:
1. Tại Điểm a, Khoản 10, Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 hướng dẫn về đăng ký thuế:
         “Điều 7. Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
           10. Đối với người phụ thuộc theo quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
a) Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm: Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài).
Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập”.
Do đó, đối với nội dung này Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp thông tin và nộp điện tử tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT để thực hiện đăng ký cấp mã số thuế cho người phụ thuộc theo đúng quy định. Mẫu 20-ĐK-TH-TCT của Thông tư 105/2020/TT-BTC không có chỉ tiêu “Quyển số”.
2. Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 30 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định:
“b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;”
Căn cứ quy định trên, trường hợp người phụ thuộc đã được cấp mã số thuế, Cơ quan thuế không thực hiện cấp mới mã số thuế theo hồ sơ đăng ký thuế của Cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập sử dụng mã số thuế đã được cấp của người phụ thuộc để kê khai theo quy định.
Hiện nay, Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng Etax Moblie (trên nền tảng thiết bị di động) có chức năng tra cứu thông tin người phụ thuộc, Cơ quan chi trả thu nhập hướng dẫn cá nhân/người lao động tải app Etax Moblie, đăng ký tài khoản để sử dụng các tiện ích điện tử của ngành thuế để tra cứu thông tin của người nộp thuế và người phụ thuộc.
Trường hợp, cơ quan chi trả thu nhập đã đăng ký người phụ thuộc nhưng trên tài khoản Etax Moblie của cá nhân/người lao động không hiện thị thông tin, cơ quan chi trả vui lòng liên hệ cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời.
Câu 2:
– Câu hỏi: Kính gửi: Tổng Cục Thuế
Em xin có câu hỏi liên quan đến đăng ký Người phụ thuộc của nhân viên như sau:
* Mẹ của nhân viên sinh 1/1/1968 hiện tại năm 2024 đã nghỉ làm không có lương hưu mà nhận BHXH 1 lần và đang nhận lương thất nghiệp với số tiền 5 triệu đồng. Trong thời gian mẹ nhận lương thất nghiệp thì nhân viên không có đăng ký NPT. Vậy sau thời gian mẹ hết nhận lương thất nghiệp, năm 2025 nhân viên có đăng ký mẹ là NPT được không?
* Đối với trường hợp nhận BHXH 1 lần, thì điều này có ảnh hưởng đến việc đăng ký NPT không?
Em cảm ơn Tổng cục Thuế.”
– Câu trả lời: Trường hợp nhân viên (cá nhân người nộp thuế) đăng ký người phụ thuộc là mẹ để tính giảm trừ gia cảnh thì cần phải đáp ứng các điều kiện để được tính là người phụ thuộc theo quy định tại tiết d.3 điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
Tại điểm d.3; điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 9. Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
– Tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung điểm g bổ sung điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hướng dẫn về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
“g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..)…”
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, Tổng cục Thuế hướng dẫn về nguyên tắc như sau:
Trường hợp mẹ của người nộp thuế thỏa mãn các điều kiện theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên thì người nộp thuế được đăng ký mẹ là NPT. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) nêu trên.
Câu 3:
– Câu hỏi: Chúng tôi có 2 câu hỏi về hồ sơ giảm trừ gia cảnh thuế TNCN:
1. Đối với người lao động nước ngoài có quốc tịch Ấn Độ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ, trong hộ chiếu Ấn Độ sẽ có thông tin về cha mẹ, như vậy hồ sơ giảm trừ cho cha mẹ của người lao động Ấn Độ là bản dịch có công chứng hộ thì hồ sơ có hợp lệ hay không (người lao động nước ngoài này không còn giấy khai sinh);
2. Người lao động Việt Nam có con học PTTH ở trường quốc tế, năm lớp 12 là học đến hết tháng 12. Họ bổ sung giấy xác nhận của trường xác nhận bổ túc hồ sơ nghĩa vụ quân sự cho Công ty để chứng minh con họ học PTTH đến hết tháng 12 của năm con họ đã đủ 18 tuổi thì hồ sơ đó có hợp lệ hay không?
– Câu trả lời:
1. Tại điểm g.3 Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
“g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.”
Tại Điều 85 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế như sau:
“Điều 85. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.”.
