Các hướng dẫn về chính sách giảm thuế GTGT thường gặp

1013

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chính sách giảm thuế GTGT từ 10% về 8% tại Việt Nam và hướng dẫn trả lời một số đáp án.

Về đối tượng nào được giảm thuế GTGT?

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Một số hướng dẫn riêng (Có thể liên hệ thêm với chúng tôi)

Với hàng hóa dịch vụ không tách riêng được

Xem công văn 5435/TCT-CS: Trường hợp Công ty sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu Công ty không xác định được theo mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà Công ty sản xuất, kinh doanh.

Với phế liệu, phế phẩm, thanh lý tài sản

Xem công văn 902/TCT-CS

Căn cứ quy định trên, thép phế liệu không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Xem công văn 6420/CT-TTHT

Trường hợp Công ty có tài sản thanh lý thì Công ty đối chiếu các tài sản chuẩn bị thanh lý nếu không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP và không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Với hoạt động đặc thù

Xem công văn 3522/TCT-CS: Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời điểm lập hóa đơn đặc thù theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, NĐ 123/2020/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh được giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022/NĐ-CP.

Với hoạt động thu hộ hãng vận tải nước ngoài:

Xem công văn 3522/TCT-CS: Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.

Với hoạt động cho thuê tài sản

Xem công văn 1587/TCT-CS

Trường hợp công ty Điện lực ký hợp đồng cho thuê trụ điện với các đơn vị kinh doanh viễn thông thì đây là hoạt động cho thuê tài sản thông thường, không thuộc hoạt động kinh doanh BĐS, nên thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo NĐ 15/2022/NĐ-CP.

Xem công văn 4084/TCT-CS

Trường hợp hoạt động kinh doanh của đơn vị thuộc nhóm dịch vụ cho thuê kho chứa xăng dầu (thuộc mã ngành 5210901-Dịch vụ kho bãi và lưu giữ khí ga và chất lỏng) và dịch vụ cho thuê cầu bến cảng (thuộc mã ngành 5229100-Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển) thì không thuộc Phụ lục Ị,II,III nên được giảm thuế GTGT.

Với dịch vụ nhận trước tiền nhiều kỳ, tham khảo

Nhận trước tiền dịch vụ có được giảm thuế GTGT?

Hoạt động xây dựng

Xem tại

https://manaboxvietnam.com/thi-cong-xay-dung-co-duoc-giam-thue-gtgt/

Mặt hàng dây cáp điện

Xem tại

Trích công văn 7375/BTC-TCT của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về việc áp dụng giảm thuế GTGT đối với mặt hàng dây và cáp điện…
– Đối với sản phẩm thuộc số thứ tự 03 (006) nhóm V – Các loại cáp đồng, cáp quang, cáp xoắn đôi.. và số thứ tự 02 nhóm VI – Các thiết bị bán dẫn, đèn điện tử, mạch điện tử và dây cáp điện phục vụ viễn thông thuộc mã HS 85.44 tại Mục B Phụ lục III Nghị định… thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT.
– Đối với sản phẩm là “sản phẩm khác còn lại bằng kim loại chưa được phân vào đâu” thuộc mã 25999 (mã cấp 6 là 259992 “Dây buộc các loại, dây xích, lò xo, đinh, vít bằng kim loại”; mã cấp 7 là 2599921 và 2599922) tại Phụ lục I thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT; trừ sản phẩm “dây và cáp cho truyền điện phân vào nhóm ngành 27230” thuộc nội dung của mã cấp 7 là 2599921 và 2599922 tại Phụ lục I Bộ tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau khi trao đổi với cơ quan liên quan.
Các cục thuế hướng dẫn người nộp thuế đối chiếu hàng hóa, dịch vụ mà người nộp thuế sản xuất, kinh doanh với các nhóm hàng hóa, dịch vụ loại trừ không được giảm thuế tại Khoản 1, Điều 1, nghị định …và Danh mục hàng hóa, dịch vụ tại các Phụ lục I,II,III bàn hành kèm theo Nghị định để thực hiện đúng quy định.

[collapse]

Dịch vụ sửa chữa máy móc

Trích công văn 1670/CTBNI-TTHT

Trường hợp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới đây thì đối tượng được giảm thuế GTGT …như sau:
– Dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị – Mã 33120; Dịch vụ sửa chữa thiết bị điện – Mã 331400; Dịch vụ sửa chữa thiết bị khác – Mã 3319000; Dịch vụ lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp – Mã 33200; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu – Mã 829900 được giảm thuế GTGT.

– Do Công ty không cung cấp chi tiết tên sản phẩm, mã sản phẩm và chi tiết hàng hóa đối với hoạt động bán buôn tổng hợp nên Cục thuế hướng dẫn xác định giảm thuế GTGT như sau:

  • + Công ty xác định cụ thể sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do đơn vị bán ra và cung cấp với các thông tin về: Tên sản phẩm; Số hiệu cấp tương ứng theo Danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam tại QĐ 43/2018/QĐ-TTg;
  • + Sau đó, Công ty đối chiếu với tên và số hiệu cấp của sản phẩm, hàng hóa trên các Phụ lục I,II,III của Nghị định … Nếu sản phẩm, hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT thì sản phẩm, hàng hóa của Công ty kinh doanh thương mại thuộc mại thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT và ngược lại…”

[collapse]

Về thời gian áp dụng chính sách giảm thuế GTGT?

