[Phân tích tài chính CPA] Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn

4300

Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn

1. Ý nghĩa và chỉ tiêu phân tích

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan.

Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đánh giá trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp.

Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn ở những khía cạnh khác nhau nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu quả chung.

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế – tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là với số vốn đã huy động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn chặt với hiệu quả sử dụng vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được hiệu quả hoạt động tài chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Bằng việc xem xét hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc xem xét hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả hoạt động tài chính hiện hành với quá khứ mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như các nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả phù hợp. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu tổng quát (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể) phản ánh được các mặt biểu hiện khác nhau của hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu này cũng phản ánh được hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản, từng loại vốn – kể cả tổng số và phần gia tăng.

Trên thực tế, có khá nhiều cách thức tiếp cận hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, và do vậy, có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, để đo lường và đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu phương pháp sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí của vốn dưới đây:

– Hiệu suất sử dụng vốn (Sức sản xuất của vốn):

Hiệu suất sử dụng vốn  là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn tham gia vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ hiệu quả suất sử dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Mở ảnh

Tuỳ theo mục đích phân tích, “Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh” có thể tính theo một trong các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng, tổng số luân chuyển thuần…;  “vốn” chính là số vốn  tham gia vào kinh doanh, biểu hiện dưới hình thái vật chất (tài sản, lao động, tư liệu lao động…) hay nguồn hình thành vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay).

– Khả năng sinh lời của vốn:

Khả năng sinh lời của vốn là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu “Khả năng sinh lời của vốn” càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ, chứng tỏ khả năng sinh lợi càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.

Mở ảnh

Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích, tử số của công thức “Khả năng sinh lời của vốn” có thể là lợi nhuận gộp về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay…

– Suất hao phí của vốn:

Suất hao phí (hay mức hao phí) của vốn là chỉ tiêu cho biết: để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn đầu vào. Trị số của chỉ tiêu “Suất hao phí của vốn” tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Mở ảnh

Ngoài các cách tính trên, khi phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh đầu ra phản ánh lợi nhuận với đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Với cách so sánh này, các nhà quản lý sẽ nắm được: để có một đơn vị lợi nhuận, doanh nghiệp phải thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất, bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần hay bao nhiêu đơn vị luân chuyển thuần, … Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Về thực chất, đây là một hình thái biểu hiện khác của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của vốn” ở trên.

Khi xác định các chỉ tiêu, cần lưu ý rằng: các chỉ tiêu đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay lợi nhuận là kết quả của cả kỳ kinh doanh; còn các chỉ tiêu phản ánh yếu tố vốn đầu tư đầu vào được xác định theo số bình quân của kỳ phân tích. Trị số bình quân của vốn  đầu vào có thể xác định theo nhiều cách khác nhau; trong đó, xác định theo trị số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ của các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến. Để đơn giản, trị số của từng bộ phận phản ánh vốn đầu tư đầu vào dưới hình thái vật chất (tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, số lượng lao động…) hay dưới góc độ nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ phải trả…) phải được hiểu là trị số bình quân của kỳ phân tích và được tính theo công thức sau:

Trị số bình quân của từng yếu tố phản ánh vốn đầu vào= Trị số đầu kỳ và cuối kỳ của từng yếu tố / 2

Đối với một số yếu tố đầu vào như số lượng lao động bình quân; số lượng máy móc, thiết bị bình quân;… phải dựa vào thời gian có mặt thực tế để xác định.

Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng quát đã nêu (sức sản xuất, sức sinh lợi, suất hao phí), tuỳ thuộc vào mục đích và nội dung phân tích, các nhà phân tích sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng góc độ khác nhau. Trên cơ sở đó, cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà quản lý để đề ra các quyết định phù hợp.

2. Phân tích Hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích Hiệu suất sử dụng vốn được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất của vốn theo từng cách biểu hiện như: hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tốc độ luân chuyển của vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu… Khi tính chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn” ” theo từng cách biểu hiện, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và nguồn tài liệu, tử số (đầu ra phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh) có thể sử dụng số liệu của một trong các chỉ tiêu sau:

– Tổng giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ (thường là 1 năm) bao gồm cả sản phẩm dở dang. Chỉ tiêu “Tổng giá trị sản xuất” được tính bằng tổng giá trị của tất cả sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ (kể cả qui đổi dở dang); trong đó, giá trị của từng loại sản phẩm, dịch vụ được tính bằng cách lấy số lượng sản phẩm, dịch vụ từng loại nhân (x) với giá bán đơn vị sản phẩm, dịch vụ từng loại.

