Chính sách thuế với người lao động đi công tác nước ngoài (cá nhân là người lao động của công ty được cử đi đào tạo tại nước ngoài?) Những khoản nào tính vào TNCT? Nếu tính thì có giới hạn nào về mức chịu thuế không? Nếu không tính thì có ràng buộc gì không?
Gonna Pass trả lời:
Khoản phụ cấp công tác phí, chi phí đi lại, tiền vé máy bay, … của người lao động đi làm việc tại nước ngoài nếu đủ điều kiện được xác định là công tác phí theo chính sách và các quy định về đi công tác của công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của các nhân viên. Phần chi công tác phí vượt mức tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.
Tham khảo công văn 2569/TCT-CS của Tổng cục thuế ngày 08/07/2014:
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp chi phí đi lại, chi phí tiêu vặt của người lao động đi đào tạo tại nước ngoài nếu đủ điều kiện được xác định là công tác phí theo Chính sách và các quy định về đi công tác của công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần chi công tác phí vượt mức quy định tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
…
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp công ty TNHH VARD Vũng Tàu trong năm 2014 có thực hiện chi các khoản tiền tiêu vặt, chi phí đi lại (theo mức khoán) cho các nhân viên của đơn vị đi đào tạo ở nước ngoài phù hợp với hướng dẫn nêu trên thì được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2014.
Tham khảo công văn 3706/CT-TTHT của cục thuế TP Hồ Chí Minh ngày 24/04/2017:
Công văn 1081/CT-TTHT:
Cơ sở pháp lý
- > Thuế TNCN: Tại Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn:
“2. …Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
…đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
… đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
… đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động”.
- > Căn cứ điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC:
“2.9. Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.”
Biên soạn: Nguyễn Thị Minh Tâm – Tư vấn viên – Manabox Việt Nam
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.