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người lao động nước ngoài đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc là cha, mẹ thì hồ sơ chứng mình người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại điểm g.3 Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính. Trường hợp hộ chiếu Ấn Độ của người lao động nước ngoài có tính chất pháp lý tương tự như các tài liệu chứng minh người phụ thuộc quy định nêu tại điểm g.3 Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế có thể cung cấp hộ chiếu kèm theo hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để cơ quan thuế xem xét.
Trường hợp, trong hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
2. Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định như sau:
“Điều 12. Giảm trừ gia cảnh
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc trường hợp cá nhân là con của người nộp thuế từ 18 tuổi trở lên vẫn đang học bậc phổ thông mà không có thu nhập hoặc có mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng thì cá nhân này vẫn được xác định là người phụ thuộc của người nộp thuế.
Câu 4: 
– Câu hỏi: NNT đã đăng ký giảm trừ gia cảnh là NPT A ở công ty cũ, bây giờ NNT muốn tiếp tục nộp giảm trừ gia cảnh cũng là NPT A qua công ty mới, vậy công ty mới có cần làm thủ tục gì để tiếp tục gtgc cho NNT ạ? Nếu công ty mới không làm thủ tục gì mà vẫn kê khai quyết toán thuế với mã số thuế NPT đã có từ trước vậy có hợp lệ hay không ạ?
– Câu trả lời: Về nguyên tắc, người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Trường hợp người lao động đã đăng ký giảm trừ tại công ty cũ khi chuyển sang công ty mới thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Công ty mới sẽ tạm tính giảm trừ trong năm kể từ khi người lao động đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc. Tại tiết c.2 điểm c; tiết h.2.1.1 điểm h và điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2024 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và việc đăng ký người phụ thuộc như sau:
“c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
h.2.1.1) Đăng ký người phụ thuộc
h.2.1.1.1) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:
Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
h.2.1.2) Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”.
Câu 5: 
– Câu hỏi: Người lao động trong cty hiện có 2 mã số thuế cá nhân, nhưng do vướng về nghĩa vụ thuế của cả 2 MST cá nhân nên người lao động không đóng được một trong 2 MST. Như vậy người nộp thuế vẫn tồn tại 2 MST và chỉ phát sinh thu nhập ở 1 MST thì người nộp thuế có uỷ quyền cty quyết toán thuế TNCN được không?
– Câu trả lời:
Câu hỏi của NNT chưa nêu cụ thể vướng mắc về nghĩa vụ thuế của 2 MST.
Tại điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế như sau:
“d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay.
Về việc có 2 MST
– Tại điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 quy định: Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Tại Điều 36 Luật Quản lý thuế cũng quy định việc NNT phải thông báo với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế.
– Tại khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế cũng quy định: Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
– Thực hiện nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg (Đề án 06), hướng tới sử dụng mã số định danh thay cho mã số thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Luật quản lý thuế nêu trên, thời gian qua Tổng cục Thuế đã phối hợp với Bộ Công an triển khai rà soát, chuẩn hóa các MST cá nhân mà thông tin còn chưa khớp với CSDLQGDC.
– Để tạo điều kiện cho NNT, Tổng cục Thuế hướng dẫn các trường hợp NNT có nhiều hơn một MST do NNT không kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế (thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân) thì thực hiện cập nhập thông tin chính xác gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CCCD/ định danh công dân của các MST đang tồn tại; khi cơ quan thuế triển khai chuyển đổi sử dụng mã số định danh công dân thay cho mã số thuế sẽ hợp nhất các MST của NNT và quản lý NNT theo số định danh công dân.
Câu 6: 
– Câu hỏi: Hồ sơ cập nhật thông tin từ CMND sang CCCD hoặc giấy khai sinh sang định danh của người phụ thuộc còn bất cập khó khăn không nhận được kết quả phản hồi từ CQT. Người phụ thuộc hoặc người lao động trùng thông tin của người khác, liên hệ bằng điện thoại với CQT để hướng dẫn xử lý nhưng bất cập không có liên hệ được.
– Câu trả lời:
Tại điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 quy định: Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Tại Điều 36 Luật Quản lý thuế cũng quy định việc NNT phải thông báo với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế.
– Do đó trường hợp NNT hoặc NPT có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về đăng ký thuế.