Hiệu suất sử dụng vốn theo từng yếu tố đầu vào tính theo tổng giá trị sản xuất sẽ cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vị tổng giá trị sản xuất.

– Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Chỉ tiêu này được phản ánh ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mã số 10). Khi tính sức sản xuất theo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, các nhà quản lý biết được để thu được một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra mấy đơn vị yếu tố đầu vào.

– Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh:

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh tổng số doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động chính trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng (+) số liệu của chỉ tiêu 3 “Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Mã số 10) và số liệu của chỉ tiêu 6 “Doanh thu hoạt động tài chính” (Mã số 21) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tính sức sản xuất theo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý biết được: để thu được một đơn vị doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng vốn” tính theo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh thường được gọi là số vòng quay của các yếu tố (Số vòng quay của tổng tài sản, số vòng quay của tài sản ngắn hạn, số vòng quay của vốn chủ sở hữu…). Để đơn giản, trong các nội dung tiếp theo, khi đề cập đến doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, chúng tôi sẽ gọi tắt là doanh thu thuần.

– Tổng doanh thu và thu nhập

Tổng doanh thu và thu nhập là chỉ tiêu phản ánh quy mô doanh thu, thu nhập mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tổng doanh thu và thu nhập = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu thuần hoạt động tài chính + Thu nhập khác

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (các mã số 10, mã số 21 và mã số 31). Khi tính chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng vốn” theo tổng doanh thu và thu nhập, các nhà quản lý sẽ biết được một đơn vị vốn đầu vào sẽ đem lại mấy đơn vị doanh thu và thu nhập trong kỳ.

Trên đây là một số chỉ tiêu thường được các nhà phân tích sử dụng khi phân tích sức sản xuất của các yếu tố đầu vào. Thông thường, tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, các nhà phân tích sẽ xác định những chỉ tiêu cần sử dụng để phục vụ cho công tác phân tích chứ không phải sử dụng tất cả những chỉ tiêu đã nêu. Những chỉ tiêu như: hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu… là những chỉ tiêu hay được sử dụng nhất.      

Ngoài việc tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn nói trên, đối với một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khái quát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như chỉ tiêu “hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh”, “tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn”, “tốc độ luân chuyển hàng tồn kho”, “tốc độ luân chuyển các khoản phải thu” còn được các nhà phân tích tiến hành xây dựng các phương trình khác nhau để phản ánh các mặt khác nhau cũng như mối quan hệ và tác động của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu. Từ đó, có căn cứ để đề ra các quyết sách quản lý phù hợp. Cụ thể:

  • Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ của mỗi doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách khái quát công tác phân bổ, quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý, có phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh hay không, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng vốn tốt hay không tốt, trọng điểm cần xem xét, quản lý nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN trong kỳ.

* Chỉ tiêu phân tích: Để phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của DN ta sử dụng chỉ tiêu sau:     

Mở ảnh  

HSKD = Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) * Số vòng luân chuyển vốn NH (SVNH)

Trong đó:  (+) SKD được xác định như sau:

Mở ảnh(SKD1, SKD2 …là số dư vốn kinh doanh đầu các tháng, Sn là số dư vốn kinh doanh cuối tháng n)

Mở ảnh(Sđk là số dư vốn kinh doanh đầu kỳ, Sck là số dư vốn kinh doanh cuối kỳ)

(+)  Hđ = (TSNH bình quân:Tổng TS bình quân).

Mở ảnh

Từ đây, ta thấy: để tăng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hệ số đầu tư và số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số đầu tư và số vòng quay của vốn ngắn hạn) đến sự thay đổi của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ.

          Do đặc điểm luân chuyển của vốn ngắn hạn nên khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo sức sản xuất, cần đặc biệt chú ý đến phân tích tốc độ luân chuyển của vốn ngắn hạn. Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Mở ảnh

* Vốn ngắn hạn bình quân: là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn, nó phản ánh lượng tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển. Để đơn giản trong tính toán, chỉ tiêu này được qui định tính như sau:

Tài sản ngắn hạn bình quân tháng= ( Tài sản ngắn hạn đầu tháng + Tài sản ngắn hạn cuối tháng) / 2

Tài sản ngắn hạn bình quân quý = Tổng tài sản ngắn hạn bình quân 3 tháng / 3

Tài sản ngắn hạn bình quân năm = Tổng tài sản ngắn hạn bình quân 4 quý / 4

Trường hợp có số liệu về tài sản ngắn hạn đầu các tháng thì có thể xác định vốn lưu động bình quân quí, bình quân năm như sau:

Mở ảnhTrong đó:

V1, V2,…, Vn là giá trị tài sản ngắn hạn  hiện có vào đầu các tháng.

