Tại hội thảo, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc giao dịch vay ngân hàng thương mại có phải là quan hệ Giao dịch Liên kết không?
Điều kiện của khoản vay ngân hàng là giao dịch liên kết
Ngân hàng cũng là doanh nghiệp và thuộc đối tượng điều chỉnh của điểm d), khoản 2, Điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP nên hoạt động vay của ngân hàng là giao dịch liên kết nếu đáp ứng 02 điều kiện là
+ Vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay
+ Vốn vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay
Một số lưu ý
Thông tin về Vốn chủ sở hữu và tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn tại thời điểm nào được sử dụng để xác định mối quan hệ liên kết?
Tham khảo CV5224/TCT-TTKT trả lời cho cục thuế Bắc Ninh, theo đó, được tính theo Số dư tại thời điểm phát sinh khoản vay
Xem thêm câu trả lời của cục thuế tỉnh Bắc Ninh
Xác định nợ trung và dài hạn? Trường hợp không phát sinh nợ trung và dài hạn?
(Cập nhật) Ngày 25/3/2022, Tổng Cục thuế có công văn số 915/TCT-TTKT nêu rõ, nếu không có nợ trung và dài hạn (trường hợp thường gặp) thì không áp dụng quy định tại trường hợp này để xét đến bên liên kết.
Trước đó, cục thuế tỉnh Khánh Hòa đã có công văn giải thích tương tự
Cần lưu ý có sự thay đổi so với quy định trước đây tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP và thông tư 66/2010/TT-BTC khi xem xét mối quan hệ liên kết, vì trước đây khoản vay chỉ cần xét so sánh với vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay.
Ảnh hưởng đến điều kiện để chi phí lãi vay được trừ
Tham khảo thêm tại: https://gonnapass.com/ban-hoi-gonna-pass-tra-loi-chi-phi-lai-vay-khong-duoc-tru-cua-cac-ben-co-giao-dich-lien-ket-theo-nghi-dinh-202017nd-cp-duoc-tinh-nhu-the-nao/
Khi xác định là doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay KHÔNG được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN ngoài các quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC cho chi phí lãi vay như:
1, Không thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
2, Không có đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.
3, Chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
4, Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế (ví dụ như Tổng giám đốc, giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên trong trường hợp này) vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Theo nghị định 132/2020/NĐ-CP, điều 16, khoản 3:
“Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.”
Cơ sở pháp lý: Nghị định 132/2020/NĐ-CP
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay
Theo luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Tham khảo các bài viết khác có liên quan
Biên soạn: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.