– Hiện nay bên cạnh các chức năng đã hỗ trợ NNT là các cơ quan chi trả thực hiện thay đổi thông tin NPT; Tổng cục Thuế đã hỗ trợ chức năng tra cứu thông tin NPT và chức năng thay đổi thông tin NPT tại ứng dụng etax mobile hoặc Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (website: thuedientu.gdt.gov) để NNT cá nhân có thể tra cứu thông tin và cập nhật thông tin NPT.
Câu 7: 
– Câu hỏi:
1. Con tôi sinh năm 2021. Năm nay tôi mới đăng ký npt. Con tôi mới được cấp mst vào tháng 6/2024. Vây tôi có đăng ký npt cho con từ năm 2021 hay không? Bây giờ tôi nộp hồ sơ hoàn thuế năm 2021, 2022, 2023 thì có được kê khai giảm trừ npt con hay không?
2. Năm 2023 tôi làm công ty A từ tháng 1-8/2023. Tháng 9-12/2023 tôi không đi làm và không có thu nhập. Công ty A đã kê khai giảm trừ npt cho tôi từ tháng 1-8/2023. Vây khi tôi quyết toán thuế năm 2023 tôi có được tính giảm trừ npt từ tháng 01-12 hay không? Tôi có phải tự đăng ký giảm trừ npt từ tháng 9-12/2023 hay không? Bây giờ vào tháng 9/2024 tôi đăng ký giảm trừ npt tháng 9-12/2023 thì có trễ hạn hay không và có được cơ quan thuế chấp nhận hoàn khi tôi kê khai giảm trừ npt từ 1-12/2023 hay không
3. Tôi có câu hỏi rất mong được Tổng cục Thuế  giải đáp. Tôi là người Việt Nam năm 2023 được Công ty cử đi công tác ở Malaysia. Thu nhập khi làm việc tại Malaysia được nhận qua Công ty tại Việt Nam. Tháng 4/2024 tôi đã nộp hồ sơ quyết toán hoàn thuế TNCN năm 2023 tại Malaysia và đã được xử lý hoàn thuế.
Năm 2023 tôi vừa có thu nhập khi làm việc tại Malaysia vừa có thu nhập khi làm việc tại Việt Nam. Hiện tại tôi muốn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2023 mẫu 02/QTT-TNCN có kê khai số thuế đã nộp tại Malaysia thì phải đính kèm hồ sơ chứng từ gì. Nếu tôi không chứng minh là đối tượng cư trú ở Malaysia thì có được xác định là cư trú tại Việt Nam hay không. Rất mong được Tổng cục Thuế giải đáp. Trân trọng cảm ơn.
– Câu trả lời:
1. Về nguyên tắc người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp MST thì được đăng ký tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Như vậy, trường hợp trong năm tính thuế (năm 2021, 2022, 2023) người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con (sinh năm 2021) thì người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế (các năm 2021, 2022, 2023) và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Về nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định tại tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính như sau:
“c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.”
2. Trường hợp người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng 8/2023 tại tổ chức trả thu nhập, sau đó không đi làm nên không giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại tổ chức trả thu nhập nào thì khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế, người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc kèm theo hồ sơ quyết toán. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Về nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định tại tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định (trích dẫn tại điểm 1 nêu trên) và danh mục hồ sơ khai thuế được quy định tại điểm 9.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, trong đó quy định: “Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc quy định tại khoản 9.11 Phụ lục này (nếu tính giảm trừ cho người phụ thuộc tại thời điểm quyết toán thuế đối với người phụ thuộc chưa thực hiện đăng ký người phụ thuộc).”
3. Về hồ sơ chứng từ đính kèm hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN, đề nghị người nộp thuế nghiên cứu quy định tại điểm 9.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về danh mục hồ sơ khai thuế.
Đối với việc xác định tình trạng cư trú, đề nghị người nộp thuế căn cứ quy định để xác định, cụ thể như sau:
Tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội quy định về cá nhân cư trú như sau:
“Điều 2. Đối tượng nộp thuế
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.”
Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định về cá nhân cư trú như sau:
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.”