Vn là giá trị tài sản ngắn hạn cuối tháng n

– n là số tháng trong kỳ.

Trường hợp không có số liệu ở các tháng, có thể tính số vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ bằng cách cộng tài sản ngắn hạn  đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia cho 2. Tài sản ngắn hạn  được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần “Tài sản”, loại A “Tài sản ngắn hạn” (Mã số 100).

Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn cho biết trong kỳ kinh doanh, vốn ngắn hạn quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ, tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn càng nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.

Mở ảnh

(Thời gian trong kỳ: Theo quy ước, thời gian trong kỳ thường lấy tròn ngày (tháng: 30 ngày, quí: 90 ngày và năm: 360 ngày). Sở dĩ khi phân tích lấy tròn ngày vì để đơn giản cho việc tính toán; hơn nữa, trị số của các chỉ tiêu tính theo qui ước (tròn ngày) và tính theo số ngày thực tế của kỳ phân tích không có sự khác biệt đáng kể nên không ảnh hưởng đến kết luận phân tích).

Thời gian của một vòng luân chuyển thể hiện số ngày cần thiết để cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng. Thời gian 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng cao và ngược lại, nếu thời gian 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng dài thì tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn càng thấp.

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn được thực hiện trước hết bằng việc đánh giá khái quát tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Để phân tích khái quát tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển (số vòng luân chuyển, thời gian của một vòng luân chuyển) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét về tốc độ luân chuyển của vốn. Cần chú ý rằng, kỳ gốc thường được sử dụng để so sánh ở đây có thể bao gồm cả kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ trước.

Để đơn giản và thuận tiện khi đánh giá khái quát tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, cần lập bảng phân tích theo mẫu sau:

Bảng 6.14 : Bảng phân tích khái quát tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc
± %
1 2 3 4 5
1. Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn (vòng)

2. Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn ngắn hạn (ngày)

Bảng phân tích trên sẽ cho phép các nhà phân tích dễ dàng đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn  giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Trong điều kiện cho phép, có thể so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn giữa kỳ phân tích với nhiều kỳ gốc khác nhau để có thể nhận định chính xác về xu hướng biến động cũng như độ ổn định của việc biến động tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn.  

Tiếp đến là việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Để bảo đảm đánh giá đầy đủ, chính xác ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, ta phải qui tụ chúng về một mối liên hệ thống nhất thể hiện qua công thức xác định thời gian của 1 vòng luân chuyển (số ngày) bằng cách thay các bộ phận của chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn” vào công thức xác định thời gian 1 vòng luân chuyển :

Mở ảnh

Từ đó ta thấy tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn (thể hiện qua chỉ tiêu “Thời gian một vòng luân chuyển”) chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

– Tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển:

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá trị tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển có quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian của một vòng luân chuyển tức là quan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn. Ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định là giá trị tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển kỳ phân tích, thời gian kỳ phân tích, còn tổng số luân chuyển thuần kỳ gốc.

Gọi ảnh hưởng của nhân tố này đến thời gian của một vòng luân chuyển là ΔV, ta có:

Mở ảnh– Tổng doanh thu và thu nhập:

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố “Tổng doanh thu và thu nhập ” có quan hệ tỷ lệ nghịch với thời gian của một vòng luân chuyển, tức là có quan hệ cùng chiều với tốc độ luân chuyển của vốn. Ảnh hưởng của tổng doanh thu và thu nhập đến thời gian 1 vòng luân chuyển (số ngày) được xác định trong điều kiện các nhân tố đều có trị số ở kỳ phân tích.

Gọi ảnh hưởng của tổng doanh thu và thu nhập đến thời gian của một vòng luân chuyển là ΔR, ta có:

Mở ảnh

Thời gian kỳ phân tích là chỉ tiêu cố định, không thay đổi; do vậy, nhân tố này không ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn (ảnh hưởng bằng không).

