Thuế tối thiểu toàn cầu và những hiểu biết cơ bản

8169

Trước thực trạng giao dịch nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia chiếm tỷ trọng cực lớn, trên 30% giá trị thương mại toàn cầu, rủi ro trốn, tránh thuế có thể gây thất thu lớn tới Ngân sách. Nguyên nhân của thực trạng này do Xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS – Base Erosion and Profit Shifting), được hiểu là hành vi “trốn thuế/tránh thuế” của người nộp thuế thông qua việc doanh nghiệp chuyển lợi nhuận sang những nước, vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hoặc bằng không. Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT – viết tắt từ Global Minimum Tax) là loại thuế được đưa ra trong bối cảnh này.

Cập nhật 15/12/2023: Nghị quyết 107/2013/QH15 về thuế tối thiểu toàn cầu

2023_107_Nghi quyet Thue toi thieu toan cau – MNB

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 120/TB-VPCP về thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động và ảnh hưởng đối với Việt Nam cũng như thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD

1/ Đối tượng áp dụng

Có thể hiểu, thuế này đánh vào các công ty với đặc điểm là

  • Hoạt động đa quốc gia  (MNE) thực hiện Đầu tư vào những nước có mức thuế suất thấp
  • Doanh thu lớn (Doanh thu năm của Công ty mẹ tối cao (Ultimate Parent Entity – UPE)  từ 750 triệu Euro trở lên trong ít nhất 02 năm tính trong 04 năm tài chính ngay trước năm thực hiện)
  • Loại trừ: Tổ chức của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ đầu tư hoặc quỹ hưu trí; Công ty thành viên à Doanh thu trung bình < 10 triệu EUR và thu nhập trung bình hoặc lỗ < 1 triệu EUR; Thu nhập từ vận tải quốc tế

2/ Nội dung

OECD đã ban hành Quy tắc mẫu theo các nguyên tắc được thống nhất trong Khung giải pháp. Trụ cột 2 trong Khung giải pháp về thuế toàn cầu được đưa ra nhằm mục đích hạn chế việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN quá mức nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thông qua việc thiết lập một mặt bằng thuế suất chung cho tất cả các quốc gia. Nội dung chính của Trụ cột 2 này có thể tóm tắt 1 số điểm

  • Quy định Tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (Income Inclusion Rule IIR)
  • Quy định lợi nhuận chịu thuế dưới mức tối thiểu (Undertaxed Payment Rule UTPR)
  • Quy định Khấu trừ tại nguồn tối thiểu (The Subject to Tax Rule STTR)
  •  Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (Qualified Domestic Minimum Top-up tax QDMTT)

3/ Các bước tính thuế bổ sung của Tập đoàn MNE

B1: Xác định đối tượng áp dụng: Xác định các Tập đoàn MNE thuộc đối tượng áp dụng (loại trừ các đối tượng dưới ngưỡng doanh thu và thu nhập: Căn cứ thu nhập trước thuế trên BCTC loại trừ các Tập đoàn MNE có doanh thu trung bình của Tập đoàn tại Việt Nam trong 3 năm dưới 10 triệu EUR và thu nhập trước thuế trung bình của Tập đoàn tại Việt Nam trong 3 năm dưới 1 triệu EUR)

B2: Xác định thu nhập của Tập đoàn MNE: Thu nhập của Tập đoàn = Tổng thu nhập của các Công ty thành viên – Tổng lỗ của các Công ty thành viên

B3: Xác định thuế đã nộp của Tập đoàn MNE: Thuế đã nộp của Tập đoàn MNE = Tổng số thuế đã nộp của các công ty thành viên trong năm tài chính

B4: Tính thuế suất thực tế của Tập đoàn MNE: Tính toán thuế suất thực tế của Tập đoàn MNE và chọn các Tập đoàn MNE có thuế suất thực tế dưới mức tối thiểu

  • Thuế suất thực tế = Thuế phải nộp / Thu nhập trước thuế theo BCTC

B5: Tính thuế bổ sung của Tập đoàn MNE: Thiết lập mức TNDN tối thiểu là 15% và tính thuế bổ sung mà Tập đoàn MNE phải nộp về nước có Công ty mẹ đóng trụ sở chính