6.3. Kê khai thuế 
Câu 1: 
– Câu hỏi: Cty chúng tôi đang có trường hợp chuyển nhượng vốn (cty 2TV trở lên) có 3 câu hỏi như sau:
1. Khi CNV thì cty làm tờ khai 04/CNV-TNCN phần giá vốn của phần vốn góp chuyển nhượng (chi tiêu 38 trên TK 04/CNV-TNCN) xác định như thế nào? có phải là phần vốn góp ban đầu của bên chuyển nhượng, Trường hợp: vốn góp ban đầu 500tr sau chuyển vốn góp 500tr bằng giá ko phát sinh chi phí, thì có nghĩa là ko phát sinh thuế TNCN phải nộp đúng ko ạ?
2. Trường hợp bên chuyển nhượng có lợi nhuận sau khi chia lợi nhuận thì kê khai và nộp thuế theo biểu mẫu nào?
3. Trường hợp bên chuyển nhượng có lợi nhuận mà ko chia lợi nhuận để tái đầu tư thì kê khai và nộp thuế như thế nào?
– Câu trả lời:
1. Về giá vốn chuyển nhượng
– Tại điểm a khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.…”
– Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định
“Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.
a.1) Giá chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
a.2) Giá mua
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .
a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
b) Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%…”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp cá nhân cư trú là thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chuyển nhượng vốn thì giá vốn của phần vốn chuyển nhượng tại chỉ tiêu 38 trên tờ khai 04/CNV-TNCN ban hành tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC được xác định theo quy định tại điểm a.2 khoản 1 Điều 11 Thoogn tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
2. Về thuế TNCN đối với việc chia lợi nhuận (hoặc không chia lợi nhuận để tái đầu tư) của công ty TNHH.
– Tại điểm c, điểm g  khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định
“Thu nhập từ đầu tư vốn
…c)  Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
… g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn”.
– Tại Điều 10 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
…b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn”.
-Tại điểm d khoản 1 Điều 25 Thông tư  số 111/2013/TT-BTC quy định:
“d) Thu nhập từ đầu tư vốn
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 Thông tư này. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này”.
– Tại Khoản 9 Điều 26 Thông tư  số 111/2013/TT-BTC quy định:
“9. Khai thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn.
Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn chưa phải khai và nộp thuế từ đầu tư vốn khi nhận. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ đầu tư vốn”
– Tại điểm d.2 khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ quy định:
“5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
… d.2) Đối với cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn thì tổ chức nơi cá nhân có vốn góp có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn”.
– Tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ- CP quy định:
“1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.
2. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo quý, bao gồm:
…c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý; …”
Tại Phụ lục I của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định mẫu tờ khai đối với khấu trừ thuế TNCN từ đầu tư vốn: 06/TNCN
 Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH chi trả lợi tức (chia lợi nhuận) cho cá nhân là thành viên góp vốn thì công ty khấu trừ thuế TNCN từ đầu tư vốn với thuế suất 5% trên giá trị lợi tức trả cho cá nhân. Công ty thực hiện khai thuế theo tháng/quý theo tờ khai mẫu số 06/TNCN.
Đối với trường hợp công ty TNHH không trả lợi tức (không chia lợi nhuận) cho cá nhân góp vốn mà ghi tăng vốn cho cá nhân từ lợi tức thì chưa phải khai thuế, nộp thuế TNCN. Khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn thì công ty TNHH khai thay, nộp thay thuế TNCN từ đầu tư tư vốn cho cá nhân.
Câu 2: 
– Câu hỏi: Công ty đề nghị Cục Thuế hướng dẫn chiết khấu thương mại (giảm trừ trên hóa đơn) có phải khấu trừ nộp thuế thay cho khách hàng là HKD, cá nhân kinh doanh hay không và thời gian áp dụng khai thuế thay, nộp thuế thay.
– Câu trả lời: Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 346/TCT-DNNCN ngày 09/02/2022 về việc hướng dẫn khai thuế thay, nộp thuế thay đối với khoản thưởng khuyến mại, chiết khấu thương mại cho hộ khoán. Công văn này cũng đã được gửi đến Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, nội dung hướng dẫn tại công văn số 346/TCT-DNNCN như sau:
– Tại điểm đ, khoản 5, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
“đ) Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định.”
– Tại khoản 5 Điều 20 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn:
“5. Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo hướng dẫn tại Thông tư này kể từ thời điểm hiệu lực của Thông tư.”