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn sẽ góp phần giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều doanh thu, giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Cụ thể, khi tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn tăng, với số tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển như cũ, doanh nghiệp sẽ làm ra được một lượng doanh thu và thu nhập nhiều hơn. Ngược lại, nếu lượng doanh thu và thu nhập không đổi, tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn được nâng lên thì doanh nghiệp chỉ cần lượng tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển ít hơn.

Điều này được chứng minh như sau:

Từ công thức xác định số vòng quay của tài sản ngắn hạn, ta có :

Tổng doanh thu và thu nhập = Tài sản ngắn hạn bình quân x Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn

Qua công thức này, ta thấy nhân tố “Tổng doanh thu và thu nhập” chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: “Tài sản ngắn hạn bình quân” (phản ánh quy mô tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển) và “Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn” (phản ánh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn). Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch, ta tính ra ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng doanh thu và thu nhập:

– Nhân tố tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển:

Ảnh hưởng của nhân tố “Tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển” đến tổng doanh thu và thu nhập bằng: 

Chênh lệch giá trị tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển kỳ phân tích so với kỳ gốc x Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn kỳ gốc

Điều này cho thấy, trong điều kiện tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn không đổi so với kỳ gốc, sự thay đổi của tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng doanh thu và thu nhập. Lượng tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển tăng thì tổng doanh thu và thu nhập sẽ tăng và ngược lại. Mức chênh lệch giá trị tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển kỳ phân tích so với kỳ gốc được tính bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn bình quân kỳ phân tích trừ (-) giá trị tài sản ngắn hạn bình quân kỳ gốc.

– Nhân tố số vòng quay của vốn ngắn hạn:

Ảnh hưởng của số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn đến tổng doanh thu và thu nhập bằng:

Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân kỳ phân tích x Chênh lệch số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

Giả sử số tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển kỳ phân tích không đổi so với kỳ gốc, nếu số vòng quay của vốn  ngắn hạn kỳ phân tích > kỳ gốc, tức là tăng tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn cũng sẽ làm cho tổng doanh thu và thu nhập tăng lên. Ngược lại, trong trường hợp giả định tổng doanh thu và thu nhập không đổi, nếu sô vòng quay của vốn ngắn hạn kỳ phân tích > kỳ gốc thì lượng tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển kỳ phân tích sẽ ít hơn so với kỳ gốc. Mức chênh lệch số vòng quay của vốn ngắn hạn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc được tính bằng cách lấy số vòng quay vốn ngắn hạn kỳ phân tích trừ (-) số vòng quay của vốn ngắn hạn kỳ gốc.

Từ công thức xác định thời gian một vòng luân chuyển, có thể khái quát cách xác định số tài sản ngắn hạn tham gia luân chuyển tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) ở kỳ phân tích so với kỳ gốc như sau:

Mở ảnhTa có :

Mở ảnh

Như vậy, số tài sản ngắn hạn bình quân tham gia luân chuyển chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Tổng doanh thu và thu nhập và thời gian 1 vòng luân chuyển (phản ánh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn). Trong đó, số vốn tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn sẽ là:

Mở ảnh

Cuối cùng, các nhà phân tích cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn nhằm tìm ra biện pháp hữu ích nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, cần đi sâu xem xét các quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ. Bởi vì, muốn đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, doanh nghiệp cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số tài sản ngắn hạn và thời gian lưu lại của tài sản ngắn hạn ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh (cải tiến khâu thu mua, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ, giảm lượng tồn kho…).

Rút ngắn thời gian mà vốn ngắn hạn lưu lại trong từng quá trình chính là việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Việc cung cấp nguyên, vật liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, bảo đảm chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình kinh doanh. Vì thế, tại quá trình cung cấp, cần xem xét mức độ bảo đảm, chất lượng nguyên, vật liệu, tính kịp thời và đồng bộ của việc cung cấp, mức dự trữ hợp lý. Cũng tương tự, quá trình tiêu thụ cần xem xét chất lượng sản phẩm, kỳ hạn tiêu thụ, mức độ tiêu thụ từng loại mặt hàng, phương thức tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, các biện pháp khuyến khích tiêu thụ, chính sách sau bán hàng…

Tương tự, ta cần phân tích chi tiết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu là số vòng luân chuyển hàng tồn kho và Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Cụ thể:

Mở ảnh

Trong đó:

Trị giá hàng tồn kho bình quân = (Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân trong kỳ nghiên cứu hàng tồn kho của doanh nghiệp quay được mấy vòng.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (thời gian 1 vòng luân chuyển hàng tồn kho)

