Hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ với cá nhân

6065

Về vấn đề cá nhân cung cấp dịch vụ, hiện nay vấn đề này vẫn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa rõ ràng. Tuy nhiên theo quan điểm của Manabox, công ty được phép ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân vì

  • Tại Bộ Luật dân sự năm 2015, điều 513 không xác định đối tượng cung cấp dịch vụ phải đăng ký kinh doanh: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”
  • Bộ Luật thương mại có đề cập tại điều 3 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác…” nhưng cũng xác định về nguyên tắc ngoại trừ cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể là tại điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại… bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác…”

Mua hàng hóa dịch vụ của cá nhân chi phí không có hóa đơn

Một số sự khác biệt giữa 02 loại hợp đồng

Hợp đồng lao động Hợp đồng dịch vụ
Chịu sự điều chỉnh của Luật lao động và các văn bản liên quan đến lao động Chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự. Luật thương mại và các luật có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ cung cấp

(Ví dụ: Dịch vụ kế toán liên quan đến Pháp luật kế toán)

Người lao động chịu sự quản lý của chủ lao động về thời gian làm việc, nội dung công việc và kết quả của công việc Bên cung cấp dịch vụ không chịu sự quản lý của bên mua dịch vụ, chỉ chịu trách nhiệm với kết quả hoàn thành dịch vụ cung cấp mà
Hợp đồng ký kết là hợp đồng lao động, phải có các nội dung theo quy định của Bộ Luật lao động như: Các loại bảo hiểm, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, …

Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ liên quan về bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN,…)

Hợp đồng ký kết là Hợp đồng dịch vụ, nội dung hợp đồng do 2 bên tự thỏa thuận, miễn là không vi phạm pháp luật. Không phải đóng BHXH, BHYT,…
Việc yêu cầu giấy phép hành nghề (nếu có, tùy lĩnh vực) là quyền của người sử dụng lao động Nếu dịch vụ yêu cầu giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, bên cung cấp dịch vụ phải đáp ứng điều kiện

Về nghĩa vụ thuế tham khảo tại newsletter dưới đây

Hợp đồng dịch vụ ký với cá nhân

Tuy nhiên, do vấn đề này không rõ ràng nên công ty có thể tham khảo tới cơ quan quản lý tại địa phương.

Biên soạn: Đỗ Thị Thúy Hường – Tư vấn viên

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass Email Address  

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091

Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/

Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan

Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200

Website: https://gonnapass.com

Hotline/ Zalo : 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page