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên thì trường hợp Công ty thực hiện việc chiết khấu thương mại (giảm trừ trên hóa đơn) cho khách hàng là hộ khoán mua hàng với khối lượng lớn thì Công ty có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định. Việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán được thực hiện kể từ ngày 01/8/2021 (hiệu lực của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính).
Câu 3: 
– Câu hỏi: Vướng mắc về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn ở nước ngoài? Cá nhân kê khai, nộp thuế ở Cục Thuế hay Chi cục Thuế?
– Câu trả lời:
Tại điểm đ, điểm e khoản 6; khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định:
“6. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp sau đây:
… đ) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đầu tư vốn thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành”.
… e) Cá nhân có thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; nhận thừa kế, quà tặng là tài sản khác (trừ bất động sản; tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng) tại nước ngoài thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có quy định về nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú đối với một số khoản thu nhập từ nước ngoài như: thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, …(điểm e, khoản 6 Điều 11) nhưng chưa có quy định cho trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán tại nước ngoài. Do đó, TCT ghi nhận vướng mắc của Cục Thuế phản ánh để trình cấp có thẩm quyền khi sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật cho đầy đủ.
6.4. Quyết toán thuế TNCN
Câu 1: 
– Câu hỏi: 3. Công ty chúng tôi có người lao động nước ngoài làm việc. Trong 2 năm họ có 18 tháng làm việc tại trụ sở chính tại Bắc Ninh, công ty đã kê khai, trích, nộp thuế TNCN hàng tháng đầy đủ tại kho bạc tỉnh Bắc Ninh, sau đó chuyển công tác vào chi nhánh tại Hồ Chí Minh và đã làm được 6 tháng, công ty đã kê khai, trích, phân bổ thuế và nộp thuế TNCN vào kho bạc thành phố Thủ Đức hàng tháng. Vậy bây giờ họ muốn quyết toán (cá nhân tự quyết toán, họ chưa từng quyết toán) và dời khỏi việt nam thì phải làm ở đâu và như thế nào ạ.
– Câu trả lời: Câu hỏi của Công ty chưa có đầy đủ dữ kiện về thời gian cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và thời gian cá nhân về nước. Tuy nhiên, về nguyên tắc,đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, tính trong năm dương lịch dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì cá nhân kê khai quyết toán thuế như sau:
– Tại điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
d.3) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây:
Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.”
– Tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
“b) Cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này bao gồm:
b.1) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại một nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên bao gồm cả trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thi cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm. Trường hợp không xác định được nguồn thu nhập lớn nhất trong năm thì cá nhân tự lựa chọn nơi nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức chi trả hoặc nơi cá nhân cư trú.
b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.”
– Tại điểm a.5 khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 (mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai) tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, tính trong năm dương lịch dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm tính thuế đầu tiên (được xác định là 12 tháng liên tục kể từ tháng đầu tiên có mặt tại Việt Nam) cá nhân thuộc diện khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Năm tính thuế thứ 2 cá nhân thực hiện quyết toán theo năm dương lịch, tuy nhiên cá nhân không được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay, mà vẫn phải khai quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế để xác định lại số thuế còn phải nộp cho năm tính thuế thứ 2 do năm tính thuế thứ 2 cá nhân quyết toán thuế thời gian trùng với quyết toán thuế năm tính thuế thứ nhất.
Câu 2: 
– Câu hỏi: Năm 2020 tôi thuộc quản lý của chi cục thuế quận 1, hệ thống etax ghi nhận số thuế tncn nộp thừa. Tôi đã nộp hồ sơ quyết toán 2020 cho chi cục thuế q1 và cả cục thuế tphcm nhưng đều bị cán bộ thuế hai bên từ chối.
Mong muốn được hoàn số thuế tncn này, rất mong cục thuế hướng dẫn và cho tôi xác định nộp hồ sơ qtt 2020 tại chi cục thuế q1 hay cục thuế tp hcm
– Câu trả lời: Câu hỏi của NNT chưa có đủ dữ kiện về trường hợp quyết toán và các nguồn thu nhập để xác định được địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc xác định địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN được thực hiện như sau:
– Tại Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
8. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế là cá nhân có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc loại phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế như sau:
…b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
b.2) Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ hai nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.”