Mở ảnh

Mở ảnhChỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Nếu số vòng quay của hàng tồn kho giảm, kỳ hạn hàng tồn kho bình quân tăng tức là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm. Thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ phải tăng chi phí bảo quản, chi phí tài chính nếu như hàng tồn kho được tài trợ bằng vốn vay, có nghĩa thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng sẽ làm giảm khả năng sinh lời, tăng tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, tức là rủi ro tài chính tăng và ngược lại. Trong trường hợp hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm, thời hạn hàng tồn kho bình quân tăng, cần xem xét chỉ rõ nguyên nhân. Có thể doanh nghiệp biết trước giá nguyên vật liệu trong tương lai sẽ tăng hoặc có gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu, từ đó doanh nghiệp có quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu; hay doanh nghiệp dự đoán giá bán của sản phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm dự trữ thành phẩm tăng. Trong những trường hợp đó, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm vẫn được đánh giá là hợp lý.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn và Thời gian thu tiền trung bình

3. Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng sinh lời của vốn (khả năng sinh lợi của vốn; sức sinh lợi của vốn) được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và nguồn dữ liệu. Thông thường, khi xác định khả năng sinh lời của vốn nhà phân tích cần lựa chọn cơ sở dữ liệu về lợi nhuận và vốn bình quân căn cứ vào phạm vi và mục tiêu phân tích:

– Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:

Tử số của công thức “Sức sinh lợi của vốn” tính theo cách này sẽ cho các nhà quản lý biết được một đơn vị vốn đầu tư đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sẽ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận hoạt động tài chính). Số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được phản ánh ở chỉ tiêu 10 “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” (Mã số 30) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

– Lợi nhuận trước thuế:

Sức sinh lợi của vốn tính theo lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ cho các nhà quản lý biết ðược một đơn vị vốn đầu tư đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế thu nhập. Số lợi nhuận trước thuế được tính bằng cách lấy số liệu chỉ tiêu 16 “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” (Mã số 60) cộng (+) số liệu của chỉ tiêu 15 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” (Mã số 51) và chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” (Mã số 52) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

– Lợi nhuận sau thuế:

Với cách tính sức sinh lợi của vốn theo lợi nhuận sau thuế, các nhà quản lý sẽ biết được một đơn vị vốn đầu tư đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lợi nhuận sau thuế được phản ánh ở chỉ tiêu 16 “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” (Mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, tuỳ theo mục đích phân tích, tử số của sức sinh lợi còn được sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, khi phân tích sức sinh lợi của cổ phần thường hay sức sinh lợi của cổ phiếu thường, tử số của sức sinh lợi được tính bằng số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trừ (-) số cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi; hoặc khi phân tích khả năng trả lãi vay (khả năng sinh lợi của lãi vay), tử số là số lợi nhuận trước thuế cộng (+) lãi vay phải trả…

Để phân tích hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu sức sinh lợi, các nhà phân tích cũng tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của vốn đầu tư đầu vào hay sức sinh lợi tính trên đầu ra phản ánh kết quả. Cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua sức sản xuất, khi phân tích sức sinh lợi của vốn, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và nguồn dữ liệu, các nhà phân tích sẽ lựa chọn những chỉ tiêu thích hợp trong số những chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi chứ không nhất thiết phải xem xét, đối chiếu hết toàn bộ những chỉ tiêu phương pháp sức sinh lợi. Một số chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến khi phân tích sức sinh lợi như: sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của doanh thu, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, hệ số lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản, hệ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, hệ số lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay…

Ngoài việc tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh Khả năng sinh lợi nói trên, khi phân tích Khả năng sinh lợi, các nhà phân tích còn đi sâu xem xét tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: chỉ tiêu ” Hệ số sinh lời ròng của tổng tài sản”, ” Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu”… Cụ thể:

– Hệ số sinh lời ròng của tổng tài sản (ROA):

Bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, ta được:

Mở ảnhHay:

Hệ số sinh lời ròng của tổng tài sản = Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh x Hệ số sinh lời hoạt động

             ROA = HsKD x ROS = HsKD x (1- Hcp)

Từ đây, ta thấy: để tăng khả năng sinh lời của tổng tài sản, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời hoạt động. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch thì các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời hoạt động) đến sự thay đổi suất sinh lời của tổng tài sản trong kỳ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, trong chừng mực nhất định, 2 nhân tố này có quan hệ ngược chiều nhau. Thông thường, để tăng hiệu suất sử dụng tài sản, doanh nghiệp phải tăng doanh thu thuần và do vậy, buộc phải giảm giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm. Vì thế, để tăng khả năng sinh lời của tài sản mà vẫn tăng được hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời hoạt động, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng (tăng doanh thu) không phải giảm giá bán.    