Ngoài việc phát sinh hàng hóa dịch vụ trong các giai đoạn chính thức được giảm thuế, một số tình huống khác liên quan đến thời hiệu giảm thuế bao gồm:

Hàng hóa tiêu thụ kỳ trước, lập hóa đơn vào kỳ được giảm thuế

Đối với trường hợp hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ, nghĩa vụ thuế GTGT phát sinh theo quy định về thời điểm tính thuế GTGT trước 1/7/2023 thì không được áp dụng giảm thuế GTGT, kể cả trường hợp hóa đơn được lập từ tháng 7/2023

Tham khảo hướng dẫn tại công văn 2688/BTC-TCT

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc mức thuế suất 10% trong tháng 1/2022 nhưng đến tháng 2/2022 mới lập hóa đơn đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong tháng 1/2022 thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Hàng hóa tiêu thụ kỳ giảm thuế nhưng lập hóa đơn vào kỳ sau khi hết được giảm thuế

Tham khảo hướng dẫn tại công văn 2121/TCT-CS

– Trường hợp Công ty bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) nhưng sau ngày 31/12/2022 mới lập hóa đơn đối với doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ ngày 01/02/2022 đến 31/12/2022 và hoạt động xây dựng, lắp đặt có thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền) được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 nhưng sau ngày 31/12/2022 Công ty mới lập hóa đơn đối với doanh thu xây dựng, lắp đặt đã nghiệm thu, bàn giao: thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm, được áp dụng giảm thuế GTGT theo NĐ15/2022/NĐ-CP và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Hóa đơn điều chỉnh, thay thế

 Với hóa đơn điều chỉnh, thay thế cho các hóa đơn lập trước ngày 1/7/2023 thì thuế suất áp dụng vẫn là mức thuế tại thời điểm hóa đơn gốc (10%) vì hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ, nghĩa vụ thuế GTGT phát sinh theo quy định về thời điểm tính thuế GTGT trước 1/7/2023

Hàng hóa dịch vụ trả lại, chiết khấu, giảm giá

Tham khảo hướng dẫn tại công văn 2121/TCT-CS

– Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng: thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại.

– Trường hợp Công ty áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng và đối với các khoản chiết khấu thương mại của hàng hóa được giảm thuế GTGT với thuế suất 8% đã bán trong năm 2022 nhưng từ 01/01/2023 mới xuất hóa đơn thể hiện nội dung chiết khấu thương mại:

+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo sau ngày 31/12/2022 thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh ở nội dung giá tính thuế, thuế suất thực hiện theo pháp luật hiện hành tại thời điểm lập hóa đơn.

+ Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu sau ngày 31/12/2022 thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% tại thời điểm bán hàng.

Hóa đơn xuất muộn vẫn được giảm thuế (8%)

Hàng hóa, dịch vụ cho, biếu tặng

Hàng hóa, dịch vụ cho, biếu tặng cũng được giảm thuế GTGT tương tự hàng hóa, dịch vụ bán ra, trích công văn 1954/TCT-DNL: Trường hợp Ngân hàng thực hiện hoạt động cho, biếu, tặng bằng hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% không thuộc Phụ lục I,II,III của Nghị định 15/2022 thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 8%.

Hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế về 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn 10%

3. Trường hợp hàng hóa dịch vụ được giảm thuế nhưng đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. (Công văn 1348/TCT-DNL)

Các bước tra cứu nhóm ngành, mặt hàng được giảm thuế GTGT?

Xem tại

Tra cứu mặt hàng giảm thuế GTGT – How to determine VAT rate of goods & Services?

Cách ghi hóa đơn khi áp dụng chính sách giảm thuế GTGT như thế nào?

Các văn bản hướng dẫn về đối tượng, mức giảm và cách ghi hóa đơn khi áp dụng chính sách giảm thuế GTGT được cập nhật liên tục và có thể tham khảo để biết cách ghi hóa đơn chính xác tại

Tra cứu mặt hàng giảm thuế GTGT – How to determine VAT rate of goods & Services?

Đây chỉ là một số câu hỏi cơ bản, nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn hoặc có thắc mắc cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm tại các nguồn thông tin chính thức hoặc liên hệ với cơ quan thuế để được hỗ trợ tốt nhất.

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass


Liên hệ tư vấn dịch vụ Kế toán – Thuế – Đào tạo: Ms Huyền – 094 719 2091
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty TNHH Gonnapass
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Email: hotro@gonnapass.com
Website: https://gonnapass.com
Hotline/ Zalo : 0888 942 040
avatar
admin

Nếu bạn thích bài viết, hãy thả tim và đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

Ý kiến bình luận

You cannot copy content of this page