Đề nghị NNT căn cứ quy định nêu trên để xác định được cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2020. Ngoài ra, NNT có thể nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN điện tử. Theo đó, NNT đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử và nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN điện tử theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế (tại trang web canhan.gdt.gov.vn).
6.5. Hoàn thuế TNCN 
Câu 1: 
– Câu hỏi:
1. Tôi được cơ quan thuế q3 chấp nhận hồ sơ vào ngày 26/6 đến nay gần 3 tháng nhưng chưa có thông báo quyết định hoàn thuế. Đã rất nhiều lần gọi, đi lên gặp cán bộ và chỉ được nhận câu trả lời ĐỢI, tuần sau và tuần sau. Tôi biết có rất nhiều hồ sơ nhưng cán bộ chỉ có hứa và không thực hiện, như vậy không được. Tháng 8 gọi lên thì bảo đang hoàn tất các hồ sơ của tháng 5, cứ hẹn lần hẹn lượt xử lý hồ sơ của tôi. Pháp luật quy định các mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền nếu chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN, cũng quy định mức phạt chậm trả của cơ quan thuế khi giải quyết hồ sơ chậm trễ mà lỗi do cơ quan thuế là 0,03%/ngày. Nhưng thực tế không hẳn vậy, nhiều hồ sơ bị kéo dài không biết khi nào mới có kết quả xử lý.
2. Đặt trường hợp khác tôi là người đóng phạt nợ thuế, nhưng cơ quan thuế chưa quyết toán hồ sơ để tôi đóng nợ, như vậy, tiền nợ sẽ bị lãi và lãi cho đến khi có quyết định của cán bộ. Nhà nước, tổng chi cục thuế xem vậy có được không? Tiền nợ tính lãi từng đồng từng ngày nhưng tiền hoàn thuế của dân thì cứ bảo dân đợi, và dân cũng không được nhận tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Chính phủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân, “đại biểu cho toàn dân” có đúng chưa??????
– Câu trả lời:
1. Tổng cục Thuế xin ghi nhận ý kiến phản ánh của NNT về việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN trễ hạn của cơ quan Thuế. Đề nghị NNT cung cấp thông tin về hồ sơ hoàn thuế TNCN cụ thể để Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh kịp thời kiểm tra xác định rõ nguyên nhân, chỉ đạo CCT Quận 3 khẩn trương xử lý hồ sơ hoàn thuế TNCN kịp thời theo quy định.
Thời gian qua, Tổng cục Thuế cũng đã ghi nhận được những phản ánh của NNT liên quan đến tình trạng giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN chậm muộn. Qua tổng hợp số liệu, nhận thấy trong 7 tháng đầu năm 2024 số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN trên cả nước có xu hướng tăng cao (bằng 145% so với cùng kỳ năm 2023). Đặc biệt, hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán tập trung cao điểm vào tháng 4, 5, 6 là một trong những nguyên nhân giải quyết chậm hơn quy định của một số hồ sơ, gây ảnh hưởng cho cả người nộp thuế.
Để giải quyết tình trạng này, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc cơ quan Thuế các cấp đẩy mạnh rà soát các hồ sơ còn tồn đọng, quá thời hạn, thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN theo đúng quy định của pháp luật và Quy trình hoàn thuế. Đồng thời ngành Thuế đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật để đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Mặt khác, để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN được thuận lợi và chính xác hơn, ngành Thuế sẽ tiếp tục tăng cường nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin (eTax Mobile, Icanhan) để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tra cứu thông tin phục vụ kê khai quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN (thông tin các nguồn thu nhập, số thuế đã khấu trừ, thông tin về đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc, các khoản đóng BHXH,…)
Câu 2: 
– Câu hỏi: Hồ sơ quyết toán đã gởi từ tháng 5/2024 đã nhận tin nhắn nộp thành công nhưng chưa được hoàn thuế. Vui lòng kiểm tra và phản hồi lý do
– Câu trả lời: Nội dung trả lời tương tự  nội dung 1 của Câu 1
Câu 3: 
– Câu hỏi: Tôi đã nộp hồ sơ quyết toán thuế cá nhân vào ngày 23/6/2024 cho đến nay vẫn chưa thấy phản hồi lại. Đã 3 tháng rồi. Mong bên CQT giải quyết dùm e ạ.
