Thuế khi mua phần mềm từ nước ngoài

10878

Thuế khi mua phần mềm từ nước ngoài cần lưu ý về nghĩa vụ thuế nhà thầu hoặc nghĩa vụ thuế ở khâu nhập khẩu phần mềm, bản quyền… Gonna Pass trả lời

1/ Mua phần mềm qua email, online… (Không thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu) 

Khi thanh toán ra nước ngoài cho các chi phí mua phần mềm, doanh nghiệp cần  khấu trừ thuế nhà thầu nước ngoài (Thuế GTGT, thuế TNDN) và phải phân biệt một số trường hợp sau

Nội dung Thuế GTGT Thuế TNDN
Bản quyền phần mềm KCT 10%
Quyền sử dụng bản quyền phần mềm (*) 5% 10%
Dịch vụ phần mềm KCT 5%
Các dịch vụ khác (Thuê phần mềm…) (*) 5% 5%

(*) Đây là trường hợp đặc biệt, xuất hiện khi bên Việt Nam chỉ mua “quyền sử dụng” các phần mềm, thường được biểu hiện qua việc cấp quyền truy cập, quyền sử dụng chương trình… mà không có sự chuyển giao bản quyền (Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền Sở hữu Trí tuệ…)

Tham khảo công văn 81741/CT-TTHT:

“Thuế TNDN: Thu nhập nhà thầu nước ngoài nhận được do cung cấp quyền sử dụng chương trình dạy học trên mạng là thu nhập từ tiền bản quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính thì tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.

+ Thuế GTGT: Việc cung cấp quyền sử dụng chương trình dạy học trên mạng của Công ty nước ngoài nếu không phải là dịch vụ phần mềm theo quy định tại Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin và không phải là chuyển giao công nghệ theo quy định tại Luật chuyển giao công nghệ thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với dịch vụ 5%…”

Thuế nhà thầu dịch vụ điện toán đám mây – FCT for Cloud Service

(**) Tham khảo

Thuế nhà thầu thuê phần mềm nước ngoài

 

2/ Mua phần mềm trực tiếp nhập khẩu, có thực hiện thủ tục Hải quan nhập khẩu

2.1. Nghĩa vụ thuế nhập khẩu

Một số trường hợp, trị giá phần mềm được cộng vào giá trị phần cứng, máy móc nhập khẩu chứa đựng nó để tính thuế

“…5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu. ..”

a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:

a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.

c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.”

2.1. Nghĩa vụ thuế nhà thầu: Tương tự trường hợp nhập khẩu máy móc kèm dịch vụ

Thuế nhà thầu nhập khẩu máy móc kèm dịch vụ tại Việt Nam

Thuế FCT và CIT của công ty nhập khẩu phần mềm

Cơ sở pháp lý:

Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC, thu nhập từ bản quyền sẽ chịu thuế suất FCT 10% CIT.

Thu nhập từ bản quyền sẽ bao gồm thu nhập trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm…

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, dịch vụ phần mềm sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin

+ Tại Điều 3 quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật th nào, có thể được mua bán hoặc chuyn giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

– Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc Hội

+ Tại Điều 2 Giải thích từ ngữ như sau:

“2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyn giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyn giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.”

+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyn nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyn sở hữu t tuệ chuyn giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyn sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyn nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”

+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

“Thuế sut 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này…”

– Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

+ Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú ti Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài đ thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

…”

+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định người nộp thuế như sau:

“2. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hoá hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khu tại cho hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:

Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.”

– Tại Khoản 3 Điều 7 hướng dẫn Thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Thu nhp từ tiền bản quyền là khoản thu nhp dưới bất k hình thức nào được trả cho quyn sử dng, chuyển quyền sở hữu trí tu và chuyển giao công ngh, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dng, chuyn giao quyn tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm: chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: chuyn giao công ngh, bản quyền phần mềm).

“Quyền tác giả, quyn chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, Chuyển giao công nghệ quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyn giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

…”

+ Tại Điều 12 quy định thuế GTGT như sau:

Điều 12. Thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng

x

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

1. Doanh thu tính thuế GTGT

a) Doanh thu tính thuế GTGT:

Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, k cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh

STT

Ngành kinh doanh

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT

1

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

5

2

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

3

3

Hoạt động kinh doanh khác

2

…”

+ Tại Điều 13 quy định thuế TNDN như sau:

“Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.

Số thuế TNDN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNDN

x

Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

1. Doanh thu tính thuế TNDN

a) Doanh thu tính thuế TNDN

Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

2

Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

5

Riêng:

– Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

10

– Dịch vụ tài chính phái sinh

2

8

Thu nhập bản quyền

10

…”

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/Gonnapasscom/

Website: https://gonnapass.com

Hotline: 0888 942 040

avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page