–  Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):

Bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với số tổng tài sản và tổng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, ta có:

Mở ảnh

Hay:

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu = Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (Hts/vc) x Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Hskd) x  Hệ số sinh lời hoạt động (ROS)

      ROE  = Hts/vc x HsKD x (1 – Hcp)

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tính theo công thức trên đây, cho thấy: Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời hoạt động (hoặc hệ số chi phí). Do vậy, để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản và tăng khả năng sinh lời hoạt động (giảm hệ số chi phí). Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của tổng tài sản) đến sự thay đổi của khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ.

– Hệ số sinh lời cơ bản của tổng tài sản:

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu “Hệ số sinh lời cơ bản của tổng tài sản” không phụ thuộc vào chi phí lãi vay, tức là không phụ thuộc vào cấu trúc nguồn vốn nên chỉ tiêu này còn được gọi là “Suất sinh lời kinh tế của tài sản”. Bằng cách nhân (x) và chia mẫu số của chỉ tiêu này với doanh thu thuần hoạt động kinh doanh, ta có:

Mở ảnhHay:

Hệ số sinh lời cơ bản của tài sản = Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh x Hệ số sinh lời  hoạt động trước thuế và lãi vay

Bằng công thức này, các nhà phân tích nắm được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời kinh tế của tài sản với hiêu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời  hoạt động trước thuế và lãi vay.

Bên cạnh các chỉ tiêu nói trên, khi phân tích hiệu quả kinh doanh qua sức sinh lợi của vốn, các nhà phân tích còn chú trọng xem xét thêm một vài chỉ tiêu sau đây:

– Hệ số sinh lời của vốn cổ phần thường (Return on common equity – ROCE):

Phản ánh mức lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi đơn vị vốn đầu tư của họ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Mở ảnh– Hệ số sinh lời của cổ phiếu thường (Earnings per common share – EPS):

Phản ánh mức lợi nhuận mà các cổ đông thường thu được trên mỗi cổ phiếu thường là bao nhiêu:

Mở ảnh– Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (Price/Earnings Ratio):

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị lợi nhuận mà mỗi cổ phiếu thu được tương ứng với mấy đơn vị giá cổ phiếu trên thị trường.

Mở ảnh– Mức chi trả cổ tức so với lợi nhuận cổ phiếu (Dividend Payout):

Phản ánh tỷ lệ cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu thường so với lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, chứng tỏ cổ tức chi trả càng cao, số lợi nhuận giữ lại hoặc phân phối cho các lĩnh vực khác càng thấp và ngược lại. 

Mở ảnh– Mức cổ tức so với giá thị trường cổ phiếu (Dividend Yield):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng thị giá cổ phiếu đem lại cho chủ sở hữu (cổ đông) mấy đồng cổ tức: 

Mở ảnh­– Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách:

Phản ánh một đơn vị giá trị sổ sách của chủ sở hữu tương ứng với mấy đơn vị giá thị trường. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ giá trị đồng vốn của chủ đầu tư trên thị trường càng cao và ngược lại.

Mở ảnhTrong đó, giá trị sổ sách của mỗi  cổ phiếu thường được tính theo công thức:

Mở ảnh

4. Phân tích Suất hao phí vốn

Để phân tích suất hao phí vốn, người ta sử dụng các chỉ tiêu như: suất hao phí của tổng số tài sản, suất hao phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay… Khi phân tích, trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh suất hao phí đã lựa chọn phù hợp với nguồn dữ liệu và mục đích phân tích, các nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, tính toán giá trị của các chỉ tiêu và lập bảng phân tích suất hao phí các yếu tố đầu vào.