– Câu trả lời: Nội dung trả lời tương tự  nội dung 1 của Câu 1
6.6. Quản lý thuế 
Câu 1: 
– Câu hỏi: Tôi vừa biết bị khai khống thuế khi kiểm tra thông tin trên app eTax. Tôi đã có email cho phía công ty khai khống theo địa chỉ email trên website công ty nhưng không nhận được phản hồi. Tôi muốn được hỗ trợ xóa phần thuế được khai khống một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất vì tự nhiên bị liên quan vào 1 vấn đề mà không phải lỗi của mình – cá nhân người nộp thuế (tôi đang là nhân viên văn phòng trong giờ hành chính).
– Câu trả lời: Qua theo dõi, nắm bắt thông tin, Tổng cục Thuế có nhận được một số phản ánh của người nộp thuế liên quan đến trường hợp doanh nghiệp sử dụng thông tin của cá nhân (Tên, MST, số CCCD) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế TNDN trong khi không phát sinh trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.
Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, nhằm mục đích gian lận, giảm tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến người nộp thuế là cá nhân khi bị doanh nghiệp tự ý lấy thông tin cá nhân. Căn cứ vào hành vi, mức độ vi phạm thì doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hoặc xử lý hình sự theo quy định tại Điều 200 của Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Thời gian qua, để kịp thời xử lý vấn đề này, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NNT, Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản chỉ đạo toàn ngành (công văn số 1353/TCT-DNNCN ngày 02/4/2024, công văn số 2873/TCT-DNNCN ngày 04/7/2024, công văn số 3874/TCT-TTKT ngày 30/8/2024 và công văn số 3995/TCT-DNNCN ngày 10/9/2024), theo đó, đã chỉ đạo các cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị, tố cáo liên quan đến thông tin cá nhân; xử lý nghiêm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập; tăng cường phối hợp, xác minh đối chiếu giữa các cơ quan thuế tránh trường hợp yêu cầu cá nhân tự liên hệ, tăng thủ tục hành chính cho người nộp thuế.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp ứng dụng eTax Mobile hỗ trợ cá nhân gửi thông tin phản ánh điện tử về việc bị doanh nghiệp kê khai khống/kê khai sai thu nhập đến cơ quan thuế, đồng thời nâng cấp xây dựng chức năng để cơ quan Thuế tra cứu thông tin phản ánh điện tử của cá nhân.
6.7. Khác 
Câu 1: 
– Câu hỏi: Đề nghị xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc, điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Câu trả lời: Theo báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê công bố thì thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2023(theo giá hiện hành) là 4,96 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất-nhóm 5) có thu nhập bình quân là 10,86 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11triệu đồng/tháng) là hơn 2,2 lần so với mức thu nhập bình quân từ 0,5 đến 1 lần); đồng thời cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc cũng gần với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay.
Với mức giảm trừ cho bản thân hiện nay là 11 triệu đồng/ tháng và cho mỗi người là 4,4tr/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng( nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..thì cũng chưa phải nộp thuế TNCN.
Tại khoản 4 điều 1 Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 quy định: “Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo”
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê thì chỉ số CPI năm 2020 tăn 3,23%, CPI nâm 2021 tăng 1,84%, CPI năm 2022 tăng 3,15%, CPI năm 2023 tăng 3,25%. Như vây, CPI biến động chưa đến 20% kể từ thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất (năm 2020). Do đó, theo quy định của Luật thuế TNCN hiện hành thì chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Thuế TNCN điều tiết vào thu nhập của cá nhân. Việc thực hiện chính sách thuế TNCN có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại. Cung với nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế TNCN đã tạo nên quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng rất nhiều các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, thực hiện nhiệm vụ được thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luật số 19-KL/TW của Bộ chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QUốc hội XV, Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể Luật thuế TNCN (trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh, biểu lũy tiền từng phần…) để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung theo Chương trình xây dựng luật của Quốc Hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt nam, cũng như thông lệ quốc tế (dự kiến Chương trình xây dựng Luật vào năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026).