Thuế bổ sung của MNE: Thu nhập tính thuế bổ sung * Thuế suất bổ sung

  • Thu nhập tính thuế bổ sung = Thu nhập trước thuế theo BCTC – 10% * Chi phí tiền lương – 8% * Giá trị tài sản hữu hình
  • Thuế suất bổ sung = Thuế suất tối thiểu (15%) – Thuế suất thực tế

Phân bổ thuế bổ sung của công ty thành viên = Thuế bổ sung của MNE x Thu nhập trước thuế của công ty thành viên x Thu nhập trước thuế của Tập đoàn MNE

Ví dụ: A Corporation là tập đoàn ở Nhật Bản có 03 công ty con tại Việt Nam là A1, A2, A3

  1. Thuế phải nộp của Tập đoàn tại Việt Nam: X (= x1 + x2 + x3)
  2. Thu nhập trước thuế Tập đoàn tại Việt Nam: Y (= y1+y2+ y3)
  3. Thuế suất thực tế ETR: R = X/Y
  4. Thuế suất bổ sung: ΔR=15%-R
  5. Thu nhập cơ bản gắn với tài sản hữu hình và lao động: SBIE = 10% x Z+ 8% x W (Một số file tính xác định tỷ lệ chung của 2 chi phí này là 5%)
  • Chi phí tiền lương của Tập đoàn tại Việt Nam: Z (= z1+ z2+ z3)
  • Giá trị tài sản hữu hình (sau khấu hao) của Tập đoàn tại Việt Nam: W (= w1+w2+w3)

–> Thuế bổ sung tại Việt Nam: T= (Y-SBIE)*ΔR

4/ Ảnh hưởng đến Việt Nam 

Dự kiến, các nước có thể thực hiện đưa vào nội luật các quy tắc IIR và UTPR vào năm 2023, 2024. Liên quan đến việc doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một quốc gia phải nộp thêm tiền thuế TNDN tại quốc gia đó đối với phần thu nhập từ nước ngoài, thực tế đã đựợc quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã ký và Luật thuế TNDN

Trừ thuế đã nộp ở nước ngoài – PIT paid oversea

Với chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện nay của Việt Nam, có thể thấy việc tham gia thực hiện Trụ cột 2 này sẽ có tác động làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua chính sách ưu đãi thuế TNDN. Ví dụ như theo số liệu của Tổng cục Thuế tổng hợp đối với các công ty con của Tập đoàn Samsung và Intel trong 3 năm từ 2018-2020 cho thấy: thuế suất hiệu quả của 04 công ty con của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam chỉ từ 2,88% đến 4,71%, của Intel chỉ từ 2,77% đến 5,94%, do đó thuế suất bổ sung mà công ty mẹ phải nộp có thể từ 10,29% đến 12,12% (đối với Samsung) và từ 9,06% đến 12,23% (đối với Intel).

Để trong tương lai để có môi trường đầu tư thu hút thì cần có giải pháp phù hợp trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN tới đây theo hướng:

  • Cho doanh nghiệp được tính bổ sung vào chi phí được trừ một số khoản chi liên quan đến nghiên cứu phát triển (R&D), chi cho nguồn nhân lực chất lượng cao, chi khấu hao nhanh,…
  • Về ưu đãi thuế: Bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi thuế hoặc địa bàn đặc biệt ưu đãi thuế mà có công ty mẹ tối cao đạt mức doanh thu tối thiểu từ 18.000 nghìn tỷ đồng trở lên thì áp dụng mức thuế suất 15% trong suốt thời gian thực hiện dự án, không áp dụng ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế
  • Đề xuất các giải pháp khác ngoài thuế TNDN như tăng mức miễn, giảm tiền thuê đất; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực chất lượng cao…
  • Rà soát lại quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Đầu tư năm 2020 khi sửa Luật thuế TNDN cho phù hợp với bối cảnh hiện nay

“5a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi giảm không quá 50% so với thuế suất ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi không quá 1,5 lần so với thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này và được kéo dài thêm không quá 15 năm và không vượt quá thời hạn của dự án đầu tư.”;

b) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 14 như sau:

“1a. Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng miễn thuế tối đa không quá 06 nămgiảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 13 năm tiếp theo.”;

https://manaboxvietnam.com/tac-dong-cua-thue-toi-thieu-toan-cau-den-hoat-dong-dau-tu-vao-viet-nam/

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page