Bên cạnh tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên các chỉ tiêu phản ánh suất hao phí nói trên, khi phân tích suất hao phí, các nhà phân tích còn đi sâu xem xét tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chỉ tiêu “Suất hao phí của tổng tài sản”, “Suất hao phí của vốn chủ sở hữu”, … Chẳng hạn, phân tích suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế, bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với vốn chủ sở hữu, ta được :

Mở ảnh

Hay:

Suất hao phí của tổng tài sản so với lợi nhuận sau thuế = Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu x Suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế

Từ đây, ta thấy: để giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để giảm hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế. Điều này buộc các nhà quản lý phải xác định được một cấu trúc tài chính hợp lý, vừa bảo đảm vốn cho kinh doanh, vừa bảo đảm an ninh tài chính lại vừa có hiệu quả nhất. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu và suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế) đến sự thay đổi suất hao phí tài sản trên lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, trong chừng mực nhất định, 2 nhân tố này có quan hệ ngược chiều nhau: để giảm hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu buộc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc giảm vốn vay trong khi tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế. Vì thế, để giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế mà vẫn tăng vốn chủ sở hữu và giảm suất hao phí vốn chủ sở hữu trên lợi nhuận sau thuế, đòi hỏi các nhà quản lý phải có các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để sao cho tăng lượng hàng hóa bán ra, giữ nguyên hoặc tăng được giá bán, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận…

5. Phân tích đòn bẩy của DN

Đòn bẩy trong kinh tế doanh nghiệp được giải thích bằng một sự gia tăng rất nhỏ về sản lượng (hoặc doanh thu) có thể đạt được một sự gia tăng rất lớn về lợi nhuận. Một trong những đòn bẩy được các doanh nghiệp thường sử dụng là đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

  1. a) Đòn bẩy kinh doanh là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn so với chi phí biến đổi, ngược lại đòn bẩy kinh doanh sẽ thấp khi tỷ trọng chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Khi đòn bẩy kinh doanh cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh. Về thực chất, đòn bẩy kinh doanh phản ánh tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phát sinh do sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ.

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tồn tại trong doanh nghiệp ở mức độ sản lượng cho sẵn được tính theo công thức:

Mở ảnhTrong đó:

Mở ảnh

Mở ảnh

Đòn bẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng lợi nhuận. Trong các doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí rất cao, biến phí rất nhỏ thì sản lượng hoà vốn rất lớn. Tuy nhiên, một khi đã vượt quá điểm hoà vốn, đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn. Do đó, chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ của sản lượng cũng đã làm lợi nhuận gia tãng rất lớn. Từ ðó, ta có công thức ðo lýờng sự tác ðộng của ðòn bẩy kinh doanh với sự gia tăng lợi nhuận như sau:

Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh x Tỷ lệ thay đổi về sản lượng tiêu thụ

Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp một công cụ để dự kiến lợi nhuận. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng lên và doanh thu đã vượt quá điểm hoà vốn chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu là đã có thể tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận.

Cần lưu ý rằng: Đòn bẩy kinh doanh như “con dao hai lưỡi”, chúng ta biết đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí. Nhưng khi chưa vượt quá điểm hoà vốn, ở cùng một mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao, lỗ càng lớn.

Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản lượng hoà vốn. Khi vượt quá điểm hoà vốn thì đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và nó ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng lợi nhuận.

  1. b) Đòn bẩy tài chính

Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.

Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự  thay đổi của tỷ suất lợi nhuận  sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Mở ảnh

Trong đó:

Mở ảnh

Mở ảnh

Cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận  sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả. Do vậy, thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít so với tiền đáng lẽ chúng được hưởng. Đòn bẩy tài chính được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài chính đến tỷ suất  suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu như sau:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = Độ lớn đòn bảy tài chính (DFL) x Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự  kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

  1. c) Đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ  giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.

Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.

Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp (DTL) = Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh x Độ lớn của đòn bẩy tài chính

Từ công thức đòn bẩy tổng hợp chúng ta có một nhận xét: Một quyết định đầu tư vào TSCĐ và tài trợ cho việc đầu tư đó bằng vốn vay (trái phiếu, vay ngân hàng…) sẽ cho phép xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của chủ sở hữu

Bài viết tham khảo : 

[Phân tích tài chính CPA] Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

[Phân tích tài chính CPA] Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợpnào.
Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass
Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Tham khảo dịch vụ tư vấn từng lần – giải quyết các nỗi lo rủi ro thuế
 Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Facebook: https://www.facebook.com/gonnapassbeyondyourself/
Group Facebook chia sẻ mẫu biểu: https://www.facebook.com/groups/congvanketoan
Group Zalo chia sẻ miễn phí: https://zalo.me/g/xefwrd200
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040

 

avatar
duong

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page