Câu 2:
Câu hỏi:
1. Trường hợp người lao động có 2 mã số thuế:
1. 1 Mã số thuế của Chứng minh nhân dân và 1 mã số thuế của Căn cước công dân
1. 2 Mã số thuế của Căn cước công dân cũ và 1 mã số thuế của Căn cước công dân mới
1. 3 Mã số thuế đều cùng 1 Căn cước công dân
Cần hướng dẫn nlđ đi cơ quan thuế để xử lý như thế nào?
2. Trường hợp cập nhật cập nhật số Căn cước công dân/ Định danh cho người phụ thuộc. Bên Thuế có yêu cầu người lao động cập nhật thông tin này không? Nếu có thì có văn bản và hướng dẫn nlđ tra cứu thông tin và hồ sơ chứng từ cập nhật như thế nào?
3. Người nộp thuế giảm trừ cho Người phụ thuộc (con) sinh viên đạt học. Nhưng từ tháng 06 người con này ra trường và bắt đầu đi làm với thu nhập 8t/ tháng, 6 tháng- cuối năm có tổng  thu nhập 48 triệu. Như vậy binh quân tháng trong năm là  4t/ tháng. Vậy Người phụ thuộc này có đủ điều kiện để giảm trừ từ tháng 1-6( thời gian chưa ra trường) không?
4. Hiện tại công ty nộp hồ sơ khai TNCN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính là Cục thuế Tỉnh Đồng Nai và phân bổ số thuế TNCN phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh theo như hướng dẫn tại Điều 19 của thông tư 80/2021/TT-BTC, vậy tiền hoàn thuế chưa được giải quyết của các năm trước tại các cục thuế chi nhánh Công ty có được thực hiện cấn trừ không? Chi tiết thực hiện như thế nào?
Nếu cấn trừ được, giữa Cục thuế thuộc trụ sở chính và Cục Thuế chi nhánh hệ thống có xử lý được số liệu hay không?
5. Công ty hiện nay đang chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động vào ngày 10 hàng tháng: Căn cứ các điều khoản như trên công ty có các câu hỏi vướng mắc như sau:
+ Ông Nguyễn Văn A được chi trả tiền lương của tháng 07/2024 vào ngày 10/08/2024, và ông A nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) vào ngày 29/08/2024, thuế TNCN được tính biểu thuế nào?
+ Ông Nguyễn Văn B được chi trả tiền lương của tháng 07/2024 vào ngày 10/08/2024, và ông B nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) vào ngày 12/08/2024, các khoản phụ cấp,trợ cấp còn lại từ ngày 01/08/2024 đến 11/08/2024 được công ty chi trả vào ngày 16/08/2024  thì thuế TNCN được tính biểu thuế nào?
– Câu trả lời:
Tại điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý Thuế năm 2019 quy định:
“Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
… b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;…”
– Tại Điều 39 Luật Quản lý Thuế năm 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“Điều 14. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế và các giấy tờ khác như sau:…”
Căn cứ các quy định nêu trên, cá nhân chỉ được cấp 01 MST duy nhất. Trường hợp cá nhân có nhiều hơn 01 MST thì cần phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực MST để đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có duy nhất một MST. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực MST thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019; Khoản 1 Thông tư số 105/2020/TT-BTC. Thời gian CQT giải quyết thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Quản lý Thuế nêu trên.
2. Tại Điều 36 Luật Quản lý thuế cũng quy định việc NNT phải thông báo với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Tại khoản 3 Điều 10; khoản 1 Điều 11 Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn:
“Điều 10. Địa điểm nộp và hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
Địa điểm nộp và hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
3. Người nộp thuế là cá nhân quy định tại Điểm k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân và người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp) nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng chi trả thu nhập) như sau:
a) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập, gồm: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó) và bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Điều 11. Xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả
Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được xử lý theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Người nộp thuế thay đổi các thông tin đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 10 Thông tư này
a) Trường hợp thay đổi thông tin không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế:
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
b) Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế; đồng thời, ban hành Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đã cập nhật thông tin thay đổi.”
Đề nghị cá nhân thực hiện về việc điều chỉnh thông tin đăng ký thuế của NPT theo hướng dẫn tại khoản 3 ĐIều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC nêu trên. CQT thực hiện xử lý theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page