Hệ số K trong quản lý rủi ro hóa đơn điện tử? Mẫu công văn giải trình

12575

Hệ số K hóa đơn điện tử được hiểu như thế nào cho đúng? Tham khảo công văn số 2392/TCT-QLRR năm 2023 và ví dụ phân tích của cơ quan thuế dưới đây để hiểu đúng về hệ số này. Có thể hiểu, mục tiêu cơ bản của kiểm soát hệ số K là kiểm soát tình trạng xuất khống hoá đơn.

Thảo luận với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/share/p/12GgVzEo1Nk/

Hệ số K là gì

Hệ số K là một tham số dùng để kiểm soát rủi ro về hóa đơn trên cơ sở xác định tỷ số của

Tổng giá trị hàng hóa bán ra với Tổng giá trị hàng tồn kho và Giá trị hàng hóa mua vào

Ví dụ

Tại công văn của Tổng Cục thuế

Doanh nghiệp có rủi ro gì khi ngành thuế áp dụng hệ số K

Theo công văn số 2392/TCT-QLRR ngày 14/6/2023, Tổng cục thuế chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn. Trong đó, Tổng cục Thuế có nêu đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn xuất hóa đơn khống:

  • Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
  • Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K. Theo thông tin tham khảo, nếu dữ liệu tính toán có hệ số K vượt mức, doanh nghiệp sẽ bị liệt kê vào “Danh sách người nộp thuế thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn”, Người nộp thuế (NNT) thuộc danh sách này có thể bị xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định. Cơ quan thuế sử dụng chức năng đã có khi triển khai phần mềm HĐĐT để thông báo ngừng/tiếp tục sử dụng hóa đơn (đáp ứng quy định tại Điều 16, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Các bước giải trình hóa đơn bất hợp pháp (Có ví dụ) – Illegal invoices

Mẫu công văn giải trình

Xem tại bài viết

Mẫu công văn giải trình hệ số K Giá trị hàng hóa bán ra và giá trị tồn kho?

Một số bất cập của hệ số K

Với mục tiêu kiểm soát gian lận về hóa đơn, việc tính toán cơ bản hệ số K là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tục các trường hợp doanh nghiệp nhận được văn bản từ các cơ quan quản lý thuế yêu cầu giải trình “Hệ số K”, ví dụ dưới đây:
Một trong những nhược điểm lớn nhất là việc tính toán hệ số K chỉ dựa theo logic toán học. Do hệ số K được máy móc tính mà không xem xét tới các yếu tố điều kiện khác, việc vận dụng máy móc hệ số này có thể gây nhiều thủ tục phát sinh phiền phức, mất thời gian, tiền bạc và công sức của nhiều doanh nghiệp. Ví dụ, một số loại hình doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gia công có doanh thu cao hơn nhiều lần so với giá trị hàng tồn kho đầu vào thì chắc chắn rơi vào danh sách rủi ro kể cả trong điều kiện kinh doanh bình thường và hợp pháp.

Cơ sở pháp lý: 

Theo quy định tại Nghị định 123/NĐ-CP Điều 16. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

đ) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

g) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn (Bộ tiêu chí của Tổng Cục thuế)

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page