CFO (Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính) là cụm từ thường được sử dụng để nói về vị trí chức danh quản lý tài chính cao nhất và thường chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về các công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
Thu nhập của Giám đốc Tài chính
@tuvanthue Công việc giám đốc Tài chính #cfo #giamdoctaichinh #taichinh #ketoan #botaichinh ♬ nhạc nền – Kế toán
Khi nói về thu nhập của Giám đốc Tài chính, có thể khẳng định rằng đây thường là vị trí có mức lương, thu nhập cao nhất trong các vị trí quản lý về tài chính, kế toán. Tham khảo
Một cá nhân có thể làm kế toán trưởng cho nhiều công ty hay không?
Các công việc của Giám đốc Tài chính
Tùy vào doanh nghiệp khác nhau, có thể yêu cầu công việc với Giám đốc Tài chính sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các công việc thường bao gồm nhưng không giới hạn
Các công việc về Tài chính
- > Xây dựng chiến lược tài chính doanh nghiệp (Huy động, sử dụng vốn và phân phối lãi)
- > Chuẩn hóa chính sách tài chính doanh nghiệp
- > Kiểm soát các hoạt động tài chính, quản trị nguồn vốn, dòng tiền; xử lý vấn đề về tài chính
- > Quản trị rủi ro tài chính (Vốn bằng tiền, hàng tồn kho, nợ phải thu…) và dự báo tài chính
- > Công tác đầu tư tài chính và tham vấn Ban lãnh đạo các quyết định đầu tư, dự án tiềm năng
- > Lập kế hoạch tài chính, triển khai và theo dõi các hoạt động tài chính, kiểm soát ngân quỹ
Các công việc về kế toán
- > Kiểm soát dữ liệu báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính
- > Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ
- > Lập báo cáo quản trị nội bộ…
Các công việc khác
- > Đảm bảo và phát triển nhân sự khối Tài chính kế toán
- > Phối hợp công tác cùng với các Giám đốc thành viên Ban Giám đốc Công ty
- > Thực hiện các công việc được ủy quyền…
Các yêu cầu Giám đốc Tài chính cần đáp ứng
Doanh nghiệp khác nhau có yêu cầu khác nhau cho vị trí CFO. Tuy nhiên thì do đây là vị trí lãnh đạo cấp cao nên về cơ bản thì người làm Giám đốc tài chính thường phải
Có năng lực chuyên môn vững vàng
Do Tài chính – Kế toán là nghề mang tính nghiệp vụ cao, CFO cần có nền tảng kiến thức tốt về các vấn đề tài chính, kế toán và kiến thức thị trường, kinh doanh như
- > Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán,..
- > Đủ số năm kinh nghiệm trong ngành tài chính & đã từng đảm nhận nhiệm vụ Giám đốc tài chính
- > Sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp như ACCA, CFA, CPA…
- > Kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính, đầu tư tài chính
- > Hiểu rõ các quy định pháp luật, các nguyên tắc và chuẩn mực tài chính kế toán, thuế, pháp luật trong kinh doanh, các nguyên tắc của thị trường tài chính…
Ngoài ra, để vận hành thì CFO phải có thêm các kỹ năng bao gồm:
- > Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
- > Kỹ năng xử lý vấn đề
- > Kỹ năng phân tích
- > Kỹ năng giao tiếp; đàm phán…
- > Kỹ năng văn phòng, phần mềm tài chính kế toán, ERP
- > Kỹ năng ngoại ngữ…
Phân biệt Kế toán trưởng và Giám đốc Tài chính
Về mặt pháp lý, theo quy định của pháp luật, nếu như kế toán trưởng là vị trí bắt buộc với phần lớn các đơn vị kế toán thì Giám đốc Tài chính lại không có ràng buộc nào về quyền và nghĩa vụ cụ thể. Trên thực tế, nhiều trường hợp Kế toán trưởng có thể kiêm nhiệm cả các chức năng của giám đốc tài chính.
Về mặt triển khai, có thể tóm tắt lại rằng nếu như kế toán trưởng quản lý vận hành và nghiệp vụ kế toán, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, thông tin quản lý thì CFO lại vượt hơn các quy định pháp lý và thực hiện mục tiêu tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass